Quyết định 828/QĐ-TTg năm 2021 về Đánh giá rủi ro quốc gia về tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 828/QĐ-TTg
Ngày ban hành 31/05/2021
Ngày có hiệu lực 31/05/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trương Hòa Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 828/-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA VỀ TÀI TRỢ PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 răm 2019 của Chính phủ về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;

Căn cứ Quyết định số 2112/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015 - 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Đánh giá rủi ro quốc gia về tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, NC (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trương Hòa Bình

 

ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA

VỀ TÀI TRỢ PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT
(Kèm theo Quyết định số: 828/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TỪ VIẾT TẮT

WMD

Vũ khí hủy diệt hàng loạt

Phổ biến

Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt

CBRNs

Các tác nhân hạt nhân, phóng xạ, hóa học và sinh học

AML/CTF/CPF

Chống rửa tiền/chống tài trợ khủng bố/chống tài trợ phổ biến

ML/TF/PF

Rửa tiền/tài trợ khủng bố/tài trợ phổ biến

NPO

Tổ chức phi lợi nhuận

DNFBPs

Các lĩnh vực kinh doanh hoặc ngành nghề phi tài chính chỉ định

FIs

Các tổ chức tài chính

HĐBALHQ

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

FATF

Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền quốc tế

APG

Tổ chức châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (tổ chức khu vực của FATF)

CDD

Cập nhật theo dõi thông tin khách hàng

STR

Báo cáo giao dịch đáng ngờ

UNSCRs

Nghị quyết của HĐBALHQ về trừng phạt tài chính mục tiêu, gồm: Nghị quyết 1540 (2004), 1718 (2006), 1737 (2006) và các Nghị quyết kế thừa của HĐBALHQ về chống phổ biến và PF

RBA

Phương thức tiếp cận trên cơ sở rủi ro

FIU

Đơn vị tình báo tài chính

ĐGRR

Đánh giá rủi ro

NRA

Đánh giá rủi ro quốc gia về ML/TF được ban hành theo Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 30/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ

VA

Tài sản ảo

VASP

Dịch vụ tài chính tài sản ảo

Nghị định 81

Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11/11/2019 về phòng, chống phổ biến WMD

 

 

 

MỤC LỤC

 

Phần I

THÔNG TIN CHUNG

 

I.

Một số hiểu biết về WMD, phổ biến và PF

 

II.

Cơ sở, mục đích

 

III.

Thành phần tham gia

 

IV.

Nguồn cơ sở dữ liệu

 

V.

Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình đánh giá

 

 

Phần II

ĐÁNH GIÁ RỦI RO VỀ PF TẠI VIỆT NAM

 

A.

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ (MỐI ĐE DỌA) PF

 

I.

Xác định nguy cơ PF dựa trên nguy cơ phổ biến

 

 

Nguy cơ từ vị trí địa lý

 

 

Nguy từ trong nước

 

 

Nguy cơ từ nước ngoài

 

II.

Xác định nguy cơ PF thông qua nhận diện các luồng, nguồn và các kênh giao dịch tài chính

 

 

Các nguồn đe dọa đến từ hoạt động phổ biến

 

 

Nguy cơ từ dịch vụ tài chính và phi tài chính chỉ định trong hoạt động thương mại liên quan đến phổ biến

 

 

Nguy cơ đến từ các hoạt động gây quỹ hợp pháp và bất hợp pháp cho hoạt động phổ biến

 

 

Thông tin định tính về PF

 

 

Nhu cầu tài chính của các đối tượng phổ biến

 

 

Đường đi của các luồng tài chính, nguồn tiền và các kênh giao dịch của các chủ thể phổ biến và PF

 

 

Đánh giá các nguy cơ và xu hướng PF

 

B.

ĐÁNH GIÁ LỖ HỔNG (TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG) CÓ THỂ BỊ LỢI DỤNG BỞI CÁC MỚI ĐE DỌA HOẶC HỖ TRỢ, TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC MỐI ĐE DỌA CỦA PHỔ BIẾN VÀ PF

 

I.

