HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 80/QĐ-HĐND
|
Nghệ An, ngày 12 tháng 08 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ
NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
BAN VĂN HÓA - XÃ HỘI HĐND TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2016;
Căn cứ Nghị quyết /2016/NQ-HĐND ngày /8/2016 của
Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021;
Nghị quyết số 204/2015/NQ-HĐND ngày 20/12/2015 ban hành
Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh
năm 2016 và và Chương trình công tác số 03/CTr-HĐND ngày 14/01/2016 của Ban Văn
hóa-Xã hội HĐND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Đoàn giám sát công tác quản lý hoạt động
hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An, gồm các ông, bà có tên sau
đây:
1. Ông Hồ Phúc Hợp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng
Ban VH-XH - Trưởng đoàn;
2. Bà Nguyễn Thị Lan - Phó Trưởng Ban
VH-XH chuyên trách - Phó Trưởng đoàn;
3. Bà Nguyễn Thị Thành An - Phó Trưởng
Ban VH-XH chuyên trách - Phó Trưởng đoàn;
4. Ông Bùi Đình Long - Tỉnh ủy viên,
Giám đốc Sở Y tế, Ủy viên Ban VH- XH - Thành viên;
5. Ông Nguyễn Như Khôi - Tỉnh ủy
viên, Giám đốc Đài PTTH tỉnh, Ủy viên Ban VH-XH - Thành
viên;
6. Ông Nguyễn Tử Phương - Ủy viên BCH
Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, Ủy viên Ban VH-XH - Thành viên;
7. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Phó Chủ
tịch Hội LHPN tỉnh, Ủy viên Ban VH-XH - Thành viên;
8. Ông Thái Văn Thành - Phó Bí Thư Đảng
ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, Ủy viên Ban VH-XH - Thành viên;
9. Bà Đinh Thị An Phong, Đảng ủy
viên, Chủ tịch Hội LHPN xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Ủy viên Ban
VH-XH - Thành viên.
Kính mời tham gia đoàn giám sát: Thường
trực HĐND tỉnh; Đại diện lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh; Đại diện Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
Đại diện lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh; Đại diện lãnh đạo:
Sở Y tế; Sở Công thương, Công an tỉnh; Đại diện Thường trực HĐND, Ban Kinh tế -
Xã hội HĐND thành phố Vinh và các huyện: Quỳnh Lưu, Qùy Hợp
(nơi đoàn đến giám sát).
Thư ký đoàn giám sát:
1. Ông Trần Văn Vinh-Trưởng phòng
Văn-Xã và Dân tộc, Văn phòng HĐND tỉnh - Tổ trưởng;
2. Bà Nguyễn Thị Vân-Chuyên viên
phòng Văn-Xã và Dân tộc, Văn phòng HĐND tỉnh - Tổ viên.
Điều 2. Đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Quy chế hoạt động của
HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021 và có trách nhiệm thực hiện Kế
hoạch giám sát (kèm theo Quyết định này); báo cáo kết quả giám sát với Thường
trực HĐND tỉnh và HĐND tỉnh.
Điều 3. Văn phòng HĐND tỉnh có trách nhiệm tham mưu, bố
trí phương tiện và kinh phí phục vụ cho hoạt động của Đoàn giám sát theo quy định
hiện hành.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng HĐND tỉnh, Thủ trưởng
các đơn vị liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 1 căn cứ quyết định thi
hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các đơn vị được giám sát theo
Kế hoạch;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài chính, Công an tỉnh;
- LĐ Văn phòng HĐND tỉnh;
- Trưởng các phòng; CV phòng VX- DT (2);
- Kế toán;
- Lưu: VT.
|
TM.
BAN VĂN HÓA - XÃ HỘI
TRƯỞNG BAN
Hồ Phúc Hợp
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
GIÁM SÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ Y DƯỢC TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Kế hoạch số 10/KH-HĐND ngày 12 tháng 8
năm 2016 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh)
• Đối với Sở Y tế
I. Đặc điểm tình hình
Nêu đặc điểm tình, hình liên quan đến
công tác quản lý hoạt động hành nghề y dược tư nhân trên địa
bàn tỉnh Nghệ An
- Số lượng, loại hình các cơ sở y, dược
tư nhân.
- Về chất lượng
đội ngũ nhân sự làm việc tại các cơ sở y dược tư nhân.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở y, dược tư nhân.
II. Công tác quản lý hoạt động
hành nghề y dược tư nhân
1. Việc tham mưu ban hành và chỉ đạo
thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hành nghề y, dược tư nhân.
Việc tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
hành nghề y, dược tư nhân.
(Nêu rõ các văn bản đã ban hành
theo phụ lục 1). Đánh giá
hiệu quả, chất lượng và hiệu quả thực hiện các văn bản.
2. Việc tổ chức
thực hiện việc xét duyệt cấp, cấp lại: Chứng chỉ hành nghề, Giấy phép hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo đúng
quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Dược và các văn bản khác có liên
quan.
Số người hành nghề đã được cấp? cấp lại
chứng chỉ hành nghề? Số người hành nghề chưa được cấp chứng chỉ hành nghề; Số người hành nghề đã đăng ký
hành nghề? Số người hành nghề chưa đăng ký hành nghề; Số cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đã được cấp? cấp lại? điều chỉnh giấy
phép hoạt động trên địa bàn tỉnh?. Số cơ sở hành nghề y, dược chưa được cấp giấy
phép hoạt động?.
