Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 9055/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án thực hiện mục tiêu không có người lang thang xin ăn đến năm 2015 do thành phố Đà Nẵng ban hành

Số hiệu 9055/QĐ-UBND
Ngày ban hành 03/12/2009
Ngày có hiệu lực 13/12/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Trần Văn Minh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9055/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 03 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN MỤC TIÊU “KHÔNG CÓ NGƯỜI LANG THANG XIN ĂN” ĐẾN NĂM 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 78/2009/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân thành phố khoá VII, nhiệm kỳ 2004 - 2011, kỳ họp thứ 14 về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2009;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện mục tiêu “Không có người lang thang xin ăn”đến năm 2015 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm ngăn chặn không để xảy ra tình trạng người lang thang xin ăn và người tâm thần lang thang; phát hiện và xử lý kịp thời người từ các địa phương khác đến Đà Nẵng lang thang xin ăn; có giải pháp tích cực đưa đối tượng về hòa nhập cộng đồng và hạn chế tình trạng tái diễn lang thang xin ăn; phấn đấu giữ vững mục tiêu “Thành phố không có người lang thang xin ăn”.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phát hiện kịp thời và tập trung 100% số người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang trên địa bàn thành phố vào các cơ sở bảo trợ xã hội để phân loại, nuôi dưỡng, giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề và giải quyết đưa về hoà nhập cộng đồng;

b) 100% số người lang thang xin ăn có hộ khẩu tại Đà Nẵng sau khi đưa về hoà nhập cộng đồng được hỗ trợ tạo việc làm, ổn định cuộc sống;

c) Chuyển giao 100% số người từ các địa phương khác đến Đà Nẵng lang thang xin ăn về lại nơi cư trú (Đối với các trường hợp có nơi ở ổn định); đồng thời có biện pháp giảm đến mức thấp nhất số người tái diễn lang thang xin ăn;

d) Tập trung giải quyết triệt để các hình thức biến tướng của nạn lang thang xin ăn;

e) Phấn đấu hằng năm thành phố có 100% số xã, phường không có người lang thang xin ăn.

II. GIẢI PHÁP

1. Công tác chỉ đạo

Các cấp chính quyền cần quán triệt việc ngăn ngừa, giải quyết tình trạng lang thang xin ăn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài; huy động cả hệ thống chính trị và của mọi người dân thành phố tích cực tham gia; hằng năm, có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; đồng thời, xử lý nghiêm những địa phương, đơn vị để diễn ra tình trạng người lang thang xin ăn trên địa bàn.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục

a) Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng tuyên truyền trực quan trên các đường phố nhằm tạo dư luận đồng tình với các biện pháp ngăn ngừa, giải quyết người lang thang xin ăn của thành phố; lên án và xem hiện tượng lang thang xin ăn như một vấn đề xã hội ảnh hưởng xấu đến văn minh, văn hoá đô thị cần được giải quyết;

b) Tổ chức cho các gia đình, họ tộc, địa phương đăng ký không để xảy ra tình trạng người dân Đà Nẵng lang thang xin ăn; coi việc thực hiện “không có người lang thang xin ăn” là tiêu chuẩn xét chọn các danh hiệu “Gia đình văn hoá” và “Khu dân cư văn hoá”; là chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương;

c) Vận động các cơ sở kinh doanh ăn uống, giải trí, các địa điểm du lịch cam kết không để các đối tượng lợi dụng việc bán hàng rong để xin ăn trong khuôn viên, địa bàn đơn vị kinh doanh, quản lý;

d) Vận động các tổ chức tôn giáo phối hợp ngăn chặn các đối tượng lang thang xin ăn trước, trong khuôn viên của các cơ sở tôn giáo.

3. Lồng ghép giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội, nhằm giảm thiểu người lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố

a) Triển khai lồng ghép nội dung Đề án này với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là chương trình mục tiêu giảm nghèo, chương trình có việc làm, có nhà ở, có nếp sống văn hoá, văn minh đô thị, chương trình mục tiêu về dạy nghề... nhằm ngăn chặn phát sinh người lang thang xin ăn và tạo điều kiện cho người lang thang xin ăn hoà nhập cộng đồng;

b) Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách bảo trợ xã hội; khuyến khích các tổ chức nhân đạo, từ thiện hỗ trợ tại cộng đồng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là trẻ em thuộc hộ nghèo, người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, giúp số đối tượng này tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như: học hành, chăm sóc y tế, thông tin...

[...]