ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 956/QĐ-UBND
|
Hà
Tĩnh, ngày 15 tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN CẨM XUYÊN ĐẾN NĂM 2040,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày
18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP
ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây
dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD
ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch
xây dựng vùng; quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Căn cứ Quyết định số 4226/QĐ-UBND
ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 528/QĐ-UBND
ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị
tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2030;
Căn cứ Quyết định số 789/QĐ-UBND
ngây 10/3/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Nhiệm vụ, dự toán lập quy hoạch vùng huyện Cẩm Xuyên đến năm
2040, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của UBND huyện Cẩm
Xuyên tại Tờ trình số 228/TTr-UBND ngày 27/01/2021; của Sở
Xây dựng tại Văn bản số 56/BC-SXD ngày 01/02/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cẩm
Xuyên đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
1. Tên đồ án: Quy
hoạch xây dựng vùng huyện Cẩm Xuyên đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Cơ quan tổ chức lập
quy hoạch: UBND huyện Cẩm Xuyên.
3. Nhà thầu khảo
sát, lập quy hoạch: Viện Quy hoạch - Kiến trúc xây dựng Hà Tĩnh.
4. Phạm vi, ranh giới
và thời hạn lập quy hoạch
4.1. Phạm vi, ranh giới: Toàn bộ ranh
giới hành chính huyện Cẩm Xuyên (gồm có 2 thị trấn: Thị trấn Cẩm Xuyên, thị trấn Thiên Cầm và 21 xã: xã Yên Hòa, xã Cẩm Dương, xã Cẩm
Bình, xã Cẩm Vịnh, xã Cẩm
Thành, xã Cẩm Quang, xã Nam Phúc Thăng, xã Cẩm
Thạch, xã Cẩm Nhượng, xã Cẩm Duệ, xã Cẩm Lĩnh, xã Cẩm Quan,
xã Cẩm Hà, xã Cẩm Lộc, xã Cẩm Hưng, xã Cẩm Thịnh, xã Cẩm Mỹ,
xã Cẩm Trung, xã Cẩm Sơn, xã Cẩm
Lạc, xã Cẩm Minh); Với tổng diện tích tự
nhiên: 636,47 km2.
- Phía Bắc giáp thành phố Hà Tĩnh và
huyện Thạch Hà;
- Phía Nam giáp huyện Kỳ Anh;
- Phía Tây giáp huyện Hương Khê, tỉnh Quảng Bình;
- Phía Đông giáp Biển Đông.
4.2. Thời hạn quy hoạch: Ngắn hạn đến
năm 2030, dài hạn đến năm 2040; Tầm nhìn đến năm 2050.
5. Mục tiêu
- Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2015 và Chương trình hành động số
01-CTr/TU ngày 08/12/2020 của Tỉnh ủy về việc thực hiện
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
- Cụ thể hóa đồ án Quy hoạch xây dựng
vùng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030 tầm
nhìn đến năm 2050;
- Phát huy thế mạnh của huyện Cẩm
Xuyên, các tiềm năng về công nghiệp, thương mại dịch vụ du lịch,
văn hóa, sinh thái và cảnh quan để tạo ra bước tăng trưởng kinh tế, nâng cao
vai trò vị thế của huyện Cẩm Xuyên trong phát triển kinh tế
- xã hội.
- Thiết lập các vùng kinh tế động lực,
vùng đô thị hóa tập trung, các cơ sở kinh tế - xã hội (cụm
công nghiệp, du lịch, hệ thống hạ tầng xã hội...) khung hạ tầng kỹ thuật chủ yếu cấp tỉnh, cấp huyện để phát triển kinh tế - xã hội
của cả huyện theo hướng cân bằng và bền vững.
- Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển không gian đô thị - nông thôn vùng huyện, xác định tính chất
quy mô của hệ thống đô thị, lập kế hoạch cải tạo nâng cấp, xây mới, phân loại
đô thị...
