Quyết định 940/2006/QĐ-UBND đổi tên Chi cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều thành Chi cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do tỉnh Hải Dương ban hành
Số hiệu | 940/2006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/03/2006 |
Ngày có hiệu lực | 16/03/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hải Dương |
Người ký | Bùi Thanh Quyến |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 940/2006/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 16 tháng 3 năm 2006 |
V/V ĐỔI TÊN CHI CỤC PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO VÀ QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU THÀNH CHI CỤC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU VÀ PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003;
Căn cứ Nghị định số 171/2003/NĐ-CP ngày 26.12.2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 78/2005/NĐ-CP ngày 10.6.2005 của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và sắc phục của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều;
Điều 1. Đổi tên Chi cục Phòng chống lụt bão và Quản lý đê điều thành Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:
1. Vị trí, chức năng:
Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý đê điều và phòng chống lụt bão trên địa bàn tỉnh; chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Nông nghiệp & PTNT, sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão - Bộ Nông nghiệp và PTNT; có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản theo qui định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
2.1. Tham mưu cho Giám đốc Sở trình UBND tỉnh ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý đê điều, phòng chống lụt bão và tổ chức thực hiện các văn bản đó trên địa bàn tỉnh.
2.2. Xây dựng qui hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về quản lý đê điều, phòng chống lụt bão trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2.3. Tổ chức sử dụng và quản lý nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách của tỉnh, ngân sách Trung ương và tài trợ quốc tế để duy tu, bảo dưỡng và tu sửa các công trình đê điều, phòng chống, khắc phục hậu quả lụt, bão theo qui định của Nhà nước.
2.4. Giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, kiểm tra, quản lý công tác xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng chống lũ, lụt, bão; xây dựng phương án và tổ chức thực hiện phòng, chống lũ, lụt, bão, chống sạt lở ven sông trên địa bàn tỉnh.
2.5. Phối hợp với các ngành, các cấp quản lý lưu vực sông và phát triển tổng hợp các dòng sông theo qui hoạch, kế hoạch đã được duyệt; chủ trì việc thẩm định các dự án đầu tư liên quan đến các lưu vực sông, đến các công trình đê điều và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai theo phân cấp quản lý.
2.6. Tổ chức công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ vào công tác quản lý đê điều, phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai; tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức, kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ đê điều, phòng chống lụt bão, sử dụng đê điều, hộ đê, cứu hộ đê; tổng hợp, quản lý các thông tin tư liệu, dữ liệu về hệ thống đê điều phòng, chống lụt bão, thoát lũ.v.v.
2.7. Thực hiện nhiệm vụ thường trực về phòng chống lụt bão của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; xây dựng kế hoạch, quản lý quĩ phòng chống lụt bão của tỉnh và các vật tư dự trữ chuyên dùng cho công tác phòng, chống lụt, bão trên địa bàn tỉnh.
2.8. Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực bảo vệ đê điều, bảo vệ hành lang thoát lũ theo qui định của pháp luật; giám sát việc thực hiện sau cấp phép .
2.9. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng tiêu cực và xử lý các vi phạm thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Chi cục theo quy định của Pháp luật.
2.10. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Chi cục.
2.11. Bác cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
2.12. Quản lý về biên chế; về cán bộ, công chức, viên chức; về tài chính, tài sản của Chi cục; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo qui định của pháp luật và phân cấp quản lý của UBND tỉnh .
2.13. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND tỉnh, Giám đốc Sở giao.
3. Cơ cấu tổ chức:
3.1. Lãnh đạo Chi cục, gồm: Chi cục trưởng và từ 1 đến 2 Phó Chi cục trưởng.
3.2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục:
- Phòng Tổ chức - Hành chính - Tài vụ;
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
- Phòng Quản lý công trình.
3.3. Các Hạt Quản lý đê thuộc Chi cục: