UỶ
BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
94-BT/QĐ
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 8 năm 1996
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG HUY CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP BẢO
VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM
BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM
VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định 118/CP ngày
7-9-1994 của Chính phủ quy định về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ
ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Căn cứ thông báo số 38/TB ngày 11-3-1995 của Văn phòng Chính phủ về kết quả
làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam:
"Để động viên phong trào toàn dân chăm sóc trẻ em, Thủ tướng đồng ý cho
ban hành Huy chương Vì trẻ em".
Theo đề nghị của ông Chánh Văn phòng Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt
Nam.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản quy chế xét tặng
Huy chương "Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em".
Điều 2.
Giao cho ông Chánh Văn phòng Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ
em Việt Nam hướng dẫn thi hành bản quy chế xét tặng Huy chương "Vì sự nghiệp
bảo vệ và chăm sóc trẻ em".
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4.
Các ông (bà) Chánh Văn phòng Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ
em Việt Nam; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Uỷ ban, Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ
và chăm sóc trẻ em các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
QUY CHẾ
XÉT TẶNG HUY CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 94 QĐ/BT ngày 15-8-1996 của Bộ trưởng - Chủ
nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em)
Chương 1:
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN
XÉT TẶNG
Điều 3.
Huy chương "Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ
em" xét tặng cho các đối tượng cá nhân công tác ở các ngành, đoàn thể, các
lực lượng xã hội, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài.
Điều 4.
Huy chương "Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ
em" xét tặng cho những cán bộ công nhân viên công tác trong cơ quan chuyên
trách Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, kể cả người đã nghỉ hưu.
Điều 5.
Tiêu chuẩn đối với người thuộc các Bộ, ngành, các đoàn thể,
các lực lượng xã hội, người Việt Nam ở nước ngoài:
1. Người có công đề ra chủ
trương, chỉ đạo góp phần cải thiện tình hình trẻ em và phát triển sự nghiệp bảo
vệ và chăm sóc trẻ em của địa phương.
2. Người có quá trình tham gia,
và có thành tích xuất sắc, hoạt động có hiệu quả trong các tổ chức xã hội hỗ trợ
cho hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
3. Người có sáng kiến, giải pháp
hữu hiệu, công trình nghiên cứu khoa học, tác phẩm văn học, nghệ thuật thúc đẩy
sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phát triển nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
4. Người có hành động dũng cảm
mưu trí trong việc bảo vệ thân thể, bảo vệ tài sản, cơ sở nuôi dạy trẻ em.
5. Người có đóng góp tài chính, ủng
hộ vật chất xứng đáng để tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện bảo vệ
và chăm sóc trẻ em.
Điều 6.
Tiêu chuẩn đối với cán bộ công nhân viên trong cơ quan
chuyên trách Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em:
1. Các cán bộ, công nhân viên có
quá trình công tác trong cơ quan chuyên trách Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em,
hoàn thành tốt nhiệm vụ, có phẩm chất tốt, được đồng nghiệp tín nhiệm, có thời
gian giữ chức vụ chủ chốt của Uỷ ban 5 năm trở lên, các cán bộ công nhân viên
đã liên tục công tác trong cơ quan chuyên trách Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em
20 năm trở lên.
2. Những người làm công tác bảo
vệ và chăm sóc trẻ em ở vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo thì thời
gian công tác thực tế tại các địa bàn trên được nhân với hệ số 1,5 để tính thời
gian công tác.
3. Những người đang công tác
trong cơ quan chuyên trách Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em được cử đi học tập
trung (1 năm trở lên) và sau đó tiếp tục công tác trong cơ quan chuyên trách của
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em thì thời gian đi học tập trung được tính là thời
gian công tác liên tục để xét tặng Huy chương.
4. Người bị kỷ luật từ mức cảnh
cáo trở lên không được xét tặng Huy chương "Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm
sóc trẻ em".
Điều 7.
Tiêu chuẩn đối với người nước ngoài
1. Người có công xây dựng và củng
cố quan hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế với Uỷ ban bảo vệ và chăm
sóc trẻ em Việt Nam.
2. Người có nhiệt tâm giúp đỡ
tài chính, ủng hộ vật chất xứng đáng cho việc phát triển sự nghiệp bảo vệ và
chăm sóc trẻ em của Việt Nam.
Chương 3:
QUY TRÌNH VÀ HỒ SƠ XÉT TẶNG
Điều 8.
Quy trình xét tặng đối với cán bộ công nhân viên trong cơ
quan chuyên trách Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em:
1. Ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em
cấp cơ sở (xã, phường) lập bản tóm tắt thành tích, có ý kiến của đương sự (hoặc
đương sự tự viết có xác nhận của chính quyền địa phương) gửi lên Uỷ ban bảo vệ
và chăm sóc trẻ em huyện xét. Đối với cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu, hồ sơ
đề nghị gửi về đơn vị quản lý trước khi nghỉ hưu để xét.
2. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ
em huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh tập hợp hồ sơ, lập danh sách căn cứ
vào tiêu chuẩn xét đề nghị Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh.
3. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ
em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập hợp hồ sơ, danh sách đề nghị từ
các huyện, thị, thành phố, và hồ sơ, danh sách đề nghị của các ngành, các đoàn
thể xã hội của tỉnh xét duyệt và gửi hồ sơ danh sách về Uỷ ban bảo vệ và chăm
sóc trẻ em Việt Nam.
4. Văn phòng Uỷ ban bảo vệ và
chăm sóc trẻ em Việt Nam tập hợp hồ sơ của các tỉnh, thành phố và bộ, ngành,
các đoàn thể xã hội trình Bộ trưởng - Chủ nhiệm xét quyết định.
Điều 9.
Quy trình xét tặng đối với người ngoài cơ quan chuyên
trách Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em:
1. Với các tỉnh (thành phố): Chủ
nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tập hợp đề nghị của các cấp trong tỉnh
làm tờ trình Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban có ý kiến nhất trí của thường trực Uỷ
ban nhân dân tỉnh.
2. Đối với các bộ, ngành Trung
ương: Ban thi đua cùng với chuyên trách công tác trẻ em của bộ, ngành tập hợp đề
nghị của các cơ sở thuộc bộ, ngành kiểm tra xem xét lập hồ sơ báo cáo lãnh đạo
bộ, làm văn bản của bộ, ngành gửi Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm
sóc trẻ em xem xét, quyết định.
3. Với người Việt Nam ở nước
ngoài, văn bản đề nghị phải có ý kiến hiệp ý của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước
ngoài.
Điều 10.
Quy trình xét tặng đối với người nước ngoài:
1. Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và
chăm sóc trẻ em tỉnh lập hồ sơ, tờ trình, kèm theo ý kiến của UBND tỉnh gửi Bộ
trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, quyết định.
2. Ban thi đua khen thưởng cùng
với chuyên trách công tác trẻ em của Bộ, ngành Trung ương lập hồ sơ; thủ trưởng
Bộ chủ quản có văn bản đề nghị gửi Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm
sóc trẻ em xét, quyết định.
3. Các đơn vị trực thuộc Uỷ ban
bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam có đề nghị tiến hành lập hồ sơ/tờ trình gửi
Văn phòng Uỷ ban. Văn phòng Uỷ ban cùng với Vụ quan hệ quốc tế tập hợp hồ sơ,
kiểm tra, xem xét trình Bộ trưởng - Chủ nhiệm xét, quyết định.
Điều 11.
Hồ sơ xét tặng Huy chương "Vì sự nghiệp bảo vệ và
chăm sóc trẻ em" gồm:
1. Bản kê khai thành tích cá
nhân có xác nhận của thủ trưởng đơn vị (có mẫu kèm theo).
2. Danh sách đề nghị xét tặng
Huy chương "Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em".
3. Tờ trình hoặc văn bản đề nghị
(có mẫu kèm theo) hồ sơ của các tỉnh, các bộ, ngành Trung ương gửi về Văn phòng
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em trước ngày 1-10 hàng năm.
Chương 4:
Chương 5:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14.
Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp chịu
trách nhiệm nhận hồ sơ, xét và đề nghị xét tặng Huy chương "Vì sự nghiệp bảo
vệ và chăm sóc trẻ em" của cán bộ, công nhân viên của đơn vị mình.
Điều 15.
Phân công thực hiện.
1. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ
em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập hợp hồ sơ của tỉnh, làm tờ trình đề
nghị Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam xét và quyết
định.
2. Ban thi đua cùng với cán bộ
chuyên trách công tác trẻ em của Bộ, ngành Trung ương tập hợp hồ sơ của Bộ,
ngành kiểm tra xem xét, lập hồ sơ trình Bộ, ngành chủ quản đề nghị Bộ trưởng -
Chủ nhiệm Uỷ ban xét và quyết định.
3. Văn phòng Uỷ ban bảo vệ và
chăm sóc trẻ em Việt Nam nhận và tổng hợp hồ sơ của các tỉnh, các Bộ, ngành
Trung ương đề nghị, trình Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ
em Việt Nam xét và quyết định.
4. Các trường hợp đặc biệt đột
xuất do Văn phòng Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam lập hồ sơ trình Bộ
trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam xét và quyết định.
Điều 16.
Trong quá trình thực hiện quy chế này có những điều chưa
phù hợp, Văn phòng Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tập hợp, đề xuất
trình Bộ trưởng - Chủ nhiệm xem xét để sửa đổi bổ sung.
Quy chế này bao gồm 5 chương 16
điều.