- Bảo vệ môi trường, di sản văn hóa-lịch
sử, cảnh quan thiên nhiên. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương.
- Làm cơ sở pháp lý cho công tác lập
và quản lý quy hoạch xây dựng, lập chương trình, kế hoạch triển khai các dự án
trọng điểm trên địa bàn huyện.
6. Tính chất
- Là vùng kinh tế tổng hợp, có vai
trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
- Là vùng có tiềm năng phát triển du
lịch, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, giàu bản sắc văn hóa lịch sử.
- Là đầu mối giao thông quan trọng,
trung tâm thương mại, dịch vụ của vùng đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh.
7. Tầm nhìn
Phát triển kinh tế du lịch biển, du lịch
sinh thái, du lịch cộng đồng homestay, dịch vụ và thương mại làm chủ đạo kết hợp
với phát triển kinh tế nông nghiệp chất lượng cao, tận dụng tối đa cơ sở và bản
sắc văn hóa, tiềm năng kinh tế địa phương, tạo cơ chế thuận lợi thu hút đầu tư,
đón đầu các xu thế phát triển chung của tỉnh, quốc gia và quốc tế để làm cơ sở và động lực phát triển vùng.
8. Dự báo phát triển
vùng
8.1. Các chỉ tiêu kinh tế
Cơ cấu kinh tế:
+ Năm 2040: Nông, lâm và thủy sản:
18,0%; Công nghiệp - xây dựng: 33,0%; Dịch vụ - thương mại: 49,0%.
+ Năm 2050: Nông - lâm - ngư nghiệp
15,0%; Công nghiệp - xây dựng 34,0%; Thương mại - dịch vụ 51,0%.
8.2. Dân số
- Hiện trạng:
Dân số trung bình 149.521 người. Trong đó dân số đô thị 18.159 người.
- Đến năm 2040: Dân số trung bình khoảng
212.427 người, trong đó dân số đô thị đạt 54.873 người.
- Đến năm 2050: Dân số trung bình khoảng
251.421 người, trong đó dân - số đô thị khoảng 73.744 người.
8.3. Đất đai
- Dự báo đất đai năm 2040: Đất phát
triển đô thị tăng thêm 560 ÷ 630 ha; Đất phát triển các điểm
dân cư nông thôn tăng thêm 420 ÷ 460 ha; Đất dịch vụ, công
cộng tăng thêm 380 ÷ 460 ha; Đất du lịch tăng thêm 630 ÷
700 ha; Đất công nghiệp tăng thêm 70 ÷ 110
ha; Đất sản xuất nông nghiệp giảm 1.960 ÷ 2.660 ha.
- Dự báo đất đai năm 2050: Đất phát
triển đô thị tăng thêm 800 ÷ 900 ha; Đất phát triển các điểm
dân cư nông thôn tăng thêm 600 ÷ 650 ha; Đất dịch vụ, công
cộng tăng thêm 550 ÷ 650 ha; Đất du lịch tăng thêm 900 ÷
1.000 ha; Đất công nghiệp tăng thêm 100 ÷ 150
ha; Đất sản xuất nông nghiệp giảm 2.800 ÷ 3.800 ha.
9. Định hướng phát
triển không gian vùng
9.1. Quan điểm phát triển vùng
- Phát triển không gian vùng huyện Cẩm
Xuyên phát triển đa dạng, phù hợp đặc điểm tự nhiên và vị trí địa
lý của 03 vùng sinh thái: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển.
- Phát triển đô thị thị trấn Cẩm
Xuyên trở thành đô thị trung tâm của huyện;
đô thị Thiên Cầm trở thành đô thị động lực cho du lịch biển và vùng phía Đông Bắc của huyện.
- Xây dựng huyện Cẩm Xuyên đạt chuẩn nông thôn mới, tiến tới đạt chuẩn nâng cao và nông thôn
mới kiểu mẫu.
