ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
78/2009/QĐ-UBND
|
Biên
Hòa, ngày 21 tháng 10 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG
HÓA BẰNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ HAI BÁNH, XE MÔ TÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI
XE TƯƠNG TỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 của Bộ Giao thông Vận tải về
việc hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô
ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 1682/TTr-SGTVT
ngày 21/9/2009 về việc ban hành Quy định về hoạt động vận chuyển hành khách,
hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các
loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng
hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại
xe tương tự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế
Quyết định số 2501/QĐ-CT-UBT ngày 22/7/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về
việc ban hành Quy định về tổ chức quản lý và cấp phù hiệu hành nghề vận tải
hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, ba
bánh và các loại xe tương tự khác.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Giám đốc
Công an tỉnh, Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Vĩnh
|
QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA BẰNG XE THÔ SƠ,
XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ HAI BÁNH, XE MÔ TÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 78/2009/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy định về hoạt động
vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh,
xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là phương tiện)
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tổ
chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô
sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt
động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đối với các loại xe ba, bốn bánh
tự sản xuất, lắp ráp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này mà xử lý
theo quy định tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một
số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông và
các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Xe thô sơ gồm: Xe đạp
(kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe súc vật kéo.
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô
tô ba bánh là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai
bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế
lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân tối đa là 400 kg.
3. Xe gắn máy là phương
tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ
hơn hoặc bằng 50 km/h.
4. Kinh doanh vận tải hành
khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh
có hành trình, lịch trình theo yêu cầu của khách hàng, tiền cước theo thỏa thuận
giữa các bên.
Điều 4. Phạm
vi hoạt động
Các phương tiện được phép hoạt động
trên các tuyến đường giao thông công cộng, trừ những tuyến, khu vực được cơ
quan chức năng đặt biển báo cấm đi vào. Người điều khiển phương tiện phải chấp
hành nghiêm túc quy định về quy tắc giao thông đường bộ như: Phía đi, làn đường,
tốc độ, biển báo hiệu, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, dừng, đỗ xe, về rượu, bia,…
Điều 5. Hoạt
động kinh doanh bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh
và các loại xe tương tự
Hoạt động kinh doanh vận tải bằng
xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương
tự phải được thành lập tổ, đội, nhóm dưới sự quản lý của chính quyền địa
phương.
+ Giao chính quyền cấp xã đưa
vào hoạt động theo tổ, đội, nhóm, lập sổ theo dõi, hướng dẫn, quản lý đối với số
phương tiện hoạt động riêng lẻ.
+ Nếu thành lập doanh nghiệp, hiệp
hội nghề nghiệp thì thực hiện theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ của Hiệp hội
nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Đồng
phục của người lái xe khi tham gia kinh doanh vận tải
Người điều khiển xe xích lô, xe gắn
máy, xe mô tô 02 bánh, xe mô tô 03 bánh phải mặc đồng phục và biểu tượng (logo)
khi hành nghề. Trang phục thống nhất chọn màu xanh dương, tay ngắn và thực hiện
thống nhất trên toàn tỉnh. Biểu tượng logo do tổ, đội, nhóm thống nhất lựa chọn
và được may gắn cố định lên áo bên tay trái người lái xe.
Chương II
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI XE THÔ
SƠ
Điều 7. Người
điều khiển
Người điều khiển xe thô sơ (gồm
xe xích lô, xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe súc vật kéo) phải đảm bảo điều kiện
sau đây:
1. Hiểu biết quy tắc giao thông
đường bộ;
2. Có đủ sức khỏe điều khiển xe
an toàn.
Điều 8.
Phương tiện vận chuyển
1. Đối với xe đạp (kể cả xe đạp
máy), xe xích lô phải:
- Đảm bảo tiêu chuẩn và thiết kế
của nhà sản xuất, phải có gắn đèn phản quang phía trước và sau xe;
- Có đủ hệ thống hãm (phanh) có
hiệu lực.
2. Vận chuyển hàng hóa, hành
khách trên phương tiện a) Vận chuyển hành khách
- Không được chở quá số người
quy định; hành lý.
