ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 781/QĐ-UBND
|
Sóc Trăng, ngày
03 tháng 4 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC THỦY LỢI ÁP DỤNG TẠI CẤP
HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010
của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm
soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018
của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày
06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày
31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục
hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tại Tờ trình số 42/TTr-SNN ngày 28/02/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo
Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Thủy lợi áp dụng tại cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định
này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày
Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng
đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông
tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh
Sóc Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm PVHCC;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Quốc Nam
|
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC THỦY LỢI ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
PHẦN
I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC THỦY
LỢI ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Số trang
|
|
Phê duyệt, điều chỉnh quy trình vận hành đối với
công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa do UBND tỉnh phân cấp
|
|
Tổng số: 01
TTHC.
|
PHẦN
II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN
HÀNH LĨNH VỰC THỦY LỢI ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
Thủ tục: Phê duyệt, điều chỉnh
quy trình vận hành đối với công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa
do UBND tỉnh phân cấp (mới ban hành)
- Trình tự thực hiện
* Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân
nộp hồ sơ trực tiếp (hoặc qua đường bưu điện) đến bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của UBND cấp huyện.
* Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của UBND cấp huyện kiểm tra, xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ,
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện thông báo bằng văn bản cho
tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, viết giấy hẹn trao cho người
nộp.
* Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hoặc Phòng kinh tế các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thẩm định hồ sơ,
kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện thì trình Ủy ban
nhân dân cấp huyện xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng kinh tế các huyện, thị xã, thành phố
trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị và thông báo lý do không cấp giấy
phép.
* Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở
cơ quan hành chính nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành được
lập theo mẫu 04 Phụ lục I Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Dự thảo quy trình vận hành công trình theo mẫu 02
Phụ lục I Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;
+ Văn bản góp ý kiến của các tổ chức thủy lợi cơ sở,
tổ chức khai thác công trình thủy lợi, cơ quan, đơn vị liên quan;
+ Bản đồ hiện trạng công trình thủy lợi.
* Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ chính
và 01 bộ điện tử).
- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá
nhân và tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân
cấp huyện.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hoặc Phòng kinh tế các huyện, thị xã, thành phố.
- Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định.
- Phí, lệ phí (nếu có): Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành được
lập theo mẫu 04 Phụ lục I Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Dự thảo quy trình vận hành công trình theo mẫu 02
Phụ lục I Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
- Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
+ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của
luật thủy lợi.
Phụ
lục I
Mẫu 04: Mẫu Tờ
trình
TÊN ĐƠN VỊ
TRÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số…………….
|
…………., ngày ….….
tháng ……. năm 20……
|
TỜ TRÌNH
Về việc phê duyệt
và ban hành Quy trình vận hành công trình thủy lợi…………………..
Kính gửi: [tên
cơ quan phê duyệt và ban hành]
Căn cứ Quyết định số …….ngày ……./……./20……. của
…….…….…….……. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
…….…….…….…….
Căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH 14 ngày
19/6/2017;
Căn cứ Thông tư quy định chi tiết một số điều của
Luật Thủy lợi ngày …….tháng …….năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
Căn cứ …….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….
Quy trình vận hành công trình thủy lợi …….…….đã được
…….…….lập …….
[Tên đơn vị trình] lập Tờ trình kính đề nghị
[tên cơ quan phê duyệt và ban hành] phê duyệt và ban hành quy trình vận
hành công trình thủy lợi với nội dung chính như
sau:………………………………………………………………………………………
I. THÔNG TIN CHUNG QUY TRÌNH
1. Tên công trình:
…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….
2. Loại công trình: (đặc biệt, liên tỉnh, 01 tỉnh..)
…….…….…….…….…….…….…
3. Người quyết định đầu tư:
…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….
4. Tên chủ đầu tư (nếu có) và các thông tin để liên
hệ (địa chỉ, điện thoại,...): …..
5. Địa điểm:
…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….……..
6. Nguồn vốn đầu tư:
…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….……….
7. Thời gian thực hiện:
…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….
8. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
…….…….…….…….…….…….…….…….…….
9. Nhà thầu lập Quy trình vận hành công trình thủy
lợi: …….…….…….…….…….