- Phát triển bền vững, có mũi nhọn và
thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu. Tận dụng lợi thế sẵn có về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, cơ sở văn hóa, đầu mối giao thông, phát triển vùng huyện Cẩm
Xuyên bền vững, ổn định, cân bằng từ đô thị đến nông thôn trong sự phát triển chung toàn tỉnh và quốc gia và thích ứng biến đổi khí
hậu toàn cầu.
9.2. Phân vùng phát triển đô thị
a) Thị trấn Cẩm Xuyên:
- Quy mô diện tích: Trên cơ sở diện
tích hiện nay (sau khi sát nhập xã Cẩm Huy cũ vào thị trấn
Cẩm Xuyên) diện tích là 15,53 km2.
- Loại, đô thị: Định hướng phát triển
thành đô thị loại IV.
- Tính chất đô thị: Là trung tâm
chính trị, kinh tế xã hội của toàn huyện; là đô thị nằm
trong chuỗi các đô thị toàn tỉnh và trở thành đô thị kết nối TP Hà Tĩnh và vùng
kinh tế phía Nam của tỉnh.
b) Đô thị Thiên Cầm:
- Quy mô diện
tích: Trên cơ sở diện tích hiện nay thị trấn Thiên Cầm có quy mô là 14,11 km2, kết hợp một phần diện tích các xã
Cẩm Dương và Cẩm Nhượng để hình thành đô thị có quy mô phù hợp với nhu cầu
phát triển.
- Loại đô thị: Định hướng phát triển
thành đô thị loại IV.
- Tính chất đô thị: Phát triển đô thị
Thiên Cầm trở thành đô thị du lịch biển, đô thị động lực cho vùng phía Đông Bắc của huyện, nằm trong Khu du lịch
Thiên Cầm.
9.3. Phân vùng phát triển nông thôn
- Vùng dân cư nông thôn: Vùng dân cư
nông thôn được bố trí trên cơ sở các đồ án quy hoạch chung xây dựng các xã.
Phân bố trên 21 xã với tổng diện tích đất ở tăng thêm đến
năm 2040 khoảng 420÷460 ha; đến năm 2050 khoảng 600 ÷
650 ha.
- Vùng sản xuất nông nghiệp
+ Vùng đồi núi: Từ xã Cẩm Mỹ đến xã Cẩm Minh, phát triển nông nghiệp vườn đồi, trồng cây ăn quả, cây lấy
gỗ, cây dược liệu nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chăn nuôi gia súc gia cầm.
+ Vùng đồng bằng: Gồm diện tích nông
nghiệp của các xã từ Cẩm Thạch, Cẩm Duệ đến Nam Phúc Thăng
và các xã từ Cẩm Hưng đến Cẩm Minh.
Phát triển sản phẩm chủ lực là lúa nước, kết hợp chăn nuôi, áp dụng khoa học
công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản
xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến để chọn,
lai tạo ra giống cây trồng mới, áp dụng
công nghệ tự động hóa vào việc trồng và chăm sóc.
+ Vùng ven biển: các xã từ Yên Hòa đến
Cẩm Lĩnh: phát triển nuôi trồng thủy
sản, cây trồng trên cát và đánh bắt hải sản. Giai đoạn trước
năm 2030 là thủy hải sản, cây lương thực trên cát. Sau 2030 chuyển hướng dẫn từ
nuôi trồng thủy sản sang các dịch vụ hỗ trợ du lịch và các sản phẩm phục vụ du
lịch.
9.4. Phân vùng phát triển công nghiệp
Mở rộng cụm Công nghiệp Bắc Cẩm
Xuyên thêm khoảng 25 ha; Giữ nguyên quy mô Cụm công nghiệp Cẩm
Nhượng; quy hoạch mới 01 cụm công nghiệp khác: Cụm công nghiệp
Nam Cẩm Xuyên tại xã Cẩm Lạc với diện
tích 75 ha. Quy hoạch khu điện gió ở xã Cẩm Lĩnh. Phát triển các Cụm công nghiệp tại quy hoạch chung các xã.
