Quyết định 883/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án xã hội hóa hoạt động y tế của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019-2025
Số hiệu | 883/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 19/11/2019 |
Ngày có hiệu lực | 19/11/2019 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Trần Ngọc Căng |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 883/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 11 năm 2019 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2019-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện Chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 29/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định về ưu đãi, hỗ trợ và thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 2444/TTr-SYT ngày 21/10/2019 về việc phê duyệt Đề án xã hội hóa hoạt động y tế của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019-2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án xã hội hóa hoạt động y tế của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
XÃ
HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 19/11/2019 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
Xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là động viên và tổ chức tốt sự tham gia tích cực, chủ động của mọi người với tư cách cộng đồng và tư cách cá nhân, trên cả hai mặt hoạt động và đóng góp, tăng cường sự phối hợp liên ngành và củng cố vai trò nòng cốt của ngành y tế.
Xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân (CS&BVSKND) là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Đảng ta đã quan tâm chỉ đạo công tác CS&BVSKND theo hướng xã hội hóa thể hiện rõ qua văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX và X; xã hội hóa công tác y tế là một trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng được nêu trong Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định chuyên đề, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng.
Ngày 03/6/2008, Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 về đẩy mạnh thực hiện Chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đây là Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở, nền tảng căn bản cho việc xây dựng và phát triển xã hội hóa hoạt động y tế trên cả nước và mỗi địa phương.
Trong thời gian qua, hoạt động xã hội hóa công tác y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã từng bước được hình thành và phát triển. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa thật sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế của nhân dân; hệ thống y tế (công lập và tư nhân) chưa phát triển tương xứng với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của đất nước.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 883/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 11 năm 2019 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2019-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện Chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 29/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định về ưu đãi, hỗ trợ và thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 2444/TTr-SYT ngày 21/10/2019 về việc phê duyệt Đề án xã hội hóa hoạt động y tế của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019-2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án xã hội hóa hoạt động y tế của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
XÃ
HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 19/11/2019 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
Xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là động viên và tổ chức tốt sự tham gia tích cực, chủ động của mọi người với tư cách cộng đồng và tư cách cá nhân, trên cả hai mặt hoạt động và đóng góp, tăng cường sự phối hợp liên ngành và củng cố vai trò nòng cốt của ngành y tế.
Xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân (CS&BVSKND) là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Đảng ta đã quan tâm chỉ đạo công tác CS&BVSKND theo hướng xã hội hóa thể hiện rõ qua văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX và X; xã hội hóa công tác y tế là một trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng được nêu trong Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định chuyên đề, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng.
Ngày 03/6/2008, Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 về đẩy mạnh thực hiện Chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đây là Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở, nền tảng căn bản cho việc xây dựng và phát triển xã hội hóa hoạt động y tế trên cả nước và mỗi địa phương.
Trong thời gian qua, hoạt động xã hội hóa công tác y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã từng bước được hình thành và phát triển. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa thật sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế của nhân dân; hệ thống y tế (công lập và tư nhân) chưa phát triển tương xứng với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của đất nước.
Thực hiện xã hội hóa trong hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần khuyến khích đầu tư mở rộng các loại hình dịch vụ y tế và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, vì vậy xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết, tạo điều kiện và cơ sở pháp lý cho việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
- Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện Chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân;
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
- Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế;
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 29/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định về ưu đãi, hỗ trợ và thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi.
THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG THỜI GIAN QUA
Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, có sự kết hợp giữa ngành y tế và các sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội vận động cộng đồng cùng tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe được xây dựng và phát triển đến tận xã phường, cùng với các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đưa các tin bài về các hoạt động y tế, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, vận động nhân dân thực hiện nếp sống vệ sinh, lành mạnh. Nhờ vậy người dân đã có ý thức hơn trong việc tự chăm lo bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, thể hiện rõ nét qua các lĩnh vực: y tế dự phòng, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em - kế hoạch hóa gia đình.
Xuất hiện một số mô hình xã hội hóa mang tính từ thiện được hình thành và phát triển như: Chương trình đem lại ánh sáng cho người mù nghèo; Chương trình vận động hiến máu tình nguyện, thành lập ngân hàng máu sống hàng năm đã thu nhận và giải quyết được 70-80% nhu cầu máu tại bệnh viện đa khoa tỉnh; Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã huy động kinh phí, phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài tỉnh tổ chức phẫu thuật chỉnh hình cho hàng ngàn trẻ em khuyết tật (tật vận động, sứt môi-hở hàm ếch, tim bẩm sinh...), phẫu thuật điều trị tim bẩm sinh. Ngoài ra, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện huyện Sơn Tịnh và Bệnh viện Đặng Thùy Trâm đã huy động kinh phí và tổ chức bếp ăn tình thương cho người bệnh nghèo, mỗi ngày các cơ sở này đã cung cấp từ 50-150 suất ăn miễn phí.
