THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 996/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 08 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NHÀ QUỐC HỘI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 864/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
về thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban
Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội, Thủ tướng
các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TRƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng
|
QUY CHẾ
HOẠT
ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NHÀ QUỐC HỘI
(ban kèm theo Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ )
Điều 1. Ban
Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) được thành lập
theo Quyết định số 864/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
để chỉ đạo việc thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội tạo lô D, khu
Trung tâm Chính trị Ba Đình, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là
Dự án).
Điều 2. Nhiệm
vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thực hiện theo quy định
tại Điều 2 Quyết định số 864/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2007
của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên được phân công cụ thể
như sau:
1. Trưởng ban:
a) Chỉ đạo, quyết định toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo và chịu
trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được giao;
b) Ủy quyền Phó Trưởng ban hoặc ủy viên giải quyết công việc cụ
thể trong phạm vi ngành, địa bàn thuộc thẩm quyền.
2. Phó Trưởng ban thường trực, Bộ trưởng Bộ Xây dựng:
a) Giúp Trưởng ban phối hợp các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội đôn đốc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về
tiến độ, kỹ thuật và chất lượng xây dựng công trình Nhà Quốc hội;
b) Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng
cho Dự án;
c) Thành lập và chỉ đạo trực tiếp các Tổ công tác giúp việc
theo nhu cầu công việc trong từng giai đọan cụ thể;
d) Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền của Trưởng ban.
3. Phó Trưởng ban, Phó Chủ tịch Quốc hội:
a) Phụ trách các công việc của Dự án liên quan đến Quốc hội, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội;
b) Chỉ đạo Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội
trong việc phối hợp với Bộ Xây dựng, các cơ quan liên quan trong quá trình chuẩn
bị, thiết kế, thực hiện Dự án, bảo đảm công năng của Nhà Quốc hội; đảm bảo tiến
độ và chất lượng Công trình;
c) Giải quyết các công việc theo ủy quyền của Trưởng ban.
4. Ủy viên, Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội:
a) Phối hợp với Bộ Xây dựng trong các công việc liên quan đến
thiết kế, nghiệm thu và bàn giao đưa Công trình vào sử dụng;
b) Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chuyên
môn nghiệp vụ để nhận bàn giao và quản lý, sử dụng Công trình khi hoàn thành;
c) Thực hiện các công việc cụ thể khác khi được Trưởng ban,
Phó Trưởng ban phân công.
5. Ủy viên, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:
a) Đôn đốc quá trình xử lý, ban hành các văn bản liên quan đến
hoạt động của Ban Chỉ đạo và Dự án;
b) Thay mặt Văn phòng Chính phủ đề xuất và đôn đốc, giải quyết
các công việc thuộc thẩm quyền của Văn phòng Chính phủ theo kế hoạch đề ra;
c) Thực hiện các công việc cụ thể khác khi được Trưởng ban,
Phó Trưởng ban phân công.
6) Ủy viên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ chế,
chính sách, bố trí vốn đầu tư xây dựng bảo đảm cho Dự án được thực hiện đúng tiến
độ, phù hợp với quy định hiện hành và những cơ chế đặc thù do Thủ tướng Chính
phủ quyết định;
b) Thay mặt Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc, giải quyết các công
việc thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra;
c) Thực hiện các công việc cụ thể khác khi được Trưởng ban,
Phó Trưởng ban phân công.
7. Ủy viên, Thứ trưởng Bộ Tài chính:
a) Nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ chế,
chính sách tài chính và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán vốn để
Dự án được thực hiện đúng tiến độ, phù hợp với các quy định hiện hành và những
cơ chế đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định;
b) Thay mặt Bộ Tài chính đôn đốc, giải quyết các công việc thuộc
thẩm quyền của Bộ Tài chính theo kế hoạch đã đề ra;
c) Thực hiện các công việc cụ thể khác khi được Trưởng ban,
Phó trưởng ban phân công.
8. Ủy viên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin:
a) Đề xuất, giải quyết công tác liên quan đến phương án bảo tồn
di tích, phối hợp với Bộ Xây dựng trong công tác thiết kế công trình;
b) Thay mặt Bộ Văn hóa – Thông tin đôn đốc, giải quyết các
công việc thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa – Thông tin theo kế hoạch đã đề ra;
c) Thực hiện các công việc cụ thể khác khi được Trưởng ban,
Phó trưởng ban phân công.
9. Ủy viên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng:
a) Giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan trong việc xét duyệt thiết kế, tổ chức xây dựng công trình;
b) Giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện chức năng đại diện chủ
đầu tư Dự án; bảo đảm thiết kế thi công, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
theo các yêu cầu về tiến độ, khối lượng, chất lượng mỹ thuật, an toàn, vệ sinh
môi trường và phù hợp các quy định hiện hành;
c) Đôn đốc, giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Bộ
Xây dựng theo kế hoạch đề ra;
d) Thực hiện các công việc cụ thể khác khi được Trưởng ban,
Phó trưởng ban phân công.