Bên cạnh đó, hiện trạng đã và đang đầu
tư xây dựng khu điện mặt trời tại xã Yên Hòa và xã
Cẩm Hưng.
9.5. Phân vùng phát triển trung tâm
kinh tế
- Trung tâm kinh tế động lực phía Tây Bắc: Khai thác lợi thế giáp ranh đô thị
thành phố Hà Tĩnh, thị trấn Cẩm Xuyên có các tuyến giao
thông lớn đi qua (Quốc lộ 1, Đường vành đai TP) và trường
ĐH Hà Tĩnh, Cụm Công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên được xây dựng. Phát triển thương mại,
dịch vụ đô thị, công nghiệp phụ trợ, Logistic, nông nghiệp chất lượng cao.
- Trung tâm kinh tế động lực phía
Đông Bắc: Khai thác lợi thế bờ biển, thị trấn Thiên Cầm, có Quốc lộ ven biển đi qua, có định hướng Quy
hoạch sân bay, Khu du lịch quốc Gia Thiên Cầm. Phát triển
dịch vụ đô thị biển, dịch vụ Logistic, các dịch vụ cận sân bay, nông nghiệp
trên cát...
- Trung tâm kinh tế động lực phía
Đông Nam: Khai thác lợi thế cảnh quan sông nước, đồi núi,
quỹ đất rộng, có Quốc lộ 1 đi qua phát triển thương mại, Cụm Công nghiệp Nam Cẩm
Xuyên, dịch vụ, các điểm dừng nghỉ chân...
- Trung tâm kinh tế động lực phía
Tây: Khai thác lọi thế cảnh quan núi rừng, hồ đập, thuận lợi
giao thông (có Quốc lộ và Tỉnh lộ đi qua), phát triển kinh tế vườn đồi kết hợp
với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
9.6. Phân vùng
phát triển du lịch
- Vùng du lịch biển: Thuộc khu vực
các đơn vị cấp xã: Yên Hòa, Cẩm Dương, Thiên Cầm, Cẩm Nhượng và Cẩm Lĩnh, với
chiều dài bờ biển 16 km và với 2 đảo nhỏ (Hòn Bớc và Đảo Én), cảnh quan thiên
nhiên đa dạng, có Khu du lịch Quốc gia Thiên Cầm làm trung
tâm phát triển, có nhiều địa chỉ văn hóa tâm linh. Định hướng tổ chức thành
vùng du lịch biển đa dạng với nhiều loại hình dịch vụ nghỉ dưỡng kết hợp thu
hút du khách thập phương: Khách sạn, resort, homestay, các khu thể thao trên
cát, chợ đêm, làng nghề biển, du lịch mạo hiểm,…
- Vùng du lịch cảnh quan thiên nhiên
kết hợp các hồ đập lớn: Cẩm Xuyên có các hồ đập lớn kết hợp
với cảnh quan đồi núi hùng vỹ và những giá trị lịch sử nổi tiếng. Hình thức
phát triển dịch vụ du lịch ở khu vực này là du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng,
du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm.
- Vùng du lịch ven sông: ở khu vực 2
bên tuyến sông chính là sông Gia Hội và sông Rác. Khu vực này phát triển mô
hình du lịch sông nước kết hợp du lịch sinh thái, dịch vụ hai bên bờ sông. Các
tour du lịch trên sông kết hợp phát triển đô thị, các địa
chỉ văn hóa, ẩm thực, di tích, khu du lịch, khu thương mại
làm các điểm đến sẽ làm phong phú thêm loại hình du lịch
cho huyện.
- Các chuỗi du lịch khác:
+ Chuỗi du lịch tâm linh, địa chỉ đỏ:
Với rất nhiều các di tích lịch sử cấp Quốc gia, cấp tỉnh, hình thức du lịch văn
hóa tâm linh, kết hợp với các loại hình du lịch khác đang
là hướng đi đúng đắn cho sự phát triển ngành du lịch nói
chung và du lịch Cẩm Xuyên nói riêng.