Ở tỉnh ta cũng đã hình thành các Hội nghề nghiệp y tế như: Hội Đông y, Hội Dược học, Hội Nữ hộ sinh, Hội Y học, Hội Điều dưỡng, Hội Châm cứu...thông qua sinh hoạt các Hội đã hướng dẫn, động viên hội viên nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao nhận thức và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác y tế, tạo điều kiện thuận lợi để các hội viên thực hiện tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
2. Đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe
a) Hệ thống y tế công lập
Toàn tỉnh hiện có 05 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Sản - Nhi); 14 trung tâm Y tế, 03 bệnh viện đa khoa huyện, 02 phòng khám đa khoa khu vực; 183 Trạm y tế xã.
Tổng số giường bệnh toàn tỉnh: 3.615 giường, đạt 27,3 giường/vạn dân, tăng 21,82%; bác sĩ/10.000 dân, đạt 7,11 bác sỹ, tăng 23,44%; tổng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 153 xã, đạt 83,15%, tăng 18,79% so với năm 2015; 100% số trạm y tế có bác sỹ hoạt động.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 14,5% năm 2018.
Đến năm 2019, hệ thống y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở đã được củng cố hoàn thiện, hầu hết các cơ sở y tế đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp.
Nhìn chung, hệ thống y tế công lập tiếp tục được đầu tư củng cố, phát triển và giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng các dịch vụ y tế, được tổ chức đến tận các xã, phường, thị trấn cung cấp toàn bộ các dịch vụ y tế dự phòng và phần lớn dịch vụ khám chữa bệnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
b) Liên doanh, liên kết với tư nhân:
Bệnh viện đa khoa tỉnh liên kết với Công ty cổ phần thiết bị y tế Quảng Ngãi (Công ty) để đặt máy cộng hưởng từ; thời gian là 10 năm; bình quân 1 ngày chụp: 6-7 ca/ngày; giá thu theo quy định của Nhà nước (không thu thêm).
Bệnh viện đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm liên kết đặt 10 máy chạy thận nhân tạo; thời gian là 10 năm; bình quân 1 ngày/13-18 lượt người; giá thu theo quy định của Nhà nước; việc chạy thận nhân tạo là nhu cầu cấp thiết của người bệnh.
Nhìn chung, việc các cơ sở y tế công lập liên kết với các doanh nghiệp để đặt trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân mang lại hiệu quả.
c) Hệ thống y tế ngoài công lập
Số lượng cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trong thời gian qua tiếp tục được củng cố và phát triển theo quy định của pháp luật.
Toàn tỉnh hiện có 1.356 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đang hoạt động (cụ thể có Phụ lục I kèm theo), trong đó:
- Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao tỉnh Quảng Ngãi (hoạt động từ tháng 7/2013), với quy mô 10 giường bệnh; tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng; là cơ sở ngoài công lập. Nhà đầu tư tự mua quyền sử dụng đất.
- Bệnh viện đa khoa Phúc Hưng, với quy mô 45 giường bệnh; tổng mức đầu tư: 84 tỷ đồng. Nhà đầu tư tự bỏ tiền đền bù, giải phóng mặt bằng, đang đề nghị Nhà nước hỗ trợ. Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 3/2019.
- Cơ sở hành nghề y tư nhân khác (phòng khám đa khoa, chuyên khoa, dịch vụ y tế khác): 276 cơ sở; hành nghề y - dược cổ truyền: 101 cơ sở; hành nghề dược tư nhân: 973 cơ sở; hành nghề trang thiết bị tư nhân: 04 cơ sở.
Hiện nay, các nhà đầu tư đang triển khai thực hiện các dự án như sau:
+ Khu dịch vụ chất lượng cao Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, với quy mô 500 giường bệnh; tổng mức đầu tư: 1.100 tỷ đồng. Nhà nước cho thuê đất. Nhà đầu tư đang thực hiện xây dựng (chưa xong phần móng).
+ Bệnh viện đa khoa Thiên Phúc, với quy mô 32 giường bệnh; tổng mức đầu tư: 35 tỷ đồng.
+ Phòng khám đa khoa Thái Bình Dương - Lý Sơn, với quy mô 40 giường bệnh (trong đó 20 giường nội trú); tổng mức đầu tư: 70 tỷ đồng.
+ Các nhà đầu tư đang khảo sát địa điểm để lập các dự án đầu tư xây dựng: Bệnh viện kỹ thuật cao Thiện Nhân Quảng Ngãi, quy mô 100 giường bệnh; tổng mức đầu tư: 313,795 tỷ đồng; Bệnh viện đa khoa Thái Bình Dương - Quảng Ngãi, quy mô 120 giường bệnh; tổng mức đầu tư khoảng 170 tỷ đồng; Bệnh viện Bình An Châu Ô, quy mô 120 giường.
