Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 788/2002/QĐ-UB ban hành Quy chế làm việc của Thanh tra tỉnh Long An

Số hiệu 788/2002/QĐ-UB
Ngày ban hành 11/03/2002
Ngày có hiệu lực 11/03/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Trương Văn Tiếp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 788/2002/QĐ-UB

Tân An, ngày 11 tháng 3 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

“V/V BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA THANH TRA TỈNH”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01/4/1990;

- Căn cứ Quy chế làm việc của UBND tỉnh ban hành kèm theo quyết định số 754/2001/QĐ.UB ngày 23/3/2001 của UBND tỉnh;

- Xét đề nghị tại văn bản số 23/TTr ngày 19/02/2002 của Thanh tra tỉnh và ý kiến của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh (văn bản số 38/CVTC ngày 20/02/2002);

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế làm việc của Thanh tra tỉnh.

Điều 2: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các Sở ngành, Đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện - thị thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh.
- TT.BCĐ CCHC tỉnh.
- Như điều 2.
- NC.UB.
- Lưu.
-U\Quyche_thanhtratinh

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Văn Tiếp

 

QUY CHẾ LÀM VIỆC

CỦA THANH TRA TỈNH
(ban hành kèm theo Quyết định số 788/2002/QĐ.UB ngày 11 tháng 3 năm 2002 của UBND tỉnh)

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:

Điều 1: Thanh tra tỉnh là cơ quan của UBND tỉnh, có chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của UBND tỉnh; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh và sự chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước về công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra.

Điều 2: Nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra huyện- thị, Sở ngành thuộc quyền quản lý trực tiếp của UBND tỉnh.

2. Hướng dẫn, kiểm tra các Sở ngành, UBND các huyện- thị thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác thanh tra và việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Tạm đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ kiến nghị, quyết định không đúng của Thanh tra huyện- thị, Sở ngành về công tác thanh tra; yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện -thị, Giám đốc các Sở ngành đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định không đúng về công tác thanh tra.

4. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của Giám đốc sở, Chủ tịch UBND các huyện- thị, việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Sở, nhiều huyện- thị, việc do Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Tổng thanh tra Nhà nước giao.

5. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan Trung ương và địa phương khác đóng tại địa phương mình theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của UBND tỉnh.

Khi cần thiết, được điều động cán bộ thanh tra viên của Sở ngành, huyện -thị để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch UBND các huyện- thị thanh tra hoặc phúc tra việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

6. Kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết khiếu nại, tố cáo Chủ tịch UBND các huyện- thị, Giám đốc các sở ngành; giải quyết khiếu nại tố cáo mà Chủ tịch UBND các huyện- thị, Giám đốc các sở ngành đã giải quyết, nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; giải quyết vấn đề chưa nhất trí giữa Thanh tra huyện- thị với Chủ tịch UBND các huyện- thị, giữa Thanh tra sở với Giám đốc sở về công tác thanh tra.

7. Kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra, trong trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì có quyền bảo lưu và báo cáo Tổng Thanh tra Nhà nước giải quyết.

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC:

[...]