ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
824/QĐ-UBND
|
Sơn
La, ngày 13 tháng 5 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM
BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH SƠN LA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2019;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP
ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn
vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định 20/2021/NĐ-CP
ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH
ngày 24/6/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều
của Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP
ngày 21/6/2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp
công lập;
Căn cứ Thông tư số
33/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/02/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ
giúp xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội;
Căn cứ Quyết định số
08/2021/QĐ-UBND ngày 26/5/2021 của UBND tỉnh ban hành quy định về phân cấp quản
lý tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Căn cứ Quyết định số
11/2022/QĐ-UBND ngày 07/4/2022 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh
Sơn La;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội
vụ tại Tờ trình số 357/TTr-SNV ngày 11 tháng 5 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Bảo trợ xã hội tỉnh Sơn La, như sau:
1. Vị trí và chức năng
a) Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sơn
La (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, có chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục hướng nghiệp, phục hồi chức năng cho các đối tượng bảo trợ xã
hội và các đối tượng khác do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của
pháp luật.
b) Trung tâm có tư cách pháp nhân, có
con dấu, trụ sở và tài khoản riêng, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm; chịu sự chỉ đạo, quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động
Thương binh và Xã hội và sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp
vụ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc,
nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại điều 24, Nghị định
20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ, gồm các đối tượng bảo trợ xã hội
sau:
a) Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn
nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm
con nuôi;
- Mồ côi cả cha và mẹ;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại
bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại
đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại
đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích
theo quy định của pháp luật;
- Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm
sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Cả cha và mẹ đang trong thời gian
chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm
hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc;
- Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích
theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi
dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích
theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án
phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính
tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm
sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian
chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm
hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc.
b) Người cao tuổi thuộc một trong các
trường hợp quy định tại Điều 17 của Luật Người cao tuổi:
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo,
không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và
quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không
thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo
hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
c) Người khuyết tật đặc biệt nặng
không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống, quy định tại Điều 45 của Luật
Người khuyết tật.
d) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao
gồm:
- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn
nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
- Trẻ em lang thang xin ăn trong thời
gian chờ đưa về nơi cư trú;
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác
theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối
tượng này tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp
quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì báo cáo
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.
d) Đối tượng tự nguyện gồm:
- Người cao tuổi thực hiện theo hợp
đồng ủy nhiệm chăm sóc;
- Người không thuộc diện quy định tại
các khoản a, b và c có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội, tự nguyện
đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí.
2.2. Tổ chức các hoạt động cung cấp
dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội và cung cấp dịch vụ chăm
sóc, nuôi dưỡng cho người có nhu cầu theo quy định.
2.3. Từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ
trợ giúp xã hội, cho đối tượng nếu không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
Trung tâm, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
2.4. Được lựa chọn các biện pháp
nghiệp vụ trợ giúp xã hội, để trợ giúp đối tượng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức áp dụng các mô hình quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
2.5. Được tổ chức vận động và tiếp
nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước
và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của Trung tâm.
2.6. Các quyền khác theo quy định của
pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức
3.1. Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và
không quá 02 Phó Giám đốc.
a) Giám đốc Trung tâm chịu trách
nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và trước pháp luật về
toàn bộ hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội.
b) Phó Giám đốc Trung tâm là người
giúp Giám đốc Trung tâm phụ trách một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi
Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt
động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sơn La.
3.2. Các phòng chuyên môn thuộc Trung
tâm, gồm:
a) Phòng Hành chính - Tổng hợp;
b) Phòng Quản lý chăm sóc;
c) Phòng Y tế và nuôi dưỡng;
d) Phòng Công tác xã hội.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nội vụ, Lao động - Thương binh
và Xã hội, Tài chính; Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sơn La; Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP, phòng KGVX;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, NC, Hiệp (15b).
|
CHỦ
TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|