Sự phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập đã tạo điều kiện cho người dân có thể lựa chọn các dịch vụ y tế theo yêu cầu, ước tính hàng năm các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đã khám bệnh cho hơn 2 triệu lượt người, nhờ vậy đã góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, đồng thời giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế công lập.
Hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tiếp tục được thực hiện có hiệu quả tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập. Số người tham gia BHYT tăng dần qua các năm và đến nay đạt khoảng 90,11% trên tổng dân số của tỉnh.
Hoạt động khám chữa bệnh cho người nghèo được triển khai từ năm 2003 và đến năm 2008, toàn bộ người nghèo, đối tượng chính sách xã hội đều đã được cấp thẻ khám, chữa bệnh dưới hình thức bảo hiểm y tế, giúp cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách thuận lợi, góp phần thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh cho nhân dân.
4. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước
Thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đến nay có 29 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, trong đó: 04 đơn vị đã thực hiện tự chủ 100% chi phí hoạt động thường xuyên, 25 đơn vị thực hiện tự chủ một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Trong số các đơn vị đã tự chủ một phần có 10 đơn vị tự chủ được từ 50% - 97%, 08 đơn vị tự chủ từ >24% - 49%, 07 đơn vị tự chủ từ 0,8% - 11% chi phí thường xuyên.
Toàn ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi tự chủ chi thường xuyên 63,44% tổng số chi.
Ngành Y tế đã vận động các tổ chức nước ngoài như Quỹ Toàn cầu, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng thế giới, các doanh nghiệp trong nước hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, xe ô tô cứu thương cho nhiều đơn vị trong ngành.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xã hội hóa các hoạt động y tế vẫn còn một số mặt hạn chế, đó là:
1. Hệ thống y tế công lập trên địa bàn tỉnh chưa thật sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế ngày càng cao của nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, lạc hậu; nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là bác sĩ, kỹ thuật viên cao cấp, điều dưỡng cao cấp còn thiếu ở các tuyến y tế.
2. Đầu tư phát triển sự nghiệp y tế trong những năm qua chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn lực huy động từ xã hội còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
3. Các mô hình xã hội hóa y tế, đặc biệt là xã hội từ thiện trên địa bàn tỉnh mặc dù đã được hình thành nhưng còn mang tính tự phát.
4. Thực trạng phát triển của các loại hình y tế tư nhân trong tỉnh chủ yếu vẫn chỉ là các loại hình phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa với quy mô nhỏ và tập trung ở khu vực đồng bằng, thành phố, thị trấn. Đã có đa khoa, chuyên khoa tư nhân nhưng với quy mô nhỏ. Chưa có: Trung tâm chẩn đoán y khoa, Dịch vụ vận chuyển người bệnh trong nước và quốc tế; cơ sở y tế dự phòng (tiêm chủng phòng bệnh, phun hóa chất diệt khuẩn, tư vấn vệ sinh môi trường, thông tin và giáo dục sức khỏe); cơ sở cung cấp dịch vụ xét nghiệm, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm.
Tất cả các cơ sở y tế ngoài công lập hiện có đều được tổ chức với quy mô nhỏ lẻ, chưa có các bệnh viện đa khoa, trung tâm chẩn đoán y khoa hiện đại, các cơ sở hành nghề y tế dự phòng tư nhân; đồng thời các cơ sở y tế ngoài công lập hiện nay chủ yếu tập trung ở các khu vực thị trấn, thành phố.
Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án xã hội hóa hoạt động y tế:
- Về giao đất, cho thuê đất, thuê tài sản:
Gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, thuê tài sản trên đất.
- Một số nhà đầu tư, đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, cho thuê đất nhưng không có năng lực tài chính nên triển khai chậm hoặc chấm dứt thực hiện dự án.
- Hoạt động liên doanh, liên kết, huy động nguồn lực cá nhân, tổ chức trong các cơ sở y tế công lập còn rất hạn chế.
1. Một bộ phận lãnh đạo các cấp chính quyền, các đoàn thể, doanh nghiệp và đơn vị trong ngành y tế, cũng như người dân, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác xã hội hóa y tế nên kết quả đạt được chưa cao.
2. Công tác triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế còn chậm, chưa có cơ chế, giải pháp cụ thể nhằm thu hút, huy động tối đa tiềm năng, trí tuệ, vật chất trong nhân dân để đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa y tế.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và toàn xã hội về xã hội hóa hoạt động y tế; phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước và huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân đầu tư cơ sở vật chất và chăm lo sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; tạo điều kiện cho nhân dân, các đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách và dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở mức độ ngày càng cao và thuận lợi nhất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đạt tỷ lệ 29,34 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2020, trong đó có 27,93 giường bệnh công lập, 1,41 giường bệnh thuộc bệnh viện ngoài công lập; 37,56 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2025, trong đó có 29,03 giường bệnh công lập, 8,53 giường bệnh thuộc bệnh viện ngoài công lập.
