ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 78/QĐ-UBND
|
Kon Tum, ngày 06
tháng 02 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG THUỘC LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà
nước giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định số
256/QĐ-UBND ngày 22 tháng 05 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
công bố bổ sung thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà
nước cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Căn cứ Quyết định số
440/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
phê duyệt Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi thẩm
quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 07/TTr-SKHCN ngày 02 tháng 02 năm 2024 về
việc đề nghị công bố thủ tục hành chính nội bộ được sửa đổi thuộc lĩnh vực khoa
học và công nghệ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định 02 thủ tục hành chính nội
bộ được sửa đổi, bổ sung thuộc lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thực hiện trên địa
bàn tỉnh Kon Tum (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế
thủ tục hành chính nội bộ số 1, số 2 mục IV phần I và phần II tại Phụ lục ban
hành kèm theo Quyết định số 256/QĐ-UBND ngày 22 tháng 05 năm 2023 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc công bố bổ sung thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở
Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP (để báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh;
- Viễn Thông Kon Tum (để phối hợp);
- Lưu: VT, TTHCC.VTH
|
CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Tuấn
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC VÀ NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI
BỘ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
KON TUM
(Kèm theo Quyết định số: 78/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2024 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
PHẦN I:
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT
|
Tên Thủ tục hành chính
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Xét, công nhận sáng kiến cấp
tỉnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum
|
- Cơ quan thực hiện: Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Kon Tum.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
|
2
|
Xét, công nhận phạm vi ảnh hưởng,
hiệu quả áp dụng của sáng kiến cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum
|
- Cơ quan thực hiện: Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Kon Tum.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
|
Tổng cộng: 02 thủ tục hành chính
nội bộ cấp tỉnh
PHẦN II: NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ SỬA
ĐỔI
1. Tên thủ
tục: Xét, công nhận sáng kiến cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum
* Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sở Khoa học và
Công nghệ (Cơ quan thường trực Hội đồng sáng kiến tỉnh) tiếp nhận hồ sơ
đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh của các tác giả/nhóm tác giả nộp trực tiếp
tại phòng Quản lý Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ; thông qua Hệ thống quản
lý văn bản và điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum; hoặc nộp qua dịch vụ
bưu chính đến địa chỉ: tầng 4, tòa nhà B, Trung tâm hành chính tỉnh Kon Tum, tổ
8, phường Thống nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Đợt 1, từ ngày 01/01 đến ngày
31/01 hằng năm đối với các cơ quan Đảng, đoàn thể; các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Đợt 2, đối với sáng kiến thuộc
lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Thời điểm xét công nhận sáng kiến cấp tỉnh trong
vòng 3 tháng kể từ sau khi kết thúc năm học.
Bước 2: Sở Khoa học và
Công nghệ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ:
+ Sở Khoa học và Công nghệ tổng
hợp và tiến hành thẩm định bước đầu.
+ Sau khi có kết quả thẩm định
bước đầu, Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng
sáng kiến tỉnh và xin ý kiến chỉ đạo tổ chức cuộc họp xét, công nhận sáng kiến
cấp tỉnh.
+ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
trình xin ý kiến Chủ tịch Hội đồng sáng kiến tỉnh.
+ Chủ tịch Hội đồng sáng kiến tỉnh
có văn bản chỉ đạo tổ chức Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp tỉnh.
+ Sở Khoa học và Công nghệ tham
mưu tổ chức họp Hội đồng.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở
Khoa học và Công nghệ phản hồi cho đơn vị, cá nhân đề nghị biết.
Bước 3: Sau khi có kết
quả họp Hội đồng, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo kết quả đến các tác giả/đồng
tác giả.
Bước 4: Trong thời hạn
04 ngày làm việc sau khi thông báo kết quả họp Hội đồng đến các tác giả/đồng
tác giả, nếu không có ý kiến phản đối, khiếu nại, Sở Khoa học và Công nghệ hoàn
thiện hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành Quyết định
công nhận sáng kiến cấp tỉnh.
- Trường hợp có ý kiến khiếu nại:
+ Sở Khoa học và Công nghệ tham
mưu Hội đồng sáng kiến tỉnh tổ chức họp lại để xem xét.
