THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
84/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ
THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng tại tờ trình số 106/TTr-BXD ngày 23 tháng 12 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với những nội
dung chính như sau:
1. Phạm vi
nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch khoảng
15.500 ha, bao gồm: diện tích đất tự nhiên của thành phố Thanh Hóa hiện nay
(khoảng 5.789,81 ha) và mở rộng phạm vi nghiên cứu 19 xã, thị trấn, bao gồm: Hoằng
Lý, Hoằng Long, Hoằng Anh, Hoằng Quang, Hoằng Đại và thị trấn Tào Xuyên thuộc
huyện Hoằng Hóa; Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Vinh và thị trấn Nhồi thuộc
huyện Đông Sơn; Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân thuộc huyện Thiệu Hóa; Quảng
Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát thuộc huyện Quảng Xương.
Ranh giới nghiên cứu được xác định
như sau:
- Phía Đông giáp các huyện: Hoằng
Hóa, Quảng Xương;
- Phía Tây giáp các huyện: Đông Sơn,
Thiệu Hóa;
- Phía Nam giáp các huyện: Đông
Sơn, Quảng Xương;
- Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa.
2. Tính chất đô thị
- Thành phố Thanh Hóa là đô thị tỉnh
lị, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh
Thanh Hóa; là một trong những trung tâm kinh tế, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe,
giáo dục đào tạo, thể dục thể thao của vùng phía Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Là đô thị chuyển tiếp giữa vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Bắc Trung Bộ; đầu mối giao lưu của Tỉnh với
cả nước; có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.
- Đô thị phát triển dịch vụ đa
ngành, đa lĩnh vực, phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, có giá trị gia
tăng lớn; phát triển nông nghiệp áp dụng công nghệ sinh học và quy trình canh
tác hiện đại với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
3. Dự báo phát triển
dân số và đất xây dựng trong vùng
a) Dân số:
- Đến năm 2015: dân số của Thành phố
khoảng 350.000 người, trong đó nội thành khoảng 280.000 người, ngoại thành
70.000 người.
- Đến năm 2025: dân số của Thành phố
khoảng 500.000 người, trong đó nội thành khoảng 400.000 người, ngoại thành khoảng
100.000 người.
b) Đất xây dựng đô thị:
- Đến năm 2015, diện tích đất xây dựng
đô thị khoảng 4.500 ha, bình quân 130m2/người, trong đó đất dân dụng
khoảng 3.150 ha, bình quân 80 m2/người
- Đến năm 2025, diện tích đất xây dựng
đô thị khoảng 8.799 ha, bình quân 115 m2/người, trong đó đất dân dụng
khoảng 4.164 ha, bình quân 80 m2/người.
4. Định hướng phát
triển không gian
a) Hướng phát triển không gian
Thành phố phát triển trên cơ sở các
trục không gian chủ đạo đã được xác định theo quy hoạch chung xây dựng thành phố
Thanh Hóa đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
140/1999/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 1999.
Hướng phát triển chính của thành phố
Thanh Hóa là hướng Đông - Nam tiến tới sáp nhập với thị xã Sầm Sơn thành đô thị
loại I; phát triển có giới hạn về phía Đông Bắc để hình thành thành phố hai bờ
sông Mã; hạn chế phát triển về phía Tây để bảo tồn vùng cảnh quan thiên nhiên
và phát triển các khu du lịch: Hàm Rồng, Núi Đọ, Núi Voi, Rừng Thông, Núi Nhồi,
Núi Mật, Núi Long để tạo thành một vành đai xanh quanh đô thị trung tâm.
b) Phân khu chức năng
- Các khu dân cư đô thị: quy mô khoảng
4.164 ha, được phân ra thành 3 khu vực: khu vực đô thị hiện hữu có quy mô khoảng
1.531 ha; khu vực đô thị đang phát triển có quy mô khoảng 1.168 ha; khu đô thị
sẽ phát triển trong tương lai có quy mô khoảng 1.465 ha.
- Đối với khu vực dân cư hiện hữu,
tùy theo điều kiện của từng khu vực có các giải pháp quy hoạch cụ thể phục vụ cải
tạo, chỉnh trang nâng cấp điều kiện hạ tầng và môi trường sống của dân cư.
- Các khu công nghiệp: xây dựng 4
khu chính với quy mô khoảng 495 ha, bao gồm: khu công nghiệp Bắc sông Mã gắn với
khu đô thị - công nghiệp Hoàng Long quy mô khoảng 200 ha, khu công nghiệp Tây Bắc
Ga gắn với khu công nghiệp Đình Hương quy mô khoảng 146 ha, khu công nghiệp Vức
quy mô khoảng 58 ha, khu công nghiệp Lễ Môn quy mô khoảng 80 ha và một số cơ sở
công nghiệp phân tán trong nội thị, có quy mô khoảng 5 ha sẽ được di dời khi có
điều kiện.