10. Các thông tin khác (nếu có):
…….…….…….…….…….…….…….…….………
II. HỒ SƠ KÈM THEO GỒM CÓ:
1. Văn bản pháp lý:
- Văn bản chủ trương về việc lập quy trình vận hành
công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ
trương lập quy trình vận hành (đối với dự án sử dụng vốn khác);
- Quyết định lựa chọn nhà thầu lập quy trình vận
hành;
- Quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch thủy lợi
vùng, các tỉnh của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ kèm theo gồm có:
- Bản dự thảo "Quy trình vận hành công trình
thủy lợi" theo mẫu Phụ lục I, Thông tư này.
- Các tài liệu tính toán (Kiểm tra lại các thông số
khí tượng thủy văn, năng lực của các công trình thủy lợi, yêu cầu cấp nước,
tiêu nước, cân bằng nước)
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật: báo cáo tính
toán nhu cầu nước, thủy văn, thủy nông, thủy lực....
- Các văn bản, tài liệu sử dụng trong quá trình lập
quy trình.
- Các văn bản đóng góp ý kiến của địa phương, ngành
liên quan.
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo.
- Bản điện tử lưu trữ toàn bộ hồ sơ trình thẩm định.
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan phê duyệt) phê duyệt
quy trình vận hành (Tên quy trình)./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tên cơ quan thẩm định;
- Lưu.
|
[Tên đơn vị trình]
Thủ trưởng
(Ký tên và đóng dấu)
|
Mẫu số 02:
QUY TRÌNH VẬN
HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT, CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN, CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI VỪA
TÊN CƠ QUAN RA
QUYẾT ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số
/QĐ-……..
|
…………., ngày ….….
tháng ……. năm 20……
|
Quy trình vận
hành công trình thủy lợi …………………………………
(Ban hành kèm
theo Quyết định số ………../QĐ-… ... ngày / /20... của
……………………………………………………………)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Cơ sở pháp lý
Trích dẫn các văn bản pháp quy liên quan đến quản
lý khai thác công trình thủy lợi: Luật Thủy lợi; Luật Tài nguyên nước; Luật Đê điều;
Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản liên quan khác.
2. Nguyên tắc vận hành công trình
Vận hành công trình mang tính hệ thống không chia cắt
theo địa giới hành chính; vận hành, khai thác theo thiết kế và năng lực thực tế
của các công trình.
3. Nhiệm vụ của hệ thống công trình: Tưới, cấp
nước, tiêu, thoát nước, rửa mặn, ngăn lũ...
4. Thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình
đầu mối chủ yếu trong hệ thống
5. Các quy định khác tùy theo điều kiện cụ thể của
hệ thống
Chương II
VẬN HÀNH TƯỚI, CẤP
NƯỚC
1. Trường hợp nguồn nước đảm bảo yêu cầu dùng nước
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các
công trình phân phối nước.
2. Trường hợp nguồn nước không đảm bảo yêu cầu
dùng nước
- Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với
các đối tượng dùng nước;
- Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước
hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước...;
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các
công trình phân phối nước.
3. Trường hợp khi xảy ra hạn hán, thiếu nước,
xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, thau chua, rửa mặn hệ thống
- Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với
các đối tượng dùng nước;
- Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước
hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước...;
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các
công trình phân phối nước.
4. Trường hợp đặc biệt
Dự báo có tin bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc mưa lớn
ảnh hưởng đến hệ thống; Lũ sông cao (từ báo động 3 trở lên); công trình chính gặp
sự cố.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các
công trình phân phối nước.
Chương III
VẬN HÀNH TIÊU,
THOÁT NƯỚC
I. Vận hành tiêu thoát nước
Vận hành hệ thống tiêu sau mỗi đợt tưới hoặc có những
vùng cục bộ cần tiêu để ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt, cải thiện
chất lượng nước, cụ thể:
1. Hệ thống không ảnh hưởng thủy triều
a) Trường hợp 1: Năng lực của hệ thống đảm bảo yêu
cầu tiêu nước.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng
với mưa thiết kế (tính theo lượng mưa 1, 3, 5.. ngày lớn nhất).
b) Trường hợp 2: Năng lực của hệ thống không đảm bảo
yêu cầu tiêu nước (lượng mưa thực tế lớn hơn lượng mưa thiết kế).
