Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 784/QĐ-BTC năm 2018 về phân công lĩnh vực phụ trách của lãnh đạo Bộ Tài chính

Số hiệu 784/QĐ-BTC
Ngày ban hành 25/05/2018
Ngày có hiệu lực 01/06/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đinh Tiến Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BTÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 784/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG LĨNH VỰC PHỤ TRÁCH CỦA LÃNH ĐẠO BỘ TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Văn phòng Bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân công nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ Tài chính phụ trách các lĩnh vực công tác, các đơn vị trực thuộc theo nguyên tắc như sau:

1. Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ công tác của Bộ Tài chính; Lãnh đạo và điều hành hoạt động của Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ; thực hiện trách nhiệm thành viên Chính phủ theo quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ.

Các Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách một số lĩnh vực, trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động một số đơn vị và theo dõi hoạt động tài chính, ngân sách của một số địa phương, được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về những quyết định của mình.

2. Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính theo quy định tại Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính và quy định tại các Luật chuyên ngành.

3. Bảo đảm thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài chính theo quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ, của Bộ Tài chính và Quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

4. Bảo đảm chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực công tác, vừa tạo điều kiện để Lãnh đạo Bộ Tài chính nắm và hiểu rõ các mặt công tác khác của ngành.

5. Bảo đảm tính ổn định, kế thừa và có sự điều chỉnh từng bước cho phù hợp.

6. Bảo đảm tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả và thuận lợi trong giải quyết công việc.

Điều 2. Phân công nhiệm vụ cụ thể:

1. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng

a) Chỉ đạo trực tiếp công tác chiến lược, chính sách tài chính Ngành; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế liên quan đến Ngành Tài chính; công tác cải cách hiện đại hóa Ngành Tài chính;

b) Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ, các nhiệm vụ công tác của Bộ và của Ngành quy định tại Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính và các Luật chuyên ngành.

c) Giữ vị trí và các chức danh: Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính; Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng - kỷ luật Ngành Tài chính; Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Trực tiếp phụ trách: Vụ Tổ chức cán bộ.

2. Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn

a) Giúp Bộ trưởng điều hành công tác thường xuyên của cơ quan Bộ và Lãnh đạo cơ quan Bộ khi Bộ trưởng vắng mặt; giúp Bộ trưởng chỉ đạo triển khai công tác Hiện đại hóa, cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính của Ngành Tài chính.

b) Chỉ đạo trực tiếp lĩnh vực về Kho bạc Nhà nước, quản lý nhà nước về lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước (bao gồm cả ngân sách quốc phòng, an ninh và ngân sách Đảng); thanh tra tài chính (kể cả thanh tra nội bộ ngành); công tác pháp chế; công tác kế toán và kiểm toán; công tác văn phòng; công tác thi đua khen thưởng; công tác nghiên cứu khoa học; công tác Đảng, Thanh niên và Cựu chiến binh Bộ Tài chính.

Trực tiếp phụ trách: Kho bạc Nhà nước, Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ I, Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế, Cục Quản lý giám sát Kế toán và Kiểm toán, Vụ Thi đua Khen thưởng, Văn phòng Bộ, Viện chiến lược và Chính sách tài chính, Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Đoàn Thanh niên cơ quan Bộ Tài chính.

c) Theo dõi và chỉ đạo công tác tài chính - ngân sách của các tỉnh, thành phố: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.

3. Thứ trưởng Trần Xuân Hà

a) Chỉ đạo trực tiếp công tác quản lý nợ công, tài chính đối ngoại; tài chính trong lĩnh vực hợp tác và hội nhập quốc tế; quản lý công tác thuế; công tác quản lý nhà nước về tài sản công.

Trực tiếp phụ trách: Tổng cục Thuế, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Vụ Hợp tác Quốc tế, Cục Quản lý Công sản.

[...]