+ Chuỗi du lịch cộng đồng: Hình thức
du lịch kết hợp sản xuất với các vươn mẫu, các trang trại, các khu homestay, du lịch trải nghiệm sẽ là hướng
phát triển mới góp phần giới thiệu sản phẩm, phát triển thương hiệu sản phẩm địa
phương đến với du khách, sẽ góp một phần không nhỏ phát triển kinh tế du lịch
cho toàn huyện.
9.7. Phân vùng phát triển hạ tầng xã
hội
- Hệ thống Cơ sở giáo dục, đào tạo:
+ Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề:
Phát triển trường đại học Hà Tĩnh
thành trường ĐH đa cấp, đa ngành, cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức thực tiễn và năng lực phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động của tỉnh Hà Tĩnh.
Đầu tư, nâng cấp trung tâm giáo dục
nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện phát triển theo quy mô phù hợp với
nhu cầu thực tế.
+ Giáo dục phổ thông: Nâng cấp cơ sở
vật chất hệ thống trường theo quy mô dân số theo từng giai
đoạn.
- Hệ thống Cơ sở y tế: Đầu tư, cải tạo,
nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện, nâng cấp cơ sở vật chất Trung tâm y tế Cẩm
Xuyên.
- Hệ thống Cơ sở văn hóa thể dục thể
thao:
Nâng cấp, xây mới các Nhà văn hóa xã,
Nhà văn hóa của thôn và xây dựng mạng lưới công trình thể thao cấp xã, thôn đạt
chuẩn.
10. Định hướng phát
triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
10.1. Định hướng phát triển giao
thông
a) Đường bộ:
- Đường cao tốc: Định hướng quy mô và
hướng tuyến theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam.
- Quốc lộ: Quốc lộ 1 đạt tiêu chuẩn
đường cấp II đồng bằng, Quốc lộ 15B, Quốc lộ 8C đạt tiêu
chuẩn đường cấp III đồng bằng. Riêng các đoạn qua các khu
vực đô thị tuân thủ theo các quy hoạch được phê duyệt.
- Đường tỉnh:
Đường tỉnh 554: Cải tạo, nâng cấp mở
rộng toàn tuyến đạt tối thiểu cấp IV đồng bằng giai đoạn 2020-2040.
- Đường huyện:
+ Đường huyện ĐH.121, Vịnh - Thành -
Quang -Yên Hòa, ĐH.124, ĐH.125, ĐH.126, ĐH.127, ĐH.128, ĐH.129, ĐH.131% ĐH.132,
ĐH.134, ĐH.135: Cải tạo, nâng cấp mở rộng toàn tuyến đạt tối thiểu cấp V đồng bằng
đến cấp II đồng bằng. Riêng các đoạn qua các khu vực đô thị tuân thủ theo các
quy hoạch được phê duyệt.
- Đường liên xã, đường xã: Nâng cấp
toàn bộ mạng lưới đường liên xã, đường xã đạt tiêu chuẩn
nông thôn mới (thực hiện phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn).
+ Giao thông đô thị, Cụm công nghiệp,
Khu du lịch: Được xác định trong quy hoạch xây dựng đô thị, Cụm công nghiệp,
khu du lịch,...
+ Bến xe: Giữ nguyên quy mô bến xe hiện
có tại vị trí nằm phía Nam thị trấn Cẩm Xuyên, bên Quốc lộ 1.
+ Bãi đỗ xe: Tuân thủ quy hoạch bãi đỗ
xe đã được xác định trong các đồ án quy hoạch trên địa bàn huyện đã được phê
duyệt.
b) Đường sắt: Quy hoạch tuyến đường sắt
tốc độ cao đi qua các xã: Cẩm Thạch, Cẩm Duệ, Cẩm Quan, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc và Cẩm Minh.
c) Đường thủy:
- Quy hoạch các tuyến đường sông: Thực
hiện theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy
nội địa tỉnh Hà Tĩnh.