- Xe xích lô được chở tối đa là
02 người và không vượt quá 20 kg hàng hóa,
b) Vận chuyển hàng hóa
- Không chở hàng vượt quá kích
thước, tải trọng cho phép;
- Không vận chuyển hàng hôi thối,
súc vật mang bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng;
- Sắp xếp, chằng buộc hàng hóa gọn
gàng, chắc chắn, không để rơi vãi trên đường, đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Không được xếp hàng hóa vượt quá phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân
xe, không được xếp quá bề rộng thân xe. Riêng xe đạp thồ chở hàng hóa, hành lý
không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe, không vượt phía trước, phía sau
xe quá 01 mét.
Chương III
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI XE GẮN
MÁY, XE MÔ TÔ HAI BÁNH, XE MÔ TÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ
Điều 9. Người
điều khiển
1. Có đủ sức khỏe đảm bảo điều
khiển xe an toàn và phù hợp với loại xe;
2. Đảm bảo đủ tuổi theo quy định
của Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
3. Có giấy phép lái xe phù hợp với
loại xe điều khiển;
4. Phải đội mũ bảo hiểm và trang
bị mũ bảo hiểm cho hành khách đi xe;
5. Nghiêm chỉnh thực hiện pháp
luật về giao thông đường bộ và các quy định trong văn bản này;
6. Khi hoạt động phải mang theo
giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, sổ kiểm định an
toàn kỹ thuật (đối với xe 03 bánh) và xuất trình các giấy tờ cần thiết khi có
yêu cầu kiểm tra.
Điều 10.
Phương tiện vận chuyển
1. Xe gắn máy, xe mô tô hai bánh,
xe mô tô ba bánh đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải đảm bảo các
quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật theo quy định tại Điều 53 Luật Giao
thông đường bộ năm 2008 như sau:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có
hiệu lực;
c) Có đủ đèn chiếu sáng gần và
xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
d) Có bánh lốp đúng kích cỡ và
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e) Có đủ gương chiếu hậu và các
trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Có còi với âm lượng đúng quy
chuẩn kỹ thuật;
h) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm
khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn
môi trường;
i) Các kết cấu phải đủ độ bền và
bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
2. Vận chuyển hàng hóa, hành
khách trên phương tiện a) Vận chuyển hành khách
- Xe gắn máy, xe mô tô hai bánh,
xe mô tô ba bánh được chở tối đa là 01 người và không vượt quá 20 kg hàng hóa,
hành lý. Trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa 02 người:
+ Chở người bệnh đi cấp cứu;
+ Áp giải người có hành vi vi phạm
pháp luật;
+ Trẻ em dưới 14 tuổi.
- Không được chở quá số người
quy định. b) Vận chuyển hàng hóa
- Không chở hàng hóa vượt quá
kích thước, tải trọng cho phép;
- Không vận chuyển hàng hôi thối,
súc vật mang bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng;
- Hàng hóa xếp trên xe phải gọn
gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê trên mặt
đường và không gây cản trở cho việc điều khiển. Không được xếp hàng hóa vượt
phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe, không được xếp quá bề rộng
thân xe. Cấm chở hàng hóa, hành lý trên mui xe cơ giới ba bánh;
- Xe gắn máy, xe mô tô hai bánh
được chở tối đa là 70 kg hàng hóa;
- Xe mô tô ba bánh không được chở
hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép theo thiết kế của nhà sản xuất.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.
Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa
1. Quy định cụ thể phạm vi, tuyến
đường, thời gian hoạt động đối với từng loại phương tiện; các điểm dừng đỗ,
đón, trả hành khách và hàng hóa bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Quản lý và cấp phép hoạt động
cho các tổ, đội, nhóm vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng các phương tiện trên
địa bàn.
3. Định kỳ hàng quý báo cáo tình
hình thực hiện về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 12.
Giao Giám đốc Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
phát sinh khó khăn vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời
đề xuất, kiến nghị gửi về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.