+ Trường hợp sáng kiến khiếu nại
được Hội đồng xem xét công nhận thì Sở Khoa học và Công nghệ hoàn thiện hồ sơ,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành Quyết định công nhận sáng
kiến cấp tỉnh.
+ Trường hợp sáng kiến khiếu nại
không được Hội đồng xem xét công nhận thì Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản
trả lời cho tổ chức, cá nhân khiếu nại biết.
Bước 5: Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh trình hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cho Chủ tịch UBND tỉnh
xem xét.
Bước 6: Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh ký ban hành Quyết định công nhận sáng kiến cấp tỉnh và Giấy chứng
nhận sáng kiến.
Bước 7. Chuyển kết quả
và lưu trữ hồ sơ, cụ thể: Bộ phận Văn thư Ủy ban nhân dân tỉnh lấy số văn bản
và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Bước 8. Sở Khoa học và
Công nghệ gửi Quyết định công nhận sáng kiến cấp tỉnh cho các tác giả/nhóm tác
giả.
* Cách thức thực hiện: Trực
tiếp; qua dịch vụ bưu chính; hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành.
* Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
cấp tỉnh.
- Giấy chứng nhận sáng kiến cấp
cơ sở.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
giấy và kèm theo file Word để tổng hợp.
* Thời hạn giải quyết: Chưa
quy định
* Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Các cơ quan Đảng, đoàn thể; các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
* Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ
* Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về công nhận
sáng kiến cấp tỉnh.
* Phí, lệ phí (nếu có):
Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
cấp tỉnh (Phụ lục 1)
- Giấy chứng nhận sáng kiến cấp
cơ sở (Phụ lục 2)
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính (nếu có):
1. Mỗi đơn yêu cầu công nhận
sáng kiến chỉ áp dụng cho một giải pháp. Trường hợp tác giả có nhiều giải pháp
đề nghị công nhận sáng kiến thì không được gộp chung nhiều giải pháp đó vào
trong một đơn mà phải trình bày riêng trong từng đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
2. Đơn yêu cầu công nhận sáng
kiến được tác giả đánh máy vi tính hoặc viết tay trên giấy A4, trừ trường hợp
khi mô tả nội dung sáng kiến tác giả phải lựa chọn khổ giấy khác để trình bày
các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm cho phù hợp. Việc sử dụng
ngôn ngữ trong đơn theo yêu cầu như sau:
a) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt,
chính xác, phổ thông;
b) Không dùng từ ngữ địa
phương, từ ngữ cổ;
c) Chỉ được sử dụng từ ngữ nước
ngoài khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế; nếu từ ngữ nước
ngoài là từ ngữ thông dụng, phổ biến có thể sử dụng trực tiếp hoặc phải phiên
âm sang tiếng Việt;
d) Phải sử dụng ngôn ngữ viết,
cách diễn đạt phải ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu;
đ) Khi sử dụng thuật ngữ chuyên
môn cần phải làm rõ nội dung thì thuật ngữ đó phải được giải thích trong đơn;
e) Chỉ được sử dụng từ ngữ viết
tắt trong trường hợp cần thiết và phải giải thích nội dung của từ ngữ đó tại lần
xuất hiện đầu tiên trong đơn; nếu sử dụng nhiều từ viết tắt, cần phải có phụ lục
giải thích toàn bộ các từ viết tắt trong đơn;
g) Từ ngữ phải được sử dụng thống
nhất trong đơn và phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm
phát sinh nhiều cách hiểu; trường hợp dùng từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì
phải giải thích theo nghĩa được sử dụng trong đơn.
3. Trường hợp Đơn yêu cầu công
nhận sáng kiến được tác giả đánh máy vi tính thì phải sử dụng phông chữ tiếng
Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, cỡ chữ 13
hoặc 14.
4. Đơn yêu cầu công nhận sáng
kiến phải được tác giả ký và ghi rõ họ tên vào mục người nộp đơn ở trang cuối
cùng của đơn; trường hợp sáng kiến có đồng tác giả thì người nộp đơn phải là một
trong các đồng tác giả và phải được các đồng tác giả còn lại đồng ý nộp đơn và
cùng ký xác nhận vào đơn.
5. Không giới hạn số trang của
Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến; trường hợp đơn có từ 02 trang trở lên thì phải
đánh số trang và tác giả phải ký xác nhận vào góc phải dưới cùng mỗi trang của
đơn trừ trang cuối cùng đã có chữ ký của tác giả vào phần người nộp đơn.