- Cảng, Bến thuyền: Quy hoạch 01 Cảng
cá loại II, 18 bến thuyền và nâng cấp, mở rộng khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu cá hiện có.
d) Cảng hàng không:
Dự kiến quy hoạch 01 sân bay tại xã
Yên Hòa.
10.2. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật
- San nền:
+ Đối với các khu vực đã có quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi
tiết) thì tuân thủ theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
+ Đối với các khu vực chưa có quy hoạch
xây dựng: Chọn cốt xây dựng đảm bảo an toàn cho các khu vực xây dựng, phù hợp với đặc điểm, tần xuất chống lũ, có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu và
nước biển dâng.
- Thoát nước mưa:
+ Lưu vực 1: Gồm một phần xã Cẩm
Mỹ, Cẩm Quan, xã Cẩm Hưng,
Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Hà, Cẩm Lộc, một phần Cẩm Trung;
nước được thu gom thoát ra các trục tiêu chính đổ ra kênh Xô Viết, Hói Nạc,
sông Quèn, sông Gia Hội rồi thoát ra Cửa Nhượng.
+ Lưu vực 2: Gồm các xã Cẩm Lạc, Cẩm Minh, Cẩm Lĩnh và một
phần xã Cẩm Trung; nước được thu gom rồi thoát nước qua hệ thống khe suối hiện
trạng, các trục tiêu chính rồi thoát
ra Sông Rác, kênh Nhà Lê.
+ Lưu vực 3 : Gồm các một phần xã Cẩm
Quang, Cẩm Dương, Nam Phúc Thăng, thị trấn Cẩm Xuyên, thị trấn Thiên Cầm, một phần xã Yên Hòa; nước được thu gom rồi thoát qua hệ thống khe
suối hiện trạng, trục tiêu chính rồi thoát xuống Hói Sóc, sông Gia Hội và Cửa
Nhượng.
+ Lưu vực 4: Một phần xã Cẩm Vĩnh, Cẩm Quang, Cẩm Thành, Cẩm Bình, một phần xã Yên Hòa; nước được thu gom rồi thoát ra các trục tiêu
ở Cẩm Thành - Cẩm Bình, Yên Hòa - Thạch
Hội, Cẩm Quang - Cẩm Bình đổ ra sông Rào Cái tại cống Hoàng Hà sau đó ra Cửa Sót. Một phần đổ ra
sông Cụt (đối với một số diện tích của các xã Cẩm Bình, Cẩm
Thành, Cẩm Quang).
+ Lưu vực 5: Gồm một phần xã Cẩm
Vĩnh, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch,
một phần xã Cẩm Mỹ, Cẩm Quan; nước được thu gom rồi thoát
nước qua hệ thống khe suối hiện trạng rồi thoát xuống các sông Ngàn Mọ, sông
Rào Cái.
10.3. Định hướng cấp điện
- Nguồn điện:
+ Trạm 110kV Cẩm
Xuyên công suất 40MVA, đặt tại xã Cẩm
Hưng. Dự kiến giai đoạn 2021-2025 trạm được
nâng công suất thành (2x40)MVA.
+ Tram 110kV
Hà Tĩnh dự kiến Giai đoạn 2021-2025, đặt tại xã Cẩm
Vịnh.
+ Trạm trung gian 35kV Cẩm Xuyên (thị trấn Cẩm Xuyên).
+ Nhà máy Điện mặt trời ở Yên Hòa có
công suất lắp máy 50 MWp, nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hưng có
công suất lắp máy 29 MWp và một số Nhà máy Điện gió, Điện mặt trời
khác.
- Lưới điện:
+ Lưới trung áp: Xây dựng các tuyến
đường dây trung áp xuất tuyến từ trạm biến áp 110kV Cẩm
Xuyên và trạm biến áp 110kV xây mới Hà Tĩnh.
+ Xây dựng các tuyến đường dây 35kV
và 22 kV.
