Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 74/2008/QĐ-BNN về Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 74/2008/QĐ-BNN
Ngày ban hành 20/06/2008
Ngày có hiệu lực 18/07/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 74/2008/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH DANH MỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TRONG CÁC PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
Căn cứ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN ngày 05/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES.

Điều 3. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam, các Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

DANH MỤC

CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TRONG CÁC PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 74/2008/QĐ-BNN ngày 20 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Các từ ngữ, ký hiệu trong danh mục này được hiểu như sau:

1. Loài trong các Phụ lục này bao gồm:

a) Tên của một loài; hoặc

b) Toàn bộ các loài của một đơn vị phân loại sinh học cao hơn hoặc bộ phận cụ thể của loài.

2.Từ viết tắt “spp.” được dùng để chỉ tất cả các loài của một đơn vị phân loại sinh học cao hơn.

3. Các giải thích mang tính tham khảo khác đối với đơn vị phân loại sinh học cao hơn chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin hoặc phân loại. Các tên gọi chung sau tên khoa học của một họ chỉ mang tính chất tham khảo. Các cách giải thích này nhằm mục đích chỉ các loài trong một họ có liên quan được quy định trong các Phụ lục của Công ước. Trong hầu hết các trường hợp, không phải tất cả loài trong cùng một họ đều được quy định trong các phụ lục của Công ước.

4. Những từ viết tắt sau đây được sử dụng đối với phân loại thực vật dưới loài:

a) “ssp.” được dùng để chỉ phân loài; và

b) “var(s).” được dùng để chỉ đơn vị phân loại dưới loài: thứ

5. Vì không có loài hoặc một đơn vị phân loại sinh học nào của thực vật thuộc Phụ lục I được chú giải có liên quan tới loài lai của nó được quy định phù hợp với Điều III của Công ước, điều này có nghĩa là cây lai nhân giống nhân tạo từ một hoặc nhiều loài hoặc phân loài có thể được buôn bán khi có chứng nhận nhân giống nhân tạo. Hạt, phấn hoa, hoa cắt, cây con và các mô cấy trong bình (in vitro), trong môi trường rắn, lỏng của các loài lai này vận chuyển trong vật đựng vô trùng thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước.

6. Tên các quốc gia ghi trong ngoặc đơn sau tên của các loài thuộc Phụ lục III là tên các quốc gia thành viên công ước CITES đề xuất đưa loài đó vào Phụ lục.

7. Khi một loài được đưa vào một trong ba phụ lục, tất cả các bộ phận và dẫn xuất của loài cũng được đưa vào cùng phụ lục đó, trừ khi một số bộ phận và dẫn xuất cụ thể của loài được chú giải là thuộc phụ lục đó. Theo Điều I, Khoản b, Điểm iii của Công ước, dấu (#) đứng trước các số đặt cùng hàng tên của một loài hoặc một đơn vị phân loại sinh học cao hơn thuộc Phụ lục II hoặc III được dùng để xác định các bộ phận hoặc dẫn xuất của chúng là ‘mẫu vật’ thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước.

8. Trong Phụ lục này, tên các loài động vật, thực vật được sử dụng chính thức là tên khoa học (la tinh). Tên tiếng Việt và tên tiếng Anh chỉ có giá trị tham khảo.

9. Chỉ các cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký với Cơ quan Thẩm quyền Quản lý CITES Việt Nam mới được hưởng các quy định miễn trừ tại Quyết định này.

Phần A:

[...]