- Thứ tự và mức độ ưu tiên đảm bảo tiêu nước đối với
các đối tượng cần tiêu nước;
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng
với mưa thiết kế (tính theo lượng mưa 1, 3, 5.. ngày lớn nhất);
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu nước, thay đổi
diện tích vùng tiêu hoặc hướng tiêu, điều chỉnh yêu cầu tiêu nước (lưu lượng và
thời gian tiêu nước)... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối
tượng.
2. Hệ thống ảnh hưởng thủy triều
a) Trường hợp 1: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ
triều cường.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
b) Trường hợp 2: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ
triều kém.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.
c) Trường hợp 3: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ
triều cường, lũ sông thấp.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu
bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và
thứ tự ưu tiên của đối tượng.
d) Trường hợp 4: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ
triều kém, lũ sông thấp.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu
bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và
thứ tự ưu tiên của đối tượng.
đ) Trường hợp 5: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ
triều cường, lũ sông cao.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu
bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và
thứ tự ưu tiên của đối tượng.
e) Trường hợp 6: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ
triều kém, lũ sông cao.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu
bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và
thứ tự ưu tiên của đối tượng.
g) Trường hợp 7: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ
triều cường, lũ sông cao.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu
bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và
thứ tự ưu tiên của đối tượng.
h) Trường hợp 8: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ
triều kém, lũ sông cao.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu
bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và
thứ tự ưu tiên của đối tượng.
II. Vận hành thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu
bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và
thứ tự ưu tiên của đối tượng.
III. Vận hành tiêu nước đệm
Dự báo có bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc các hình
thái thời tiết gây mưa lớn trong hệ thống.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.
IV. Vận hành trong trường hợp đặc biệt: Quy
định vận hành công trình khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu
bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và
thứ tự ưu tiên của đối tượng; đề xuất phương án xử lý nguy cơ xảy ra sự cố hoặc
khắc phục khẩn cấp sự cố để đảm bảo an toàn.
Chương IV
QUAN TRẮC CÁC YẾU
TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
1. Quy định các trạm, điểm đo và theo dõi lượng
mưa, mực nước, lưu lượng và bốc hơi
2. Quy định chế độ quan trắc theo mùa, vụ sản xuất
3. Quy định đo kiểm tra định kỳ, chất lượng nước của
hệ thống
4. Quy định chế độ báo cáo, sử dụng và lưu trữ tài
liệu KTTV
5. Quy định chế độ kiểm tra định kỳ các thiết bị, dụng
cụ quan trắc KTTV
Chương V
TRÁCH NHIỆM VÀ
QUYỀN HẠN
1. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức,
cá nhân đối với việc vận hành hệ thống
- Ủy ban nhân dân các cấp;
- Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục
Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình thủy lợi do
Bộ quản lý; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình thủy lợi
trong phạm vi tỉnh quản lý;
- Các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác hệ thống
công trình thủy lợi;
- Các tổ chức, cá nhân hưởng lợi.
2. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc
huy động nhân lực, vật tư để ứng cứu, phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn
công trình của các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời điểm thi hành QTVH hệ thống
2. Nguyên tắc sửa đổi, bổ sung QTVH hệ thống
3. Hình thức xử lý vi phạm QTVH hệ thống theo quy định
của pháp luật
|
(Tên cơ quan phê duyệt)
Thủ trưởng
(Ký tên, đóng dấu)
|
Phụ lục kèm theo quy trình vận hành công trình
1. Tổng quan về hệ thống công trình thủy lợi
- Đặc điểm hệ thống (địa hình, KTTV, dân sinh kinh
tế, môi trường...);
- Danh mục các văn bản pháp quy liên quan đến hệ thống
(qui hoạch, thiết kế, bổ sung nâng cấp công trình...).
2. Thống kê các công trình chủ yếu
Thống kê các công trình đầu mối và các công trình
trên trục chính (vị trí, thông số kỹ thuật, nhiệm vụ, đặc điểm hiện trạng...).
3. Bản đồ hệ thống theo thiết kế được duyệt
- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tưới in
trên khổ A3;
- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tiêu in
trên khổ A3.