- Các khu trung tâm hành chính công
cộng và dịch vụ đô thị: quy mô đất xây dựng khoảng 851 ha, bao gồm: các trung
tâm cấp đô thị: quy mô khoảng 164 ha, các trung tâm chuyên ngành quy mô khoảng
542 ha, các trung tâm cấp khu vực: quy mô khoảng 145 ha.
- Các khu công viên cây xanh du lịch,
hồ nước: quy mô khoảng 1.464 ha, bao gồm: các công viên cây xanh tập trung quy
mô khoảng 727 ha; các công viên khu vực và cây xanh dọc ven sông quy mô khoảng
524 ha; các khu vực cây xanh cách ly quy mô khoảng 213 ha.
- Các khu đất giao thông và công
trình đầu mối hạ tầng:
+ Giao thông đô thị: khoảng 950 ha,
bao gồm: giao thông đối ngoại khoảng 126 ha, giao thông nội thị khoảng 824 ha
(trong đó giao thông tĩnh khoảng 45 ha).
+ Các công trình đầu mối có quy mô
khoảng 241 ha, bao gồm: các trạm cấp nước quy mô khoảng 69 ha; các trạm xử lý
nước thải quy mô khoảng 70 ha; các bến xe đầu mối quy mô khoảng 35 ha; các
nghĩa trang quy mô khoảng 67 ha.
- Các khu vực đất quốc phòng và tôn
giáo: quy mô khoảng 60 ha, trong đó đất tôn giáo khoảng 19 ha, đất quốc phòng
khoảng 41 ha.
- Đất dự trữ phát triển: quy mô khoảng
725 ha, trong đó đất dự trữ cho phát triển dân cư và các khu chức năng khác là
khoảng 425 ha, đất dự trữ cho phát triển các khu công nghiệp (chủ yếu cho Khu
công nghiệp phía Nam thành phố Thanh Hóa khi có nhu cầu) là khoảng 300 ha.
- Đất canh tác, thảm xanh thực vật,
sông hồ, đồi núi đá: diện tích khoảng 6.701 ha.
5. Định hướng phát
triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Định hướng quy hoạch giao thông
- Giao thông đối ngoại:
+ Đường bộ: tuyến cao tốc Bắc - Nam
có hướng tuyến qua Thành phố về phía Tây thị trấn Rừng Thông, lộ giới 92,5 m;
tuyến quốc lộ 1A hiện tại: đang xây dựng đường tránh về phía Đông trung tâm
Thành phố, lộ giới 76,0 m; tuyến quốc lộ 10 có hướng tuyến qua Thành phố về
phía Đông, gần khu vực ngã ba Môi, lộ giới 44,0 m; đại lộ Nam sông Mã, lộ giới
67,0 m; quốc lộ 47, lộ giới 44,0 m; quốc lộ 45, lộ giới 44,0 m; tuyến mới Đông
Tây xuyên tâm phía Nam cách quốc lộ 47 khoảng 2 km có lộ giới 33,0 m; các đường
vành đai 2 có lộ giới 52,0 m và đường vành đai 3 có lộ giới 52,0 m.
+ Đường sắt: xây dựng mới tuyến đường
sắt cao tốc Bắc - Nam có hướng tuyến về phía Tây thành phố theo quy hoạch của Bộ
Giao thông vận tải. Ga chính đặt tại phía Tây Nam núi Một.
+ Đường thuỷ: nâng cao năng lực cảng
Lễ Môn; xây dựng mới cảng hàng hóa phía hạ lưu sông Mã tại Quảng Châu; xây dựng
cảng hành khách tại Hàm Rồng - Nam Ngạn - Đông Vệ phục vụ du lịch.
+ Hàng không: xây dựng sân bay dân
dụng phục vụ cho hoạt động bay trực thăng và máy bay cánh bằng loại nhỏ tại xã
Quảng Nhân cách Thành phố khoảng 12 km về phía Nam khi có nhu cầu.
- Giao thông đối nội:
+ Quy hoạch mạng lưới đường đô thị
theo các cấp đường đô thị: cấp đô thị lộ giới khoảng 34 - 76 m; cấp khu vực lộ
giới khoảng 24 - 34 m; cấp khu ở lộ giới khoảng 15 - 21 m, bảo đảm đạt tiêu chuẩn
đô thị loại I.
+ Các tuyến phố, các cầu hiện có được
nâng cấp mở rộng theo đúng mặt cắt thiết kế của quy hoạch giao thông; xây dựng
mới các đường vành đai, đường giao thông đối ngoại và đường giao thông đối nội
theo quy hoạch được duyệt.
+ Bố trí các tuyến xe điện phục vụ
cho phát triển kinh tế theo lộ, tuyến kết nối các khu chức năng quan trọng với
trung tâm Thành phố và thị xã Sầm Sơn.
