ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
74/2016/QĐ-UBND
|
Ninh
Thuận, ngày 18 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN THUẬN NAM TRỰC THUỘC
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết
định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ;
Căn cứ Thông
tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị
của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
156/TTr-SNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2016; Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số
2646/TTr-SNV ngày 26 tháng 9 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Ban quản lý rừng
phòng hộ ven biển Thuận Nam (sau đây gọi tắt là Ban quản lý) là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; được giao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Ban quản lý có chức năng
quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng; trồng và chăm sóc rừng trồng, rừng phòng hộ;
khoanh nuôi phục hồi rừng; nuôi dưỡng làm giàu rừng; khai thác và tận thu lâm sản;
khoán bảo vệ rừng; dịch vụ giống cây trồng và thiết kế các công trình lâm sinh
theo quy định của pháp luật.
2. Ban quản lý chịu
sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ
của các đơn vị chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Ban quản lý có
tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản riêng theo quy định của
pháp luật để thực hiện hoạt động giao dịch. Trụ sở làm việc của Ban quản lý đặt
tại xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chịu trách nhiệm
trước Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng phòng hộ được giao theo đúng các quy định của
pháp luật.
2. Trên cơ sở quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, các dự án đầu tư xây dựng và phát
triển rừng phòng hộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban quản lý xây dựng kế
hoạch hoạt động hằng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
3. Tiếp nhận vốn đầu
tư của Nhà nước, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan có liên quan ở
địa phương tổ chức thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng, chăm sóc
và làm giàu rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, lực lượng vũ
trang tại chỗ để thực hiện việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ; quản lý và
sử dụng vốn đầu tư theo đúng các quy định hiện hành.
4. Được tổ chức
các hoạt động dưới đây trong khu rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật:
a) Xây dựng kế hoạch,
phương án trồng và chăm sóc rừng, phục hồi rừng; cải tạo rừng phòng hộ; tổ chức
thực hiện các kế hoạch, phương án sau khi được phê duyệt;
b) Hoạt động du lịch,
nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
c) Sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp kết hợp;
d) Khai thác tận
thu, tận dụng gỗ và khai thác lâm sản ngoài gỗ;
đ) Lập hồ sơ thiết
kế các công trình lâm sinh (trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi, tái sinh,
…).
5. Được sản xuất
các giống cây lâm nghiệp và các loại cây trồng khác theo quy định của pháp luật.
6. Được hướng dẫn
về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ, phát triển rừng
và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại.
7. Bảo toàn vốn rừng
và phát triển rừng bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy
định trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo quy chế quản lý rừng.
8. Được cho các tổ
chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh doanh du lịch sinh thái - môi trường theo dự
án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
9. Tổ chức thực
hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
10. Tuyên truyền
pháp luật về bảo vệ phát triển rừng cho nhân dân địa phương; vận động nhân dân
địa phương sử dụng hợp lý, bền vững các nguồn tài nguyên rừng trong khu rừng
phòng hộ; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy chế quản lý rừng
phòng hộ; xây dựng và phổ biến các quy định về quản lý, bảo vệ khu rừng phòng hộ
theo quy định của pháp luật hiện hành.
11. Ban quản lý có
trách nhiệm thống kê, kiểm kê rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Định kỳ báo cáo cấp
trên về tình hình diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động quản lý, bảo vệ,
xây dựng phát triển rừng phòng hộ theo quy định.
12. Thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.
13. Quản lý tổ chức
bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công
chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ
hiện hành; quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện các
nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1.
Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Ban quản
lý gồm: Trưởng ban và không quá 02 Phó Trưởng ban.
- Trưởng ban điều
hành mọi hoạt động của Ban quản lý theo chế độ Thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về toàn bộ
hoạt động của đơn vị;
- Phó Trưởng ban
giúp việc cho Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật
về lĩnh vực công tác được phân công. Khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó Trưởng
ban được Trưởng ban ủy quyền điều hành các hoạt động của Ban quản lý.
b) Các phòng chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Ban quản lý gồm:
- Phòng Hành chính, Tổng hợp;
- Phòng Kỹ thuật;
- Phòng Quản lý, bảo
vệ rừng.
c) Các đơn vị trực
thuộc Ban quản lý gồm:
- Trạm quản lý, bảo
vệ rừng Bầu Ngứ;
- Trạm quản lý, bảo
vệ rừng Thơm Tàu.
2. Biên chế: biên
chế, số lượng người làm việc (viên chức)
của Ban quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ hàng năm trên cơ sở
Đề án xác định vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt gắn với chức
năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động.
Ngoài ra, Ban quản
lý có quyền hợp đồng lao động, kinh phí chi trả lương và các khoản khác theo
lương cho các đối tượng hợp đồng lao động được cân đối từ nguồn thu sự nghiệp của
Ban quản lý.
3. Việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và người lao động:
a) Việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm Trưởng ban và Phó Trưởng ban được thực hiện theo tiêu chuẩn chức
danh do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; theo phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh và
theo quy định pháp luật;
b) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc Ban
quản lý do Trưởng ban quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chức danh
do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và sau khi được sự
thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Việc tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương, chuyển ngạch, bổ
nhiệm ngạch, thay đổi chức danh nghề nghiệp, điều động, khen thưởng, kỷ luật,
nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức, người
lao động của Ban quản lý thực hiện theo phân cấp quản lý và theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Công tác tài chính của Ban quản lý
1. Nguồn tài chính
của Ban quản lý do ngân sách Nhà nước cấp và từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị
theo quy định của pháp luật.
2. Ban quản lý có
trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, tài chính theo quy định tại Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên
quan.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Giám đốc Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
1. Ban hành Quyết
định thành lập các đơn vị trực thuộc Ban quản lý.
2. Chỉ đạo Trưởng
ban Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam sắp xếp, bố trí viên chức, người
lao động các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Ban quản lý bảo đảm tinh gọn,
hợp lý, phù hợp với Đề án vị trí việc làm được cấp thẩm quyền phê duyệt; ban
hành Quy chế hoạt động của Ban quản lý, nội quy cơ quan, các quy định khác có
liên quan, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình
thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, không hợp lý, Trưởng ban Ban quản lý rừng
phòng hộ ven biển Thuận Nam báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để thống nhất với Sở Nội vụ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 10 năm 2016 và thay thế Quyết định số
24/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy
chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước trực
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Chánh Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lưu Xuân Vĩnh
|