Trường hợp sáng kiến có đồng
tác giả thì trừ trang cuối cùng đã có đầy đủ chữ ký của các đồng tác giả theo
quy định tại điểm 1.5 nêu trên, việc ký xác nhận vào các trang của đơn thực hiện
như sau:
a) Người có tỷ lệ phần trăm
đóng góp tạo ra sáng kiến nhiều nhất ký xác nhận;
b) Trường hợp các đồng tác giả
có tỷ lệ phần trăm đóng góp như nhau thì người giữ chức vụ cao nhất ký xác nhận;
c) Trường hợp còn lại do các đồng
tác giả tự thoả thuận để giao cho một đồng tác giả ký xác nhận vào các trang của
đơn.
6. Trường hợp sáng kiến có đồng
tác giả thì yêu cầu liệt kê khối lượng công việc đóng góp của từng tác giả để
xác định tỷ lệ % đóng góp công sức, trí tuệ của tác giả kèm theo đơn.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Thi đua, khen thưởng
năm 2022;
- Luật Khoa học và Công nghệ
năm 2013;
- Nghị định số 13/2012/NĐ-CP
ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến;
- Nghị định số 98/2023/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thi đua, khen thưởng;
- Thông tư số
18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị
định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ;
- Quyết định số 697/QĐ-UBND
ngày 22 tháng 9 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Hội
đồng sáng kiến tỉnh; Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2020 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng sáng
kiến tỉnh Kon Tum;
- Hướng dẫn số 03/HD-HĐSK
ngày 10/12/2020 của Hội đồng sáng kiến tỉnh hướng dẫn trình tự thủ tục xét,
công nhận sáng kiến và công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả của sáng kiến cấp
tỉnh; Văn bản số 1379/HĐSK ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng sáng kiến tỉnh
về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Hướng dẫn số 03/HD-SKHCN ngày 10 tháng
12 năm 2020 của Hội đồng Sáng kiến tỉnh.
PHỤ LỤC 1
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh
Kon Tum (Qua Sở Khoa học và Công nghệ)
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới
đây:
Số TT
|
Họ và tên
|
Ngày tháng năm sinh
|
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
|
Chức danh
|
Trình độ chuyên môn
|
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng
tác giả (nếu có)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Là tác giả (các đồng tác giả) đề
nghị xét công nhận sáng kiến 2: ...............
Lưu ý: Tác giả
sáng kiến là người tạo ra sáng kiến bằng chính sức lao động, trí tuệ của mình;
đồng tác giả sáng kiến là những người cùng góp công sức, trí tuệ tạo ra sáng kiến
chung (Người chỉ đầu tư, hỗ trợ về vật chất, kinh phí trong quá trình tạo ra
sáng kiến không được coi là tác giả sáng kiến). Người được xác định là đồng tác
giả sáng kiến phải xác định được khối lượng đóng góp trực tiếp về công sức, trí
tuệ vào sáng kiến, không thống kê những người không có đóng góp gì vào sáng kiến.
Đồng tác giả phải có đóng góp tối thiểu 30% công sức, trí tuệ vào sáng kiến.
Người có tỷ lệ đóng góp cao nhất sẽ là tác giả sáng kiến).
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
(trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến):
…………………………………………..…………......
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến3:……………………………………………
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần
đầu hoặc áp dụng thử (ghi ngày nào sớm hơn):
+ Trường hợp sáng kiến đã được
đưa vào áp dụng chính thức mà không trải qua các lần thử nghiệm nào thì ghi rõ
ngày, tháng, năm áp dụng lần đầu tiên;
+ Trường hợp sáng kiến đang
áp dụng thử nghiệm thì ghi rõ ngày, tháng, năm áp dụng thử lần đầu tiên;
+ Trường hợp sáng kiến đã trải
qua nhiều lần thử nghiệm và đến ngày nộp đơn đã được áp dụng chính thức thì ghi
rõ: “Áp dụng thử lần đầu tiên từ ngày ... tháng ... năm …; áp dụng chính thức lần
đầu tiên từ ngày ... tháng ... năm …”.
- Mô tả bản chất (nội dung) của
sáng kiến (cần đảm bảo các nội dung chủ yếu kèm theo Phụ lục này).