- Các công trình phục vụ giao
thông:
+ Bến xe: bố trí trong khu vực
thành phố 04 bến xe có quy mô khoảng 35 ha, quy mô khoảng 5 - 20 ha/bến.
+ Hình thành và phân bố các điểm đậu,
đỗ xe trên các tuyến giao thông kết nối các điểm đô thị vệ tinh xung quanh
Thành phố.
+ Nút giao thông: xây dựng các nút
giao thông khác cốt để kết nối hệ thống giao thông đối ngoại đường bộ với tuyến
đường chính đô thị theo định hướng quy hoạch.
+ Cầu vượt qua sông Mã: xây dựng 03
cầu qua sông Mã tại các vị trí: cầu Nguyệt Viên; cầu Lễ Môn; cầu Quảng Phú và
xây dựng cầu Thiệu Khánh qua sông Chu.
- Giao thông ngầm trong đô thị:
Xác định các tuyến giao thông ngầm,
các công trình ngầm phục vụ cho đô thị sẽ được xây dựng trong tương lai để quản
lý.
b) San nền thoát nước
- San nền: xác định độ cao nền xây dựng
hợp lý cho từng khu vực, bảo đảm cao độ nền tối thiểu ≥ +3,00 m.
- Thoát nước mưa: trong khu vực nội
thành hiện hữu sử dụng hệ thống cống thoát nước thải riêng; trong các khu đô thị
mới sử dụng hệ thống thoát nước mưa riêng, nước thải riêng, kết hợp sử dụng hệ
thống thoát nước hở như sông Cầu Hạc, kênh Vinh, sông Nhà Lê, sông Quảng Châu,
cải tạo, xây dựng mới các hồ điều hoà. Xây dựng trạm bơm tiêu tại khu vực cống
Quảng Châu để giải quyết tiêu thoát nước mưa triệt để cho đô thị trong trường hợp
triều cường trên sông Mã. Xây dựng đường ven sông, kênh, hồ, hồ điều hoà kết hợp
trồng cây xanh, các tiểu cảnh trang trí làm cho thành phố có cảnh quan, môi trường
sạch đẹp.
c) Cấp nước
- Nhu cầu dùng nước dự tính đến năm
2025 khoảng 200.000m3/ngày đêm.
- Nguồn nước: sử dụng nguồn nước mặt
tại kênh Bắc và sông Chu như hiện nay. Bổ sung thêm nguồn nước sông Mã ở khu vực
Hoằng Giang - Hoằng Hóa.
- Đầu tư, cải tạo, nâng công suất
nhà máy nước Hàm Rồng lên 70.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Mật Sơn
lên 30.000 m3/ngày đêm; xây dựng nhà máy nước tại phía Bắc sông Mã
công suất 40.000m3/ngày đêm (xã Hoằng Anh) để cấp cho khu đô thị và
công nghiệp phía Bắc thành phố; xây dựng nhà máy nước tại Quảng Cát có công suất
60.000 m3/ngày đêm.
d) Cấp điện
- Tổng nhu cầu cấp điện đến năm
2015 khoảng 308.000 KW; đến năm 2025 khoảng 805.000 KW.
- 04 trạm trung gian 110/35/22 KW tại
04 khu vực: 02 trạm đã có tại núi Một ở phía Tây, tại Quảng Thành ở phía Đông;
xây dựng mới 02 trạm ở phía Nam và phía Bắc thành phố.
- Mạng lưới điện trung thế, hạ thế
xây dựng mới phải đi ngầm dọc theo các đường phố theo quy hoạch.
- Mạng lưới điện trung thế, hạ thế
hiện có trên các đường phố từng bước ngầm Hóa để đảm bảo an toàn và mỹ quan đô
thị.
đ) Thoát nước và vệ sinh môi trường
đô thị
- Dự báo nhu cầu xử lý nước thải đến
năm 2025 đạt khoảng 200.000 m3/ngày đêm. Bố trí 02 khu xử lý nước thải
tập trung tại khu vực xã Quảng Phú huyện Quảng Xương và xã Đông Vinh huyện Đông
Sơn.
- Tại các khu đô thị hiện hữu, nước
thải được thu gom xử lý theo Dự án Cải tạo môi trường đô thị miền Trung đang thực
hiện.
- Tại các khu đô thị mới, xây dựng
hệ thống thu gom nước thải bằng hệ thống riêng để đưa về trạm xử lý chung, bảo
đảm đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trước khi đổ vào hệ thống tiêu thoát nước
của Thành phố.
- Dự kiến khối lượng chất thải rắn
cần thu gom của thành phố là khoảng 528 tấn/ngày (năm 2015); 660 tấn/ngày (năm
2025). 100% chất thải rắn sẽ thu gom về khu vực xử lý nằm trong thung lũng Núi
Vàng tại xã Đông Nam huyện Đông Sơn cách trung tâm Thành phố 15 km về phía Tây
Nam.