Yếu tố liên quan đến khuôn khổ pháp lý và thể chế

 

 

Đánh giá hệ thống khuôn khổ pháp lý chung

 

 

Hệ thống pháp lý liên quan đến lĩnh vực phóng xạ, hạt nhân

 

 

Hệ thống pháp lý liên quan đến lĩnh vực sinh học

 

 

Hệ thống pháp lý liên quan đến lĩnh vực hóa học

 

 

Pháp luật liên quan đến thực thi các điều ước quốc tế và UNSCRs về WMD

 

 

Yếu tố liên quan đến pháp nhân và thỏa thuận pháp lý

 

 

Dữ liệu thực thi pháp luật về PF

 

 

Đánh giá thiếu hụt về pháp luật phòng, chống phổ biến và PF

 

II.

Cơ chế thực thi, phối hợp, kiểm soát, giám sát, trao đổi thông tin trong nước và quốc tế

 

 

Khả năng phối hợp thực thi và trao đổi thông tin của các cơ quan trong nước và quốc tế thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn phổ biến và PF, nhận diện các luồng tài chính cho phổ biến

 

 

Đánh giá điểm yếu của hệ thống kiểm soát các tuyến đường vận chuyển hàng hóa bao gồm cả hàng hóa lưỡng dụng liên quan đến phổ biến và PF

 

 

Đánh giá khả năng phối hợp, thực thi, thanh tra, giám sát và trao đổi thông tin của các cơ quan trong nước

 

 

Những thiếu hụt, tồn tại trong phối hợp thực hiện CPF

 

III.

Yếu tố liên quan đến kinh tế và công nghệ

 

 

Hoạt động thương mại và tài chính liên quan

 

 

Khu công nghiệp mở

 

 

Hoạt động xuất/nhập khẩu và thương mại trọng yếu và xu hướng liên quan đến luồng tài chính cho PF

 

 

Tác động từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý Internet, viễn thông...

 

IV.

Yếu tố liên quan đến chính trị và xã hội

 

 

Quan điểm của Việt Nam trong phòng, chống phổ biến

 

 

Mối quan hệ ngoại giao và sự hiện diện của các cơ quan ngoại giao các quốc gia có WMD tại Việt Nam

 

 

Sự hiện diện của các nhân tố khác có mối quan hệ với quốc gia phổ biến WMD

 

C.

HẬU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG PH BIN VÀ PF

 

I.

Ảnh hưởng đến cuộc sống con người, môi trường hoặc cơ sở hạ tầng

 

II.

Tác động đến an ninh hoặc ổn định quốc tế và khu vực

 

III.

Tác động đến nền kinh tế hoặc hệ thống tài chính quốc gia

 

IV.

Ảnh hưởng đến các lĩnh vực công nghiệp; thiệt hại về uy tín toàn cầu

 

D.

KẾT LUẬN MỨC ĐỘ RỦI RO V PF CỦA VIỆT NAM

 

 

PHẦN III

KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VỀ TÀI TRỢ PHỔ BIẾN WMD ĐẾN 2025

 

I.

Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về chống phổ biến và PF của Việt Nam

 

II.

Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong hoạt động phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và chống phổ biến

 

III.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về chống phổ biến và PF theo Nghị định 81 và pháp luật có liên quan

 

IV.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống phổ biến và PF tại bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các khu vực tư nhân

 

V.

Tổ chức nguồn lực, nhân lực thực hiện cam kết quốc tế về AML/CTF/CPF theo RBA

 

VI.

Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 81 và những hành động sau đánh giá đa phương của APG

 

VII.

Bộ, ngành, địa phương thực hiện ĐGRR về PF; thu thập, thống kê số liệu, thông tin, ĐGRR quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 (5 năm/1 lần)

 

 

PHỤ LỤC

 

 

Phần I

THÔNG TIN CHUNG

I. Một số hiểu biết về WMD, phổ biến và PF

1. WMD hay còn gọi là vũ khí hủy diệt lớn là các loại vũ khí được chế tạo, sản xuất có khả năng sát thương cao trên diện rộng, có khả năng hủy diệt, gây tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất, môi trường sinh thái và gây hoảng loạn về tâm lý, tinh thần con người, bao gồm: vũ khí hạt nhân, vũ khí phóng xạ, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và các vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự hoặc bất kỳ vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự WMD nào được chế tạo trong tương lai.

Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