ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
760/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ CỦA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH NĂM 2014 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2009 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Cán bộ công chức
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số
18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công
chức; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”,
Căn cứ Quyết định số 294/QĐ-BNV
ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nội vụ về ban hành Kế hoạch triển khai đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11
năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Quyết định số
1740/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về
việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thuộc Thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng
11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội
vụ tại Tờ trình số 96/TTr-SNV ngày 11 tháng 02 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của Thành phố
Hồ Chí Minh năm 2014 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội
vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đạt chất lượng, hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Công an Thành phố, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành
phố, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thành phố, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Sở Nội vụ (4b);
- VPUB: Các PVP;
- Các Phòng CV, TTCB;
- Lưu: VT, (VX-Nh) H.
|
CHỦ
TỊCH
Lê Hoàng Quân
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014 THEO
QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 760/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Thực hiện Quyết định số
1740/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về
việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thuộc Thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng
11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thuộc Thành phố
Hồ Chí Minh năm 2014 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao
kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức
danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và
thực thi công vụ cho khoảng 1.000 cán bộ, công chức xã.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng phù hợp
với đặc điểm địa bàn, tính chất công việc chuyên môn của cán bộ và từng chức
danh công chức chuyên môn của xã đảm bảo nguyên tắc “vừa học, vừa làm” không
làm ảnh hưởng đến hoạt động phục vụ của nhân dân và chính quyền xã.
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng được đào tạo,
bồi dưỡng:
- Cán bộ chuyên trách xã.
- Công chức xã.
2. Nội dung đào tạo, bồi
dưỡng gồm các chuyên đề sau:
a) Bồi dưỡng về tư pháp, hộ tịch
cho công chức Tư pháp - hộ tịch;
Kiến thức cơ bản về Nhà nước và
pháp luật; Quản lý nhà nước về công tác tư pháp xã, thị trấn; Một số vấn đề về
xử lý vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn; Phổ biến, giáo dục pháp luật ở
xã.
b) Bồi dưỡng về Tài chính - Kế toán
cho công chức Tài chính - Kế toán:
Kiến thức tổng quan về Tài chính xã;
Quản lý thu ngân sách và thu tài chính khác của xã; Quản lý chi ngân sách và
thu tài chính khác của xã; Quản lý tài chính dự án do xã làm chủ đầu tư; Quản
lý tài sản nhà nước tại xã.
c) Bồi dưỡng về văn hóa cho công
chức Văn hóa - Xã hội:
Kiến thức quản lý nhà nước về các
lĩnh vực: các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch.
d) Bồi dưỡng về xã hội cho công
chức Văn hóa - Xã hội:
Kiến thức quản lý nhà nước về các
lĩnh vực: Việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội
(bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an
toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình
đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội.
đ) Bồi dưỡng các chức danh Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã:
Kiến thức cơ bản về công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tổ chức, hoạt động của hệ thống
chính trị ở xã; Kiến thức và kỹ năng trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân xã.
e) Bồi dưỡng các chức danh chuyên
trách Đảng, đoàn thể xã:
Kiến thức, kỹ năng cơ bản về tổ
chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở xã trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết trong
công tác Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội ở xã.
g) Bồi dưỡng công tác văn phòng,
thống kê cho công chức Văn phòng – thống kê:
Kiến thức về nghiệp vụ văn thư lưu
trữ; nghiệp vụ thống kê; Nghiệp vụ quản trị văn phòng và văn hóa công sở.
3. Tài liệu đào tạo, bồi
dưỡng: Căn cứ vào nội dung tài liệu do các Bộ - ngành chuyển giao, các sở -
ngành, đơn vị liên quan biên soạn lại tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp
với tình hình thực tế của Thành phố Hồ Chí Minh, gửi về Sở Nội vụ trước ngày 01
tháng 3 năm 2014.
4. Giảng viên giảng dạy các
lớp bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách, công chức xã là các giảng viên nguồn đã
được tham dự các lớp tập huấn do Bộ Nội vụ tổ chức và cán bộ, công chức của các
sở - ngành được Ủy ban nhân dân Thành phố ra quyết định cử giảng dạy.
