Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 995/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/07/2021
Ngày có hiệu lực 07/07/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Phước Hiền
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 995/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 07 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20/11/2012;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: s193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã; số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

Căn cứ Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập th;

Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập th, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1243/SKHĐT-KTN ngày 30/6/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh, gồm các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã là một trong bốn thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể không ngừng được củng cố, phát triển, góp phần phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Phát triển kinh tế tập thể nhanh và bền vững, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của người dân và tổ chức tham gia với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng, phát huy tối đa lợi thế các vùng, miền; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; phù hợp với điều kiện, đặc điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Phát triển kinh tế tập thể theo hướng gắn sản xuất, kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm và đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng cộng đồng thân thiện, văn minh, nhất là ở khu vực nông thôn. Tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

4. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã phải dựa trên nội lực của tổ chức là chính, Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã. Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo. Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

5. Phát triển kinh tế tập thể phù hợp với quy luật khách quan, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đi mới sáng tạo và chuyn đi số, xu hướng phát triển và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tiếp thu kinh nghiệm, ứng dụng linh hoạt, hiệu quả mô hình thành công trong tỉnh, trong nước và quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế vợi nhiều mô hình liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng bản chất, các giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút nông dân, hộ kinh tế cá thể, cá nhân và nhiều tổ chức tham gia kinh tế tập thể, hợp tác xã; không ngừng nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững.

2. Mc tiêu cthể đến năm 2030

a) Toàn tỉnh có khoảng 250 tổ hợp tác với 2.500 thành viên; 330 hợp tác xã với gần 300.000 thành viên; 02 liên hiệp hợp tác xã.

b) Số hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 70% trên tổng số hợp tác xã của tỉnh; tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã tốt nghiệp cao đẳng, đại học đạt từ 50%; có khoảng 80% Giám đốc Hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề giám đốc.

c) Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã đạt gần 4.000 người (kể cả số lượng cán bộ quản lý trong hợp tác xã).

d) Doanh thu bình quân của HTX đạt 4.000 triệu đồng/HTX/năm. Lợi nhuận bình quân của HTX đạt 200 triệu đồng/HTX/năm.

đ) Phấn đấu xây dựng tối thiểu 12 hợp tác xã kinh doanh tổng hp theo chuỗi giá trị với quy mô cấp huyện.

e) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2030 tỉnh có khoảng 10% hợp tác xã, tổ hợp tác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nông sản.

f) Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, phấn đấu có khoảng 30% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.

[...]