b) Đến năm 2025, các bệnh viện công lập của tỉnh hoàn thành việc xây dựng Đề án chuyển sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ và từng bước triển khai thực hiện. Đến năm 2025, có 09 đơn vị công lập chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ dưới hình thức tự chủ hoàn toàn về tổ chức, nhân sự và tài chính, bao gồm các đơn vị: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Trung tâm Nội tiết tỉnh, Trung tâm Mắt tỉnh, Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm, Bệnh viện đa khoa thành phố Quảng Ngãi, Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Tịnh, Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm.
c) Xây dựng hoàn thành, đưa công trình sửa chữa, cải tạo, mở rộng khu điều trị mới nội trú 04 tầng của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh vào sử dụng đầu năm 2020; công trình Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh với quy mô tăng thêm 100 giường bệnh, hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2021; đầu tư phát triển Bệnh viện đa khoa tỉnh lên hạng I (với nhiều chuyên khoa sâu như: Nội tim mạch can thiệp, Ngoại chấn thương, Ung bướu...); xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng Trung tâm Nội tiết trong năm 2021-2022. Đầu tư nâng cấp, mở rộng: Bệnh viện Tâm thần tỉnh trong năm 2019-2020; Đầu tư xây dựng mới: Trung tâm Y tế huyện Sơn Tịnh, với quy mô 100 giường bệnh, Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng tỉnh, với quy mô 200 giường bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trong giai đoạn 2021-2025; nâng cấp, sửa chữa các cơ sở y tế công lập còn lại.
d) Khuyến khích đầu tư, thành lập các bệnh viện tư nhân và các loại hình y tế ngoài công lập. Đến năm 2025, có ít nhất 06 bệnh viện đa khoa, 02 bệnh viện chuyên khoa, gồm có:
- Bệnh viện đa khoa Phúc Hưng tại phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi, với quy mô 45 giường bệnh, đã đưa vào sử dụng từ tháng 3/2019;
- Khu dịch vụ chất lượng cao Bệnh viện đa khoa tỉnh, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, với quy mô 500 giường bệnh, đang thi công;
- Bệnh viện đa khoa Thiên Phúc, tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, với quy mô 32 giường bệnh, đang làm thủ tục xin thuê đất;
- Bệnh viện kỹ thuật cao Thiện Nhân Quảng Ngãi, tại đường Lê Hữu Trác, phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, với quy mô 100 giường bệnh, đang trình phê duyệt chủ trương đầu tư;
- Bệnh viện đa khoa Thái Bình Dương, tại phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi, với quy mô 200 giường bệnh, đã có chủ trương đầu tư đang tiến hành thực hiện;
- Bệnh viện Bình An Châu Ổ, tại thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, với quy mô 120 giường;
- Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Quảng Ngãi, tại đường Nguyễn Tự Tân, phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, với quy mô 10 giường bệnh, đã đưa vào sử dụng từ cuối năm 2013;
- Bệnh viện chuyên khoa Ngoại-Sản, với quy mô 100-200 giường bệnh, tại thành phố Quảng Ngãi hoặc huyện Tư Nghĩa.
(Cụ thể có Phụ lục II và III kèm theo)
đ) Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế: Năm 2020 đạt 90,6%; vào năm 2025 đạt 100%; tỷ lệ Trạm y tế xã có bác sĩ: đạt 100%.
e) Tỷ lệ người tham gia đóng bảo hiểm y tế đến năm 2025 đạt 95%.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền
Tổ chức quán triệt trong các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể về tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; đưa nội dung công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và kế hoạch hoạt động của các ngành.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương xã hội hóa công tác y tế trong các tầng lớp nhân dân; làm cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người dân nhận thức rõ mục tiêu của xã hội hóa công tác y tế là nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội tham gia bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó hệ thống y tế công lập giữ vai trò chủ đạo.
2. Đảm bảo cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với các hoạt động xã hội hóa y tế
Các cá nhân, tổ chức tham gia vào các hoạt động xã hội hóa y tế được hưởng chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, tín dụng theo quy định của pháp luật; Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 29/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về ưu đãi, hỗ trợ và thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi. UBND tỉnh có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 cho các cơ sở y tế ngoài công lập; thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư thuê để thực hiện dự án xã hội hóa.
3. Huy động các nguồn lực nâng cao năng lực hệ thống y tế công lập
Tiếp tục tăng đầu tư cho sự nghiệp y tế, trong đó ngân sách đảm bảo cho y tế công cộng và chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi, ưu tiên tập trung cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, đặc biệt là những vùng khó khăn ít có khả năng thu hút đầu tư. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho các trạm y tế theo tiêu chí quốc gia, góp phần hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
Khuyến khích các cơ sở y tế công lập huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; hợp tác và liên kết với các doanh nghiệp, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị và cung cấp các dịch vụ y tế phù hợp với quy hoạch mạng lưới y tế của tỉnh. Khuyến khích tư nhân đầu tư vào một số dịch vụ phụ trợ tại các bệnh viện công của tỉnh và huyện như: Dịch vụ tiệt trùng, giặt là, ăn uống, xây dựng nhà để xe, dịch vụ làm vệ sinh, nhà trọ cho bệnh nhân; dịch vụ vận chuyển cấp cứu, bảo vệ.
