ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
SỐ:77/2005/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TUYÊN DƯƠNG, KHEN THƯỞNG VÀ CHÍNH
SÁCH SỬ DỤNG THỦ KHOA XUẤT SẮC TỐT NGHIỆP CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Luật Thi đua khen thưởng;
Căn cứ Quyết định số 168/2002/QĐ-UB ngày 5/12/2002 của UBND Thành phố quy định
tạm thời về thu hút, sử dụng, bồi dưỡng đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực
chất lượng cao;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội và Thường trực Hội đồng
Thi đua khen thưởng Thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành Quy chế Tuyên dương, khen thưởng và chính sách sử
dụng Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà
Nội.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3
: Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Thủ trưởng các Sở,
Ban, Ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM/
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT/ CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Thị Thanh Hằng
|
QUY CHẾ
TUYÊN DƯƠNG, KHEN THƯỞNG VÀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG THỦ KHOA XUẤT
SẮCTỐT NGHIỆP CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 77/2005/QĐ-Uỷ ban Hành chính
ngày 26/ 5/2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội )
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định chế độ,
hình thức tuyên dương, khen thưởng và chính sách sử dụng các Thủ khoa xuất sắc
tốt nghiệp các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội, động viên, khuyến
khích các sinh viên phấn đấu trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, gắn
học tập với thực hành.
Đối tượng được tuyên dương, khen
thưởng, sử dụng là sinh viên tốt nghiệp các trường đại học trên địa bàn Thành
phố Hà Nội hệ đào tạo chính quy, dài hạn tập trung, đạt Thủ khoa xuất sắc.
Điều 2:
Tiêu chuẩn
Thủ khoa xuất sắc là sinh viên đạt
đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đạt danh hiệu thủ khoa của
trường, kết quả học tập cả quá trình đạt loại giỏi trở lên, có điểm rèn luyện đạt
loại xuất sắc (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
2. Có nhiều đóng góp tích cực
trong công tác Đoàn, Hội Sinh viên và phong trào thanh niên.
3. Đạt giải thưởng trong kỳ thi
quốc gia, quốc tế hoặc có sáng kiến đề xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong học tập vào thực tế, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế
– xã hội của Thủ đô và đất nước.
4. Được Hội đồng xét chọn của
trường đề nghị Thành phố tuyên dương khen thưởng.
Điều 3:
Nguyên tắc
Việc xét chọn, tuyên dương khen
thưởng và thực hiện chính sách sử dụng phải đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng,
chính xác.
Chương 2:
QUY TRÌNH XÉT CHỌN, HÌNH
THỨC TUYÊN DƯƠNG KHEN THƯỞNG
Điều 4: Quy
trình
1. Hàng năm theo hướng dẫn của
UBND Thành phố và Quy chế này, các trường đại học trên địa bàn Thành phố thành lập
Hội đồng xét chọn Thủ khoa xuất sắc của trường và gửi danh sách, hồ sơ đề nghị
về Hội đồng xét chọn Thủ khoa xuất sắc Thành phố (qua Thành Đoàn Hà Nội) trước
ngày 20/7.
2. Hồ sơ gửi Hội đồng xét chọn
Thủ khoa xuất sắc Thành phố gồm:
- Công văn của Hiệu trưởng
nhà trường kèm theo danh sách trích ngang và biên bản xét duyệt của Hội đồng
xét duyệt Thủ khoa xuất sắc nhà trường.
- Sơ yếu lí lịch; bảng điểm
kết quả học tập và rèn luyện toàn khóa; bảng khai thành tích cá nhân trong toàn
khóa học tập tại trường của mỗi cá nhân được xét chọn (có xác nhận của Hiệu trưởng).
- 04 ảnh màu 4x6.
3. Hội đồng xét chọn Thủ khoa xuất
sắc của thành phố gồm đại diện: Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Thành
phố; Ban Đại học Thành ủy; Sở Nội vụ; Thành Đoàn và Hội Sinh viên Thành phố.
4. Lễ tuyên dương được UBND
Thành phố tổ chức mỗi năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám và
Quốc khánh 2/9 .
Điều 5: Hình
thức tuyên dương khen thưởng
1. Bằng khen của UBND Thành phố.
2. Được ghi danh trong sổ vàng
truyền thống của Thành phố, sổ vàng được lưu giữ tại phòng truyền thống của
Thành Đoàn.
3. Được nhận phần thưởng bằng tiền
hoặc hiện vật.