- Những thông tin cần được bảo
mật (nếu có):
- Danh sách những người đã tham
gia áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
TT
|
Họ và tên
|
Ngày tháng năm sinh
|
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
|
Chức danh
|
Trình độ chuyên môn
|
Nội dung công việc hỗ trợ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi
thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
|
……, ngày ...
tháng... năm .........
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
MÔ TẢ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Bối cảnh của giải pháp: trình
bày vắn tắt về không gian, thời gian, thực trạng của việc thực hiện, tống quan
những thông tin vê vấn đề cần nghiên cứu.
2. Lý do chọn giải pháp: sáng
kiến nhằm giải quyết vấn đề gì? vấn đề giải quyết có phải là vấn đề thiết thực
gắn với nhiệm vụ được phân công, hay vân đê cần thiết của ngành không?.
3. Phạm vi và đối tượng
nghiên cứu: Xác định phạm vi áp dụng sáng kiến, giới hạn lĩnh vực và đối tượng
nghiên cứu (sáng kiến cần tập trung giải quyết cho một bộ phận, một lĩnh vực hoặc
một vấn đề cụ thế nào đó trong chuyên môn).
4. Mục đích nghiên cứu: Giải
quyết những mâu thuẫn, những khó khăn gì cỏ tính bức xúc trong công tác. Tác giả
viết sáng kiến nham mục đích gì? (nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để
trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học....);
đóng góp của sáng kiến gì về mặt lý luận, về mặt thực tiễn.
5. Thực trạng của giải pháp đã
biết:
- Mô tả đầy đủ, chi tiết tình
trạng kỹ thuật hoặc phương pháp tổ chức sản xuất, công tác, tác nghiệp hiện tại
(thường làm) trước khi thực hiện nhũng giải pháp mới (mô tả chi tiết các bước/qui
trình thực hiện nhiệm vụ).
- Nêu, phân tích rõ những ưu,
nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp kỹ thuật hoặc giải pháp tổ chức sản
xuất, công tác, tác nghiệp hiện đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị hoặc
trong lĩnh vực công tác mình đảm nhiệm và phân tích nguyên nhân dẫn đến tình
hình đó.
Chú ý; Tác giả có thể
trình bày theo hai phần riêng hoặc đan xen nhau, nhưng nhất thiết phải đảm bảo
đủ hai nội dung trên.
6. Nội dung sáng kiến:
6.1. Bản chất của giải pháp
mới
- Mô tả những điểm mới cơ bản của
sáng kiến, tính ưu việt hơn so với giải pháp sẵn có; khẳng định tính sáng tạo về
mặt khoa học và thực tiễn (tác giả tự nghiên cứu, chưa được công bố, phổ biến,
áp dụng chính thống)
- Trình bày các bước/qui trình
thực hiện giải pháp;
- Ưu, nhược điểm của giải pháp
mới: Trình bày rõ những ưu điểm và nhược điểm (nếu có) của giải pháp mới.
- Bổ sung vào phần phụ lục (nếu
có): bản vẽ kỹ thuật hoặc sơ đồ để mô tả và minh họa nhằm bộc lộ rõ tính mới/tính
sáng tạo của giải pháp.
Yêu cầu: Phải có số liệu
so sánh hoặc các luận cứ chứng minh được tính mới, tính sáng tạo của giải pháp
mới.
6.2. Khả năng áp dụng của
sáng kiến
- Sáng kiến này đã được áp dụng/hoặc
áp dụng thử hay chưa? ở đâu?
- Nêu lĩnh vực mà sáng kiến có
thể áp dụng: Nông nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất,
quản lý hành chính...
- Điều kiện cần thiết để áp dụng
sáng kiến đó: để áp dụng sáng kiến này cần phải đảm bảo điều kiện gì?
- Nêu rõ phạm vi có thể áp dụng
sáng kiến: sáng kiến này có thể áp dụng trong cơ quan, địa phương, ngành, lĩnh
vực hay toàn tỉnh.
6.3. Đánh giá hiệu quả, lợi
ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được khi áp dụng giải pháp:
- Đánh giá của tác giả/nhóm tác
giả:
- Đánh giá của tổ chức, cá nhân
đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử.
