Quyết định 706/QĐ-UBND năm 2008 về hợp nhất Sở Công nghiệp và Sở Thương mại thành Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 706/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/03/2008
Ngày có hiệu lực 29/03/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Bùi Ngọc Sương
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 706/QĐ-UBND

Rạch Giá, ngày 24 tháng 3 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

HỢP NHẤT SỞ CÔNG NGHIỆP VÀ SỞ THƯƠNG MẠI THÀNH SỞ CÔNG THƯƠNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 25 tháng 02 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ mười chín về việc phê chuẩn các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hợp nhất Sở Công nghiệp và Sở Thương mại thành Sở Công Thương

Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Công Thương:

1. Về chức năng: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí (nếu có); hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hóa trên địa bàn; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế; thương mại quốc tế; quản lý cụm công nghiệp và điểm công nghiệp trên địa bàn.

2. Về nhiệm vụ, quyền hạn: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hiện tại của 02 Sở hợp nhất. Sau khi có thông tư liên tịch của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương.

3. Về cơ cấu tổ chức bộ máy:

Lãnh đạo có Giám đốc, các Phó Giám đốc và các đơn vị trực thuộc gồm:

- Văn phòng;

- Thanh tra;

- Các phòng chuyên môn gồm:

 + Phòng Quản lý công nghiệp;

 + Phòng Kỹ thuật và An toàn công nghiệp;

 + Phòng Quản lý điện năng;

 + Phòng Quản lý thương mại;

 + Phòng Kế hoạch thống kê;

 + Phòng Hợp tác kinh tế quốc tế - đầu tư.

- Chi cục Quản lý thị trường;

- Tổ chức sự nghiệp:

 + Trung tâm Khuyến công;

 + Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình điện (đơn vị tự trang trải kinh phí hoạt động).

- Biên chế: tổng số biên chế là 120 (gồm 29 biên chế Sở Công nghiệp và 91 biên chế Sở Thương mại), trong đó:

[...]