4. Phát huy quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế
Các đơn vị sự nghiệp y tế tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Khuyến khích các cơ sở y tế công lập liên kết với các cá nhân, doanh nghiệp để đầu tư các trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, phòng bệnh cho nhân dân; khuyến khích phát triển mô hình huy động vốn từ cán bộ, nhân viên các đơn vị y tế (dưới dạng cổ đông) và từ quỹ phúc lợi của các đơn vị có điều kiện (tương tự như vốn cổ đông của cán bộ, nhân viên) để đầu tư thiết bị y tế, các phương tiện phục vụ chăm sóc bệnh nhân.
Xã hội hóa hoạt động trạm y tế xã, phường theo hướng liên kết đầu tư trang thiết bị y tế và dịch vụ y tế (siêu âm, điện tim, dịch vụ hộ sinh, y học cổ truyền); triển khai mô hình bác sĩ gia đình.
5. Phát triển mạng lưới y tế ngoài công lập
Khuyến khích phát triển các loại hình y tế ngoài công lập, gồm cơ sở khám, chữa bệnh như bệnh viện đa khoa tư nhân với quy mô từ 31 giường trở lên, bệnh viện chuyên khoa tư nhân với quy mô từ 21 giường trở lên; trung tâm chẩn đoán y khoa, trung tâm vận chuyển cấp cứu. Tại các địa bàn kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn khuyến khích, ưu đãi phát triển các loại hình phòng khám đa khoa (có từ 8-10 giường lưu trở lên), phòng khám chuyên khoa, phòng chuẩn trị y học cổ truyền, bác sĩ gia đình, trung tâm tư vấn sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình.
Hình thành và phát triển cơ sở y tế dự phòng (tiêm chủng phòng bệnh, phun hóa chất diệt khuẩn, tư vấn vệ sinh môi trường, thông tin và giáo dục sức khỏe); cơ sở cung cấp dịch vụ xét nghiệm, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm.
Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động từ thiện; tăng cường vận động cho Quỹ khám chữa bệnh người nghèo, vừa để giải quyết mua Thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, vừa tạo điều kiện hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn khi mắc phải các bệnh hiểm nghèo chữa bệnh.
Tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa y tế.
6. Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân:
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế, nhất là tuyến huyện, xã; đảm bảo nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng đi đôi với việc phát triển, ứng dụng các kỹ thuật y tế tiên tiến, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách công bằng.
Phát triển nhanh bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên; Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Xây dựng mô hình tổ chức, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến xã; ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Cơ sở y tế ngoài công lập có đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước về y tế được phép tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Trên cơ sở Đề án phát triển nguồn nhân lực chung của tỉnh, xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế gồm các nội dung về chính sách đào tạo (chính quy, cử tuyển, liên thông, nâng cao), bồi dưỡng, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực y tế phù hợp với từng tuyến chuyên môn kỹ thuật và từng lĩnh vực chuyên ngành, chú trọng đến tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ưu tiên phát triển nhân lực thuộc chuyên ngành Nhi, Y học cổ truyền, Y học dự phòng cho các tuyến y tế và nhân lực có trình độ chuyên khoa sâu cho tuyến tỉnh.
Thực hiện việc điều động, luân chuyển cán bộ có trình độ bác sĩ về công tác tại các trạm y tế xã, đảm bảo 100% trạm y tế xã có bác sĩ hoạt động.
Thực hiện chính sách bình đẳng giữa khu vực y tế công lập và ngoài công lập về thi đua khen thưởng, về công nhận các danh hiệu nhà nước, về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của toàn bộ hệ thống y tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa y tế trên địa bàn tỉnh.
8. Tăng cường quản lý nhà nước về y tế
Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đầu tư nguồn lực vào lĩnh vực y tế theo đúng các quy định của Nhà nước về xã hội hóa y tế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh. Kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức có nhiều thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế nói chung và xã hội hóa y tế nói riêng.
Tăng cường giáo dục y đức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh ở tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh; gắn việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, trau dồi chuyên môn của cán bộ, nhân viên y tế với cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đoàn thể có trách nhiệm tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa hoạt động y tế đến cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng dân cư để nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia tự nguyện, tích cực của toàn xã hội vào hoạt động xã hội hóa y tế.
1. Sở Y tế:
Là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xã hội hóa hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng và chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý thực hiện các mô hình xã hội hóa y tế phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt: Đề án đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực y tế; Đề án điều động, luân chuyển cán bộ có trình độ bác sĩ về công tác tại các trạm y tế xã; Đề án Quy hoạch và phát triển hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh; Đề án từng bước chuyển các cơ sở y tế công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ dưới hình thức tự chủ hoàn toàn về tổ chức, nhân sự và tài chính.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo quỹ đất bố trí cho hoạt động xã hội hóa lĩnh vực y tế trên địa bàn.