+ Lưới điện và trạm hạ thế: Trạm hạ
thế trong các Cụm công nghiệp tuân thủ theo thiết kế về quy mô và vị trí theo từng
nhà máy cụ thể; Trong các khu dân cư, đô thị xây mới sử dụng trạm kín kiểu xây
hoặc hợp bộ để đảm bảo mỹ quan đô thị.
10.4. Định hướng cấp nước
- Phân vùng cấp nước sinh hoạt:
+ Vùng 1: Nhà máy nước thị trấn Cẩm
Xuyên định hướng nâng công suất lên 10.000 m3/ng.đ; cấp nước cho thị trấn Cẩm Xuyên và các xã Cẩm Quan, Yên Hòa, Cẩm Dương, Nam
Phúc Thăng, Thị trấn Thiên Cầm, xã Cẩm Nhượng.
+ Vùng 2: Nhà máy nước Bắc Cẩm
Xuyên định hướng nâng công suất từ 2.700 m3/ng.đ lên
5.000 m3/ng.đ, lấy nguồn nước lấy từ hồ Bộc
Nguyên. Cung cấp nước cho xã Cẩm Vịnh, xã Cẩm Thành, xã Cẩm Thạch, xã Cẩm Mỹ,
xã Cẩm Duệ, xã Cẩm Quang.
+ Vùng 3: Nhà máy nước Nam Cẩm
Xuyên sẽ được xây dựng mới với công suất 10.000 m3/ng.đ
tại xã Cẩm Lạc, nguồn nước lấy từ hồ sông Rác. Cung cấp nước cho xã Cẩm Minh, xã Cẩm Lạc, xã Cẩm Sơn, xã Cẩm Hưng,
xã Cẩm Thịnh, xã Cẩm Trung, xã Cẩm
Lộc, xã Cẩm Hà, xã Cẩm Lĩnh.
+ Vùng 4: Xã Cẩm Bình vẫn tiếp tục sử
dụng hệ thống cấp nước của thành phố Hà Tĩnh.
- Mạng lưới đường
ống bố trí dạng vòng, cụt kết hợp thuận tiện cho việc phân phối nước đến các điểm
tiêu thụ.
10.5. Định hướng thông tin liên lạc
Mạng thông tin khu vực nghiên cứu
trong giai đoạn tới sẽ được tổ chức thành các hệ thống riêng trên cơ sở hệ thống.
Đảm nhiệm chức năng thoại, truyền hình, truyền số liệu và truy cập Internet và
mạng truyền thanh, truyền hình.
10.6. Thoát nước thải, quản lý chất
thải rắn và nghĩa trang
- Thoát Nước thải:
+ Khu vực đô thị, công nghiệp, khu du
lịch: Quy hoạch hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, có các trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn và được kiểm soát. Đối với khu vực đô
thị hiện hữu sử dụng thoát nước hỗn hợp.
+ Khu vực nông thôn: Quy hoạch hệ thống
thoát nước chung. Nước thải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách,
sau đó xả ra hệ thống thoát nước chung, dẫn ra ao hồ để xử lý sinh học.
- Chất thải rắn (CTR): Xây dựng, nâng
cấp 23 điểm tập kết/trạm trung chuyển rác thải trên địa bàn các xã, thị trấn.
Sau đó được vận chuyển về nhà máy xử lý rác tại xã Cẩm Quan đối với rác thải
sinh hoạt Chất thải rắn công nghiệp được vận chuyển về các nhà máy xử lý chất
thải rắn tại huyện Kỳ Anh và Lộc Hà.
- Nghĩa trang: Các nghĩa trang tại các đơn vị cấp xã tuân thủ theo quy hoạch chung xây dựng đô thị
và quy hoạch chung xây dựng các xã. Xây dựng 01 nghĩa trang tập trung cho đô thị
Cẩm Xuyên và 01 nghĩa trang tập trung cho đô thị Thiên Cầm. Một số nghĩa trang có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường và quy
hoạch sử dụng đất phải có các giải pháp đề xuất điều chỉnh để phù hợp với tổng
thể quy hoạch vùng huyện.