Chương 3:
TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG, ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 6: Tuyển
dụng
1. Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu
tuyển dụng công chức, viên chức, UBND Thành phố công bố số lượng và chuyên
ngành cần tuyển với đối tượng là các Thủ khoa xuất sắc trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
2. Các Thủ khoa xuất sắc có
chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, có nguyện vọng làm việc
lâu dài (tối thiểu là 5 năm không kể thời gian được cử đi học thêm nếu có) tại
các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, đăng ký
nguyện vọng và cam kết của mình tại Sở Nội vụ.
3. Sở Nội vụ làm các thủ tục tuyển
thẳng vào công chức dự bị, viên chức sự nghiệp những Thủ khoa xuất sắc có
chuyên ngành phù hợp (kể cả trường hợp chưa có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội).
4. Các doanh nghiệp đóng trên địa
bàn Thành phố thống nhất với Sở Nội vụ các chính sách ưu đãi của mình về tiền
lương, điều kiện làm việc, chính sách đào tạo, bồi dưỡng các thủ khoa xuất sắc
để Sở Nội vụ giới thiệu, tổ chức cho các thủ khoa xuất sắc gặp gỡ, trao đổi, lựa
chọn làm việc.
Điều 7: Sử dụng,
đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ
1. Sử dụng: Thủ khoa xuất sắc có
nguyện vọng và được các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp Thành phố
tuyển dụng được hưởng các ưu đãi:
- Được ưu tiên bố trí công việc
phù hợp với khả năng và sở trường.
- Được tạo điều kiện về phương
tiện làm việc, nghiên cứu, học tập, áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phát
huy khả năng làm việc.
2. Đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ: Thủ khoa xuất sắc được tuyển dụng vào các cơ quan hành
chính, sự nghiệp của Thành phố (Quy định tại Điều 6 Quy chế này), sau khi hết
thời hạn công chức dự bị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được ưu tiên cử đi học sau đại
học ở trong và ngoài nước với các chế độ sau:
2.1- Chế độ đãi ngộ học trong nước:
- Được cấp tiền học phí và tiền
mua sách giáo khoa.
- Được hỗ trợ hàng tháng một khoản
tiền bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu trong thời gian đào tạo.
- Được hỗ trợ một khoản tiền bằng
30 lần tháng lương tối thiểu khi bảo vệ thành công luận án thạc sỹ và 80 lần
tháng lương tối thiểu khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ.
2.2- Chế độ đãi ngộ học ở nước ngoài:
Được tạm ứng trước kinh phí đào tạo và chi phí ăn nghỉ, đi lại nếu do ngân sách
thành phố chi trả 100%. Trường hợp được cử đi học theo học bổng, tài trợ của
các nguồn khác, UBND Thành phố hỗ trợ 100 USD/ tháng học trong suốt thời gian
đào tạo. Kết quả học tập và bảo vệ luận văn, luận án sẽ là căn cứ để UBND Thành
phố quyết định mức ưu đãi như sau:
- Đạt loại giỏi trở lên không phải
hoàn trả kinh phí trên.
- Đạt loại khá phải hoàn trả 30%
kinh phí trên.
- Đạt loại trung bình phải hoàn
trả 50% kinh phí trên.
3. Trường hợp được cử đi học
ở trong và ngoài nước, nếu không tốt nghiệp, tự ý bỏ dở không học hết chương
trình, bị kỷ luật buộc thôi học hoặc tự ý không trở về nước và cơ quan cũ làm
việc phải hoàn trả 100% kinh phí trên.
Chương 4:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8: Phân
công trách nhiệm thực hiện
1. Thành Đoàn là cơ quan thường
trực, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, tổng hợp danh sách các
thủ khoa xuất sắc, xây dựng kế hoạch tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng trình
UBND thành phố phê chuẩn.
2. Sở Nội vụ chủ trì cùng Thành
Đoàn, Hội Sinh viên thành phố, Quỹ ưu đãi, khuyến khích và đào tạo tài năng Hà
Nội căn cứ nhu cầu tuyển dụng công chức, viên chức hàng năm và số lượng, chuyên
ngành, nguyện vọng của các sinh viên giỏi xuất sắc trước khi tốt nghiệp để xây
dựng kế hoạch, tuyển dụng các thủ khoa xuất sắc; báo cáo UBND thành phố.
3. Thường trực Hội đồng thi đua
khen thưởng thành phố tham mưu đề xuất nội dung, hình thức khen thưởng trình
UBND thành phố phê chuẩn.
4. Hội đồng xét chọn thủ khoa xuất
sắc thành phố chịu trách nhiệm thẩm định, xét duyệt trình UBND thành phố tuyên
dương, khen thưởng các thủ khoa xuất sắc hàng năm.
Điều 9: Sửa
đổi, bổ sung quy chế
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc hoặc cần bổ sung, các đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Nội vụ để
tổng hợp báo cáo UBND thành phố.