Tăng cường công tác quản lý, giám sát và thanh-kiểm tra việc sử dụng quỹ đất, hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư các dự án phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh các vấn đề có liên quan đến cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất trong lĩnh vực xã hội hóa hoạt động y tế.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước được UBND tỉnh giao đối với hoạt động đầu tư xây dựng và chất lượng công trình y tế theo đúng quy định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đầu tư, triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa hoạt động y tế; tham mưu bố trí vốn từ ngân sách để đầu tư các cơ sở y tế công lập theo kế hoạch.
5. Sở Tài chính
Phối hợp với các sở, ngành thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa hoạt động y tế.
Phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh về chế độ, chính sách liên quan tài chính theo quy định khi thực hiện Đề án.
Thẩm định và tham mưu cho UBND tỉnh quyết định phân loại đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn tỉnh về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
6. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao (tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa cấp I, II, Đại học điều dưỡng, dược sĩ đại học) đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa.
Hướng dẫn quy trình, thủ tục xét khen thưởng các danh hiệu thi đua đối với các cá nhân, tập thể tham gia đóng góp cho hoạt động xã hội hóa và đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa theo quy định của Nhà nước.
7. Thủ trưởng các sở, ban ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm tích cực phối hợp có hiệu quả với Sở Y tế trong quá trình triển khai Đề án, tham mưu cho UBND tỉnh quy định cụ thể các chính sách khuyến khích xã hội hóa hoạt động y tế theo quy định của pháp luật.
8. Bảo hiểm Xã hội tỉnh
Phối hợp với Sở Y tế xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; thẩm định, kiểm tra điều kiện của các cơ sở y tế ngoài công lập đăng ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
9. UBND các huyện, thành phố
Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các sở, ban ngành của tỉnh trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn quản lý.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Tăng cường chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp cùng với các tổ chức đoàn thể tích cực phối hợp với ngành y tế trong các hoạt động CS&BVSKND, đặc biệt là hoạt động xây dựng “Làng văn hóa sức khoẻ” và y tế cộng đồng.
11. Trách nhiệm của các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập
Các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước về lĩnh vực y tế và các quy định khác có liên quan; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực chuyên môn, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của Nhân dân.
Các cơ sở y tế công lập chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện việc chuyển sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích. Khuyến khích các cơ sở y tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ dưới hình thức tự chủ hoàn toàn về tổ chức, nhân sự và tài chính./.
HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HÀNH NGHỀ Y TẾ TƯ NHÂN TỈNH
QUẢNG NGÃI TÍNH ĐẾN NGÀY 31/3/2019
(Kèm theo Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 19/11/2019 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT |
Loại hình hành nghề y tế tư nhân |
Tổng số |
Trong đó chia ra các huyện, thành phố |
|||||||||||||
Bình Sơn |
Lý Sơn |
Sơn Tịnh |
Quảng Ngãi |
Tư Nghĩa |
Nghĩa Hành |
Mộ Đức |
Đức Phổ |
Tây Trà |
Trà Bồng |
Sơn Tây |
Sơn Hà |
Ba Tơ |
Minh Long |
|||
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
|
Tổng số |
1.356 |
198 |
16 |
120 |
433 |
150 |
86 |
123 |
124 |
4 |
25 |
4 |
41 |
26 |
6 |
I |
Cơ sở hành nghề y tư nhân |
379 |
34 |
2 |
19 |
190 |
32 |
17 |
36 |
37 |
0 |
3 |
0 |
4 |
4 |
1 |
1 |
Bệnh viện đa khoa |
1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Bệnh viện chuyên khoa |
1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Trung tâm chẩn đoán y khoa |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Phòng khám đa khoa |
4 |
|
|
|
3 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
5 |
Phòng khám chuyên khoa |