3. Hướng dẫn việc quản lý giá đối với
dịch vụ y, dược tư nhân.
4. Công tác hướng dẫn, đào tạo, bồi
dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho người hành nghề y, dược tư
nhân.
5. Việc rà soát, thống kê các cơ sở
hành nghề y, dược tư nhân.
6. Bộ máy tổ chức và công tác tập huấn,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý hoạt động hành nghề y dược tư
nhân (số lượng, cơ cấu, trình độ).
7. Công tác phối hợp của các ngành,
các cấp cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý hoạt động hành nghề y dược tư
nhân.
8. Công tác thông tin, tuyên truyền,
phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động hành nghề
y dược tư nhân.
9. Việc kiểm tra, thanh tra việc việc
cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, việc thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và việc chấp hành
pháp luật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi địa phương quản lý;
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về hành nghề
y, dược tư nhân.
Tình trạng các cơ sở y, dược tư nhân
vi phạm các quy định về hành nghề, các lỗi vi phạm chủ yếu (hành nghề y, hành
nghề dược), việc xử lý vi phạm: Số người hành nghề vi phạm
bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, tước quyền sử dụng chứng
chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động chuyên môn trên địa bàn tỉnh? Số cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị thu hồi giấy phép hoạt động, tước
quyền sử dụng giấy phép hoạt động, Số cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị đình
chỉ (một phần, toàn bộ) giấy phép hoạt động?. Số tiền thu
được từ xử phạt vi phạm hành chính.
III. Đánh giá chung
1. Những kết quả đạt được
2. Những những khó khăn, vướng mắc, tồn
tại, hạn chế.
3. Nguyên nhân (phân tích rõ nguyên
nhân khách quan và chủ quan)
VI. Kiến
nghị và đề xuất./.
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
GIÁM SÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ Y DƯỢC TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Kế hoạch số 10/KH-HĐND ngày 12 tháng 8
năm 2016 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh)
• Đối với Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
I. Đặc điểm tình hình
Nêu đặc điểm tình hình liên quan đến
công tác quản lý hoạt động hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số lượng, loại hình các cơ sở y, dược
tư nhân.
- Về chất lượng
đội ngũ nhân sự làm việc tại các cơ sở y dược tư nhân.
- Về cơ sở vật
chất, trang thiết bị tại các cơ sở y, dược tư nhân.
II. Công tác quản lý hoạt động
hành nghề y dược tư nhân
1. Việc tham mưu ban hành các văn bản
hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện. (Nêu rõ các văn bản đã ban hành theo phụ lục 1). Đánh giá hiệu quả, chất lượng và hiệu quả
thực hiện các văn bản.
2. Công tác thông tin, tuyên truyền,
phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động hành nghề y dược tư nhân.
3. Việc thực hiện hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh, kinh doanh thuốc và việc chấp hành pháp luật của
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bán thuốc trong phạm vi địa phương quản
lý.
4. Việc rà soát, thống kê các cơ sở
hành nghề y, dược tư nhân. Tổng số cơ sở hành nghề y, tổng số cơ sở hành nghề
dược trên địa bàn.
- Số người hành nghề đã được cấp? cấp
lại chứng chỉ hành nghề? Số người hành nghề chưa được cấp
chứng chỉ hành nghề; Số người hành nghề đã đăng ký hành
nghề? Số người hành nghề
chưa đăng ký hành nghề; Số cơ sở hành
nghề y, dược tư nhân đã được cấp? cấp lại? điều chỉnh giấy
phép hoạt động trên địa bàn tỉnh?. Số cơ sở hành nghề y, dược chưa được cấp giấy
phép hoạt động?.
5. Trách nhiệm của Phòng Y tế trong
việc tham mưu cho UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm
tra theo định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư
nhân.
6. Công tác phối hợp của các ngành,
các cấp cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý hoạt động hành nghề y dược tư
nhân.
7. Công tác hướng dẫn, đào tạo, bồi
dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho người hành nghề y, dược tư
nhân.
8. Việc kiểm tra, thanh tra việc chấp
hành pháp luật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi địa phương quản lý; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp
luật về hành nghề y, dược tư nhân.
Tình trạng các cơ sở y, dược tư nhân
vi phạm các quy định về hành nghề, các lỗi vi phạm chủ yếu (hành nghề y, hành
nghề dược), việc xử lý vi phạm: Số người
hành nghề vi phạm bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, tước quyền sử dụng chứng chỉ
hành nghề, đình chỉ hoạt động chuyên môn trên địa bàn tỉnh? Số cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị thu hồi giấy phép hoạt động, tước
quyền sử dụng giấy phép hoạt động, Số cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị đình
(một phần, toàn bộ) chỉ giấy phép hoạt động?. Số tiền thu
được từ xử phạt vi phạm hành chính.
III. Đánh giá chung
1. Những kết quả đạt được
2. Những những khó khăn, vướng mắc, tồn
tại, hạn chế.
3. Nguyên nhân (phân tích rõ nguyên
nhân khách quan và chủ quan)
VI. Kiến nghị và đề xuất./.