Nội dung đánh giá của tác giả
và người áp dụng, gồm:
+ So sánh lợi ích kinh tế,
xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng
giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ
giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc
phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó - nếu
là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó);
+ Số tiền làm lợi (nếu có thể
tính được) và nêu cách tính cụ thể.
6.4. Những bài học kinh nghiệm,
kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng sáng kiến vào thực tiễn.
PHỤ LỤC 2
TÊN CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ -
|
Kon Tum,
ngày tháng năm
|
GIẤY
CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
***
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ……..
CHỨNG
NHẬN
Ông/Bà (các
Ông/Bà):…………………………………………………
Chức danh, nơi làm việc/cư
trú:………………………………………
Là tác giả (hoặc các đồng tác
giả) sáng kiến4:........................................................
do Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến …………
Tóm tắt nội dung sáng kiến:………………………………………………
Lợi ích kinh tế - xã hội có thể
thu được do áp dụng sáng kiến:……………
Số: …………
|
……, ngày ...
tháng... năm ...
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
|
2. Tên
thủ tục: Xét, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả của sáng kiến cấp tỉnh trên
địa bàn tỉnh Kon Tum
* Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sở Khoa học và
Công nghệ (Cơ quan thường trực Hội đồng sáng kiến tỉnh) tiếp nhận hồ sơ
đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng sáng kiến của các tác giả/nhóm
tác giả nộp trực tiếp tại phòng Quản lý Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ;
hoặc thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh
Kon Tum; hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ: tầng 4, tòa nhà B, Trung
tâm hành chính tỉnh Kon Tum, tổ 8, phường Thống nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon
Tum.
Thời gian tiếp nhận: Theo
tiến độ thời gian xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng của tỉnh và khi có yêu
cầu đề nghị của tác giả/nhóm tác giả có sáng kiến cấp tỉnh đã được công nhận.
Bước 2: Sở Khoa học và
Công nghệ kiểm tra tính hợp lệ.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ:
+ Sở Khoa học và Công nghệ thẩm
định bước đầu.
+ Sở Khoa học và Công nghệ gửi
hồ sơ và ý kiến thẩm định bước đầu đến Sở Nội vụ cho ý kiến.
+ Sở Nội vụ gửi ý kiến thẩm định
bước đầu về Sở Khoa học và Công nghệ.
+ Sau khi có ý kiến của Sở Nội
vụ, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo kết quả thẩm định bước đầu cho
Chủ tịch Hội đồng sáng kiến tỉnh và xin ý kiến chỉ đạo tổ chức cuộc họp xét,
công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến.
+ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
trình xin ý kiến Chủ tịch Hội đồng sáng kiến tỉnh.
+ Chủ tịch Hội đồng sáng kiến tỉnh
có văn bản chỉ đạo tổ chức Hội đồng xét, công nhận nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu
quả áp dụng của sáng kiến.
+ Sở Khoa học và Công nghệ tham
mưu tổ chức họp Hội đồng.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở
Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cho các đơn vị, cá nhân bổ sung hoàn thiện hồ
sơ theo quy định.
Bước 3: Căn cứ Kết luận
tại cuộc họp Hội đồng xét, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của
sáng kiến, Sở Khoa học và Công nghệ hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét ban hành Quyết định công nhận.
Bước 4: Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh trình hồ sơ đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng
của sáng kiến cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận.
Bước 5: Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh ký ban hành Quyết định công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng
của sáng kiến.
Bước 6. Chuyển kết quả
và lưu trữ hồ sơ, cụ thể:
- Bộ phận Văn thư Ủy ban nhân
dân tỉnh lấy số văn bản và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- Trả kết quả cho Sở Khoa học
và Công nghệ.
Bước 7. Sở Khoa học và
Công nghệ gửi Quyết định công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng
kiến cho các tác giả/nhóm tác giả.
* Cách thức thực hiện: Trực
tiếp; qua dịch vụ bưu chính; hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận hiệu quả,
phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến cấp tỉnh của tác giả/nhóm tác giả sáng kiến (Phụ
lục 9).
- Tờ trình đề nghị xét công nhận
hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng sáng kiến cấp tỉnh của cơ sở xét công nhận sáng kiến
cấp cơ sở.
- Bản sao Giấy chứng nhận sáng
kiến cấp tỉnh.