244 |
24 |
1 |
9 |
141 |
13 |
6 |
23 |
18 |
0 |
2 |
0 |
4 |
2 |
1 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1. PK Chuyên khoa nội tổng hợp, chuyên |
89 |
10 |
|
6 |
34 |
7 |
5 |
11 |
9 |
0 |
2 |
0 |
3 |
1 |
1 |
|
5.2. PK Chuyên khoa ngoại |
23 |
3 |
|
1 |
14 |
1 |
|
2 |
1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
5.3. PK Chuyên khoa phụ sản-KHHGĐ |
27 |
1 |
|
1 |
23 |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
|
|
|
5.4. PK Răng Hàm Mặt |
42 |
4 |
1 |
1 |
24 |
1 |
1 |
4 |
5 |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
5.5. PK Tai Mũi Họng |
3 |
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.6. PK Mắt |
13 |
1 |
|
|
10 |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
5.7. PK Da liễu |
7 |
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.8. PK Chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.9. PK Chuyên khoa giải phẫu bệnh |
1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.10. PK Chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh |
13 |
1 |
|
|
10 |
1 |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5.11. Phòng Xét nghiệm Sinh hóa, vi trùng, huyết học |
26 |
4 |
|
|
15 |
3 |
|
3 |
1 |
|
|
|
|
|
|
6 |
Các cơ sở dịch vụ y tế |
28 |
1 |
0 |
3 |
9 |
0 |
5 |
5 |
4 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
|
Trong đó: |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.1. Trung tâm (dịch vụ) vận chuyển người |
3 |
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.2. Cơ sở dịch vụ làm răng giả |
17 |
1 |
|
1 |
4 |
|
4 |
4 |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
6.3. Cơ sở dịch vụ tiêm chích, thay băng |
8 |
|
|
2 |
2 |
|
1 |
1 |
1 |
|
|
|
|
1 |
|
II |
Cơ sở hành nghề y-dược cổ truyền |
101 |
9 |
1 |
7 |
35 |
19 |
6 |
8 |
14 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
Bệnh viện y học cổ truyền |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Phòng chẩn trị y học cổ truyền |
83 |
7 |
1 |
3 |
29 |
19 |
5 |
5 |
12 |
|
1 |
|
|
1 |
|
3 |
Cơ sở dịch vụ điều trị, điều dưỡng, phục |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ truyền |
18 |
2 |
|
4 |
6 |
|
1 |
3 |
2 |
|
|
|
|
|
|
III |
Cơ sở hành nghề dược tư nhân |
973 |
164 |
14 |
101 |
239 |
118 |
69 |
87 |
87 |
4 |
22 |
4 |
37 |
22 |
5 |
1 |
Công ty TNHH kinh doanh thuốc chữa |
12 |
|
|
|
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Nhà thuốc |
111 |
1 |
|
|
108 |
|
|
|
1 |
|
1 |
|
|
|
|
3 |
Quầy thốc |
850 |
163 |
14 |
101 |
119 |
118 |
69 |
87 |
86 |
4 |
21 |
4 |
37 |
22 |
5 |
4 |
Hành nghề vac xin, sinh phẩm y tế |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Đại lý cung cấp vác xin, sinh phẩm y tế |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Công ty thiết bị - vật tư, hóa chất, hóa chất xét nghiệm y tế |
4 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HÀNH NGHỀ Y TẾ
TƯ NHÂN TỈNH QUẢNG NGÃI TÍNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 19/11/2019 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi)
TT |
Loại hình hành nghề y tế tư nhân |
Năm 2014 |
Năm 2019 |
So sánh 2019/2014 (%) |
Kế hoạch đến năm 2025 |
Trong đó chia ra các huyện, thành phố |
|||||||||||||
Bình Sơn |
Lý Sơn |
Sơn Tịnh |
Quảng Ngãi |
Tư Nghĩa |
Nghĩa Hành |
Mộ Đức |
Đức Phổ |
Tây Trà |
Trà Bồng |
Sơn Tây |
Sơn Hà |
Ba Tơ |
Minh long |
||||||
A |
B |
C |
D |
E |
G |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
|
Tổng số |
1.174 |
1.356 |
115,50 |
1.412 |
204 |
20 |
123 |
441 |
155 |
89 |
125 |
129 |
7 |
30 |
7 |
46 |
27 |
9 |
I |
Cơ sở hành nghề y tư nhân |
530 |
379 |
497,05914 |
433 |
39 |
6 |
22 |
198 |
37 |
20 |
38 |
41 |
3 |
8 |
3 |
9 |
5 |
4 |
1 |
Bệnh viện đa khoa |
|
1 |
|
6 |
1 |
|
|
4 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
Bệnh viện chuyên khoa |
1 |
1 |
100,00 |
2 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Trung tâm chẩn đoán y khoa |
|
0 |
|
1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Phòng khám đa khoa |
2 |
4 |
200,00 |
5 |
|
1 |
|
3 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
5 |
Phòng khám chuyên khoa |
330 |
244 |
73,94 |
280 |
26 |
3 |
12 |
144 |
17 |
9 |
25 |
20 |
2 |
6 |
2 |
8 |
3 |
3 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1. PK Chuyên khoa nội tổng hợp, chuyên |
192 |
89 |
46,35 |
100 |