10.7. Bảo vệ môi trường
- Có giải pháp bảo vệ thiên nhiên,
các Di sản Văn hóa - Lịch sử phục vụ cho phát triển du lịch,
dịch vụ; xử lý hiện trạng ô nhiễm môi trường; đảm bảo an toàn cho nguồn cấp nước
sinh hoạt, tưới tiêu, bảo vệ môi trường đất, môi trường không khí; bảo vệ quỹ rừng, các hệ sinh thái đặc trưng.
- Giảm thiểu tác động tiêu cực đến
môi trường thông qua các biện pháp; giám sát, xử lý các vi phạm gây ô nhiễm; đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường đối với từng dự án; tuyên truyền
vận động, nâng cao nhận thức và bảo vệ môi trường, áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật và công nghệ thích hợp trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Xây dựng Quy chế quản lý bảo vệ môi trường.
11. Các dự án ưu
tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện
11.1. Các dự án ưu tiên đầu tư
- Hoàn thành các dự án đầu tư để đạt
chuẩn huyện nông thôn mới ở các lĩnh vực: Giao thông, cấp điện, Thủy lợi, Y tế
- Văn hóa - Giáo dục và Môi trường.
- Xây dựng phát triển du lịch, dịch vụ,
cải tạo nâng cấp các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Cẩm
Xuyên.
- Hạ tầng Khu du
lịch Quốc gia Thiên Cầm.
- Đường cao tốc Bắc Nam.
- Sân bay Hà Tĩnh.
- Kè Sông Hội đoạn qua thị trấn Cẩm
Xuyên.
- Sửa chữa nâng
cấp kè biển Cẩm Nhượng.
- Xây dựng Nhà máy nước Nam Cẩm Xuyên
công suất 10.000 m3/ng.đ.
- Nâng công suất Nhà máy nước thị trấn
Cẩm Xuyên từ 2.000 m3/ng.đ lên 10.000 m3/ng.đ.
- Nâng công suất Nhà máy nước Bắc Cẩm
Xuyên từ 2.700 m3/ng.đ lên 5.000 m3/ngTđ.
- Xây dựng các Trạm biến áp và đường
dây 220kV, 110 kV, 35kV, 22kV theo quy hoạch.
- Lắp đặt các điểm truy cập WIFI công
cộng tại khu du lịch biển Thiên Cầm.
- Nâng cấp Khu xử lý rác thải tại xã
Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên với công suất 500 tấn/ng.đ
11.2. Nguồn lực thực hiện
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
dành chủ yếu xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển hạ tầng
các vùng sản xuất tập trung.
- Nguồn vốn nước ngoài: Từ các nhà đầu
tư chiến lược, đầu tư vào các ngành công nghiệp, du lịch.
- Nguồn vốn từ các doanh nghiệp: Đầu
tư vào các hoạt động du lịch, thương mại, đô thị, sản xuất nông nghiệp nông
thôn trên địa bàn huyện.
- Nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho các cơ quan, địa phương,
đơn vị liên quan
1. UBND huyện Cẩm Xuyên ban hành quy
định quản lý theo đồ án quy hoạch; tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch;
thực hiện việc quản lý quy hoạch, quản lý đất đai theo đúng quy định hiện hành;
tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn
tham gia quản lý, thực hiện quy hoạch.
3. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn,
kiểm tra UBND huyện Cẩm Xuyên triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định,
tham mưu, báo cáo UBND tỉnh.
4. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính: Hằng năm cân đối, tham mưu, bố trí, lồng ghép nguồn vốn ưu tiên đầu tư kết
cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch được duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban
hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công
Thương, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch
UBND huyện Cẩm Xuyên; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh VP, các Phó Văn
phòng;
- Trung tâm Công báo- Tin học;
- Lưu:VT, XD.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Tiến Hưng
|