- Các tài liệu chứng minh hiệu
quả, phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng rộng rãi của sáng kiến (nếu có).
c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
giấy và kèm theo file Word để tổng hợp.
* Thời hạn giải quyết: Chưa
quy định.
* Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: các cơ quan đảng, đoàn thể; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
* Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ
* Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Quyết định của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Kon Tum về công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng
kiến cấp tỉnh.
* Phí, lệ phí (nếu có): Không
* Mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị công nhận phạm vi
ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến cấp tỉnh của tác giả/nhóm tác giả
sáng kiến (Phụ lục 9).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính (nếu có):
Sáng kiến đề nghị Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng khi có đủ các
điều kiện sau:
- Đã được Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh công nhận sáng kiến cấp tỉnh.
- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp tác giả (đồng tác giả)
đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm
vi ảnh hưởng của sáng kiến trên phạm vi toàn quốc thì ngoài việc đáp ứng đủ các
điều kiện nêu trên, tác giả (đồng tác giả) phải chứng minh được sáng kiến đáp ứng
một trong các điều kiện sau đây:
- Đã được phổ biến, áp dụng rộng
rãi trên phạm vi toàn quốc;
- Đã được chuyển giao áp dụng hiệu
quả tại ít nhất 02 cơ sở ở địa phương khác nhau ngoài phạm vi tỉnh Kon Tum;
- Có khả năng áp dụng rộng rãi
cho nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác trên phạm vi toàn quốc.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Thi đua, khen thưởng
năm 2022;
- Luật Khoa học và Công nghệ
năm 2013;
- Nghị định số 13/2012/NĐ-CP
ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến;
- Nghị định số 98/2023/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thi đua, khen thưởng;
- Thông tư số
18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị
định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ;
- Quyết định số 697/QĐ-UBND
ngày 22 tháng 9 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Hội
đồng sáng kiến tỉnh; Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2020 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng sáng
kiến tỉnh Kon Tum;
- Hướng dẫn số 03/HD-HĐSK
ngày 10/12/2020 của Hội đồng sáng kiến tỉnh hướng dẫn trình tự thủ tục xét,
công nhận sáng kiến và công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả của sáng kiến cấp
tỉnh; Văn bản số 1379/HĐSK ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng sáng kiến tỉnh
về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Hướng dẫn số 03/HD-SKHCN ngày 10 tháng
12 năm 2020 của Hội đồng Sáng kiến tỉnh.
PHỤ LỤC 9
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
Kính
gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh Kon Tum (Qua Sở Khoa học và Công nghệ)
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới
đây:
Số TT
|
Họ và tên
|
Ngày tháng năm sinh
|
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
|
Chức danh
|
Trình độ chuyên môn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Là tác giả (các đồng tác giả) của
sáng kiến: ..............................................
1. Đã được Chủ tịch UBND tỉnh
công nhận tại Quyết định số….., ngày….tháng….năm …..(Có Giấy chứng nhận kèm
theo).
2. Sáng kiến đã được áp dụng từ
ngày….tháng….năm….
Địa chỉ áp dụng (nêu đầy đủ
tên, địa chỉ cụ thể các nơi áp dụng):
Sáng kiến được (tên đơn vị
công nhận)………………công nhận ngày….. tháng….năm…….
3. Kết quả áp dụng (Đánh giá
dựa trên kết quả áp dụng tại đơn vị cơ sở, các đơn vị ngoài cơ sở kèm theo Giấy
xác nhận hiệu quả áp dụng theo mẫu tại Phụ lục 3. Việc đánh giá tùy theo giải
pháp của sáng kiến cần thống kê kết quả cụ thể; rõ ràng, cần đánh giá, so sánh
hiệu quả mang lại sau khi áp dụng sáng kiến với trước khi chưa áp dụng sáng kiến,
những kết quả có số liệu chứng minh thì sử dụng số liệu để minh chứng):...........................................................................
4. Phạm vi ảnh hưởng (Nêu phạm
vi ảnh hưởng của sáng kiến trong đơn vị và ngoài đơn vị như: ngành, lĩnh vực, địa
phương khác)…………………………………………………
Kết luận hiệu quả áp dụng: Có
hiệu quả □.
Không có hiệu
quả □.
Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem
xét, đánh giá hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến nêu trên.
|
………ngày….tháng….năm….
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|