- Xây dựng mới nghĩa trang nhân dân
kết hợp với nhà tang lễ và đài hóa thân hoàn vũ tại khu vực phía Bắc núi Voi xã
Đông Cương - Đông Lĩnh, với quy mô 30 - 40 ha đất. Ngừng chôn cất mới tại các
nghĩa địa hiện có thuộc các xã, phường; từng bước di chuyển đưa vào khu nghĩa
trang nhân dân theo quy hoạch.
e) Thông tin liên lạc
- Hiện đại hóa mạng thông tin liên
lạc theo dự án của ngành Thông tin truyền thông; xây dựng các trạm bưu cục khu
vực và mạng điện thoại công cộng; phát triển các dịch vụ bưu chính, viễn thông
tiên tiến theo từng giai đoạn phát triển của đô thị.
- Dự kiến đến 2025 số thuê bao sẽ đạt
chỉ tiêu 50 máy/100 dân.
6. Quy hoạch đợt đầu
- giai đoạn đến 2015
a) Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng
kỹ thuật đợt đầu
- Tập trung cải tạo các khu dân cư
hiện trạng, Xây dựng Khu công nghiệp Bắc sông Mã. Xây dựng khu trung tâm thương
mại, hội chợ triển lãm, quảng trường trung tâm thành phố tại phía Nam giao đường
tránh quốc lộ 1A và đại lộ Lê Lợi. Xây dựng một số khu dô thị mới ở phía Bắc đại
lộ Nam sông Mã; phía Đông ở khu vực Quảng Đông; phía Nam ở khu vực Nam thành phố
thuộc xã Quảng Thành. Xây dựng trung tâm văn hóa, thể dục thể thao tại phía Nam
quốc lộ 47 khu vực Quảng Đông.
- Tập trung xây dựng 05 cụm công
trình kiến trúc trọng điểm bao gồm các công trình dịch vụ thương mại, tòa nhà
cao ốc làm điểm nhấn kiến trúc tại các cửa ngõ của đô thị: phía Bắc là Hàm Rồng;
phía Nam là cầu Quán Nam, phía Tây là khu vực Nhồi, Rừng Thông; phía Đông là
khu vực thị trấn Môi.
- Ưu tiên xây dựng cầu vượt qua
sông Mã tại vị trí đại lộ Lê Lợi kéo dài để nối kết thành phố Thanh Hóa với khu
vực phát triển phía Bắc sông Mã. Xây dựng nút nhập luồng đường cao tốc Bắc -
Nam vào Thành phố; ga đường sắt cao tốc ở phía Đông đường sắt khu vực Đông Tân.
- Xây dựng bến xe trung tâm Thành
phố ở phía Đông ga đường sắt cao tốc khu vực Đông Tân, núi Một; bến xe phía Bắc
ở khu vực Tào Xuyên; bến phía Nam tại khu vực Quảng Thịnh và phía Đông ở thị trấn
Môi.
- Xác định 05 công viên tại các khu
vực: Hàm Rồng; Rừng Thông; núi Nhồi; Mật Sơn và Đông Hương.
- Xây dựng cầu Thiệu Khánh qua sông
Chu để nối kết thành phố Thanh Hóa với khu vực Tây Bắc Thanh Hóa.
b) Các chương trình và dự án ưu
tiên đầu tư
- Phát triển các dự án kết cấu hạ tầng
khung như Dự án xây dựng đại lộ Lê Lợi kéo dài, Dự án cải tạo quốc lộ 1A, Dự án
cầu qua sông Mã, Dự án xây dựng đường ven sông Mã.
- Các dự án về môi trường đô thị: Dự
án xây dựng khu xử lý rác số 1 có diện tích 30 - 50 ha; cải tạo xây dựng hệ thống
công viên cây xanh.
- Các dự án phát triển nâng cao
năng lực chính quyền đô thị.
Điều 2.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
1. Công bố Điều chỉnh Quy hoạch
chung xây dựng thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và tổ chức
việc thực hiện quy hoạch theo các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Ban hành Quy chế quản lý kiến
trúc đô thị cho thành phố Thanh Hóa theo quy hoạch được duyệt.
3. Triển khai lập, xét duyệt các đồ
án quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị và điều chỉnh quy hoạch chi tiết
các đồ án đã duyệt để phù hợp với quy hoạch được duyệt.
4. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
xác định vị trí hướng tuyến và quy mô cụ thể các công trình giao thông đối ngoại
trên địa bàn trong quá trình triển khai xây dựng theo quy hoạch
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh
Hóa, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Tài
chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công thương, Tài nguyên và Môi trường,
Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
-Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa;
- VPCP: BTCN, các PCN, cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, NC, ĐP;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|