10 |
1 |
8 |
34 |
8 |
6 |
11 |
9 |
2 |
2 |
2 |
3 |
2 |
2 |
|
5.2. PK Chuyên khoa ngoại |
27 |
23 |
85,19 |
25 |
3 |
|
1 |
14 |
1 |
1 |
2 |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
5.3. PK Chuyên khoa phụ sản-KHHGĐ |
32 |
27 |
84,38 |
30 |
1 |
|
1 |
23 |
1 |
|
1 |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
5.4. PK Răng Hàm Mặt |
28 |
42 |
150,00 |
45 |
4 |
1 |
1 |
24 |
1 |
1 |
4 |
5 |
|
1 |
|
1 |
1 |
1 |
|
5.5. PK Tai Mũi Họng |
12 |
3 |
25,00 |
8 |
1 |
1 |
|
3 |
1 |
|
1 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
5.6. PK Mắt |
6 |
13 |
216,67 |
15 |
1 |
|
|
10 |
1 |
|
1 |
1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
5.7. PK Da liễu |
5 |
7 |
140,00 |
10 |
1 |
|
|
7 |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
5.8. PK Chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ |
0 |
0 |
|
2 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.9. PK Chuyên khoa giải phẫu bệnh |
2 |
1 |
50,00 |
2 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.10. PK Chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh |
4 |
13 |
325,00 |
13 |
1 |
|
|
10 |
1 |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5.11. Phòng Xét nghiệm Sinh hóa, vi trùng, |
22 |
26 |
118,18 |
30 |
4 |
|
1 |
15 |
3 |
1 |
3 |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
6 |
Các cơ sở dịch vụ y tế |
85 |
28 |
32,94 |
38 |
3 |
1 |
3 |
9 |
1 |
5 |
5 |
5 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Trong đó: |
|
0 |
|
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.1. Trung tâm (dịch vụ) vận chuyển người |
0 |
3 |
|
5 |
1 |
|
|
3 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
6.2. Cơ sở dịch vụ làm răng giả |
41 |
17 |
41,46 |
17 |
1 |
|
1 |
4 |
|
4 |
4 |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
6.3. Cơ sở dịch vụ tiêm chích, thay băng |
44 |
8 |
18,18 |
16 |
1 |
1 |
2 |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
II |
Cơ sở hành nghề y-dược cổ truyền |
112 |
101 |
90,18 |
101 |
9 |
1 |
7 |
35 |
19 |
6 |
8 |
14 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
Bệnh viện y học cổ truyền |
0 |
0 |
|
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Phòng chẩn trị y học cổ truyền |
111 |
83 |
74,77 |
83 |
7 |
1 |
3 |
29 |
19 |
5 |
5 |
12 |
|
1 |
|
|
1 |
|
3 |
Cơ sở dịch vụ điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng |
0 |
0 |
|
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ truyền |
1 |
18 |
1800,00 |
18 |
2 |
|
4 |
6 |
|
1 |
3 |
2 |
|
|
|
|
|
|
III |
Cơ sở hành nghề dược tư nhân |
640 |
973 |
152,03 |
973 |
164 |
14 |
101 |
239 |
118 |
69 |
87 |
87 |
4 |
22 |
4 |
37 |
22 |
5 |
1 |
Công ty TNHH kinh doanh thuốc chữa bệnh. |
12 |
12 |
100,00 |
12 |
|
|
|
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Nhà thuốc |
64 |
111 |
173,44 |
111 |
1 |
|
|
108 |
|
|
|
1 |
|
1 |
|
|
|
|
3 |
Quầy thuốc |
564 |
850 |
150,71 |
850 |
163 |
14 |
101 |
119 |
118 |
69 |
87 |
86 |
4 |
21 |
4 |
37 |
22 |
5 |
4 |
Hành nghề vac xin, sinh phẩm y tế |
|
0 |
|
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Đại lý cung cấp vac xin, sinh phẩm y tế |
|
0 |
|
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Công ty thiết bị - vật tư, hóa chất, hóa chất xét nghiệm y tế |
4 |
4 |
100,00 |
6 |
1 |
|
|
4 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
DỰ KIẾN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CƠ SỞ Y TẾ TƯ
NHÂN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 883/QĐ-UBND
ngày 19/11/2019 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT |
Tên dự án |
Quy mô giường bệnh (giường) |
Thời gian khởi công, hoàn thành (năm) |
Tổng mức đầu tư |
Ghi chú |
|
Tổng số |
967 |
|
1.797,80 |
|
1 |
Bệnh viện đa khoa Phúc Hưng |
45 |
2015-2019 |
84 |
|
2 |
Khu dịch vụ chất lượng cao Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi |
500 |
2017-2020 |
1.100 |
|
3 |
Bệnh viện đa khoa Thiên Phúc |
32 |
2019-2021 |
35 |
|
4 |
Bệnh viện kỹ thuật cao Thiện Nhân - Quảng Ngãi |
100 |
2019-2021 |
313,795 |
|
5 |
Bệnh viện đa khoa Thái Bình dương - Quảng Ngãi |
120 |
2020-2021 |
170 |
|
6 |
Bệnh viện Bình An Châu Ổ |
120 |
2020-2021 |
|
|
7 |
Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Quảng Ngãi |
10 |
2013 |
25 |
|
8 |
Phòng khám đa khoa Thái Bình Dương - Lý Sơn |
40 |
2019-2020 |
70 |
|