10. Ủy viên, Thứ trưởng Bộ Công an:
a) Phối hợp với Bộ Xây dựng trong công tác thiết kế, thi công
thuộc lĩnh vực an ninh, bảo vệ an toàn và phòng, chống cháy nổ cho công trình;
b) Đề xuất, thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh, đảm bảo
trật tự trị an, phòng, chống cháy nổ trong quá trình thực hiện dự án;
c) Thay mặt Bộ Công an đôn đốc, giải quyết các công việc thuộc
thẩm quyền của Bộ Công an theo kế hoạch đề ra;
d) Thực hiện các công việc cụ thể khác khi được Trưởng ban,
Phó trưởng ban phân công.
11. Ủy viên, Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam:
a) Thực hiện chức năng chuyên môn về khảo cổ học, phối hợp với
Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ Xây dựng trong công việc liên quan đến phương án bảo
tồn di tích;
b) Thay mặt Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đôn đốc, giải quyết
các công việc thuộc thẩm quyền của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam theo kế hoạch
đề ra;
c) Thực hiện các công việc cụ thể khác khi được Trưởng ban, Phó
trưởng ban phân công.
12. Ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
a) Chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng xây dựng công trình
theo kế hoạch đề ra;
b)Tổ chức nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đối với
công tác giải phóng mặt bằng xây dựng công trình và các dự án ngoài công trình
liên quan đến Dự án;
c) Đề xuất các biện pháp và chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên
quan đến cảnh quan và đầu mối hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xây dựng công
trình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Dự án;
d) Giải quyết các công việc khác khi được Trưởng ban, Phó trưởng
ban phân công.
13. Ủy viên, Giám đốc Ban Quản lý dự án:
a) Trực tiếp điều hành các hoạt động của Ban Quản lý dự án
theo đúng chỉ đạo của Ban Chỉ đạo và các quy định của pháp luật;
b) Chịu trách nhiệm thực hiện Dự án đúng quy định về quản lý đầu
tư xây dựng, bảo đảm yêu cầu tiến độ, khối lượng, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật,
an toàn, vệ sinh môi trường;
c) Báo cáo tình hình triển khai công việc của Dự án tại các cuộc
họp của Ban Chỉ đạo;
d) Lập dự toán và quyết toán kinh phí cho hoạt động của Ban Chỉ
đạo trong quá trình thực hiện Dự án phù hợp với quy định hiện hành;
đ) Thực hiện các công việc cụ thể khác khi được Trưởng ban,
Phó trưởng ban phân công.
Điều 3. Nguyên tắc và lề lối làm việc
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, thống nhất
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, các thành
viên Ban Chỉ đạo chủ động lập kế hoạch công tác, trực tiếp theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra, giải quyết các công việc theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất Ban Chỉ
đạo giải quyết, xử lý kịp thời các công việc vượt quá thẩm quyền; chủ động hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra Ban Quản lý dự án triển khai các công việc cụ thể nhằm bảo
đảm thực hiện Dự án đạt yêu cầu chất lượng, tiến độ, hiệu quả và phù hợp với
các quy định hiện hành.
3. Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện Dự án, Ban Quản lý dự
án trực tiếp báo cáo, đề xuất các cơ chế, chính sách và phương án giải quyết,
xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban, Phó trưởng ban và các Ủy viên Ban Chỉ đạo.
4. Ban Chỉ đạo họp thường kỳ hàng quý để đánh giá tình hình thực
hiện tiến độ công trình, giải quyết khó khăn, vướng mắc và đề ra kế hoạch hoạt
động trong từng thời gian. Kết luận của các cuộc họp được thông báo chính thức
bằng văn bản.
Trong trường hợp cần thiết, Trưởng ban quyết định tổ chức các
cuộc họp đột xuất với nội dung và thành phần tùy theo yêu cầu cụ thể của công
việc.
5. Ban Quản lý dự án có trách nhiệm đề xuất nội dụng cuộc họp
để Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban thông qua, chuẩn bị tài liệu liên quan cho cuộc
họp.
6. Thành viên Ban Chỉ đạo vắng mặt trong các cuộc họp phải báo
cáo trước với Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban và phải cử đại diện có thẩm quyền
dự họp. Người được ủy quyền đi họp phải nắm được các công việc liên quan, chịu
trách nhiệm báo cáo lại nội dung cuộc họp với thành viên Ban Chỉ đạo vắng mặt để
theo dõi và giải quyết công việc theo nhiệm vụ đã được phân công.
7. Đối với những trường hợp đột xuất yêu cầu phải xử lý nhanh,
Trưởng ban, Phó trưởng ban giải quyết và thông báo lại cho các ủy viên Ban Chỉ
đạo.
Điều 4. Sử dụng con dấu, phát hành văn bản và lưu giữ hồ sơ.
1. Trong quá trình hoạt động, những văn bản của Ban Chỉ đạo do
Trưởng ban ký được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; những văn bản của
Ban Chỉ đạo do các Phó Trưởng ban ký sử dụng con dấu của cơ quan mình.
2. Những văn bản do các ủy viên Ban Chỉ đạo ký thuộc thẩm quyền
và trách nhiệm được giao, được sử dụng con dấu của cơ quan mình.
3. Tài liệu, hồ sơ của Ban Chỉ đạo được lưu giữ tại Ban Quản
lý dự án.
Điều 5. Kinh phí hoạt động.
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo trong tổng mức đầu tư của Dự
án./.