5. Thời gian mở lớp: Dự kiến
các lớp mở từ quý I năm 2014.
6. Kinh phí: Từ Chương trình
mục tiêu Quốc gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2020
theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ.
7. Ủy ban nhân dân các huyện:
Thông báo và giao nhiệm vụ cho các cán bộ, công chức xã tham dự các lớp theo
đúng thông báo nhập học của Sở Nội vụ (100% cán bộ, công chức xã phải tham dự các
lớp theo đúng thông báo nhập học của Sở Nội vụ giữ). Số lượng và chất lượng học
tập của cán bộ, công chức xã sẽ là cơ sở để đánh giá thi đua hàng năm đối với
các huyện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các sở -
ngành, đơn vị liên quan và các cơ sở đào tạo của Thành phố triển khai Kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014.
Thông báo chiêu sinh cán bộ, công chức xã để mở các lớp bồi dưỡng theo thời
gian quy định.
- Phối hợp với các sở - ngành, đơn
vị liên quan thống nhất chương trình bồi dưỡng đối với từng đối tượng cán bộ,
công chức xã, bố trí giảng viên giảng dạy theo chương trình đã được Bộ Nội vụ tổ
chức tập huấn.
- Lập dự toán kinh phí mở các lớp
theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy
định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành
cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gửi Sở Tài chính thẩm định
trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Tổng hợp báo cáo kết quả tổ chức
thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Nội vụ theo quy định.
2. Trường Cán bộ Thành phố.
- Tổ chức in ấn tất cả tài liệu các
chương trình bồi dưỡng các chức danh cán bộ, công chức xã. Quản lý, cấp phát
tài liệu cho học viên. Thanh toán kinh phí in ấn tài liệu.
- Căn cứ Quyết định số 1984/QĐ-BNV
ngày 23 tháng 12 năm 2011, Quyết định 576/QĐ-BNV ngày 26 tháng 6 năm 2012,
Quyết định số 298/QĐ-BNV ngày 03 tháng 4 năm 2012 và Quyết định 348/QĐ-BNV ngày
19 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nội vụ để biên soạn giáo trình cho các lớp bồi dưỡng
cán bộ chuyên trách (Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, trưởng các đoàn thể của xã); bồi dưỡng chức
danh công chức Văn phòng - Thống kê (nội dung hành chính, văn phòng) và bố trí
giảng viên đã được tập huấn để giảng lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trên.
3. Sở Tài chính:
- Căn cứ Quyết định số 3094/QĐ-BTC
ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính để biên soạn giáo trình cho các lớp
bồi dưỡng công chức Tài chính – Kế toán xã và bố trí giảng viên đã được tập
huấn để giảng lớp bồi dưỡng cho công chức trên.
- Thẩm định dự toán kinh phí mở lớp
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của Sở Nội vụ và trình Ủy ban nhân dân
Thành phố phê duyệt.
4. Sở Tư pháp căn cứ Quyết
định số 454/QĐ-BTP ngày 19 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp để biên soạn giáo
trình cho các lớp bồi dưỡng cho công chức Tư pháp - Hộ tịch xã và bố trí giảng
viên đã được tập huấn để giảng lớp bồi dưỡng cho công chức trên.
5. Cục Thống kê Thành phố căn
cứ Quyết định 348/QĐ-BNV ngày 19 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nội vụ để biên soạn
giáo trình cho các lớp bồi dưỡng cho công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã (nội
dung về thống kê) và bố trí giảng viên đã được tập huấn để giảng lớp bồi dưỡng
cho công chức trên.
6. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ Quyết định số 4204-QĐ-BVHTTDL
ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quyết định số
838/QĐ-BLĐTBXH ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
để biên soạn giáo trình cho các lớp bồi dưỡng cho công chức Văn hóa - Xã hội
của xã và bố trí giảng viên đã được tập huấn để giảng lớp bồi dưỡng cho công
chức trên.
Trên đây là Kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện và Thủ trưởng các sở - ngành liên quan có trách nhiệm tổ chức
thực hiện./.