Quyết định 686/QĐ-TTg năm 2011 về Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ: PleiKrông, Ialy, Sê San 4 và Sê San 4A trong mùa lũ hàng năm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 686/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 12/05/2011 |
Ngày có hiệu lực | 12/05/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Hoàng Trung Hải |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 686/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2011 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng
8 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm
2001;
Căn cứ Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão được sửa
đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về
quản lý an toàn đập;
Căn cứ Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về
quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy
điện, thủy lợi;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Bãi bỏ các quy định liên quan đến việc vận hành, điều tiết các hồ: PleiKrông, Ialy, Sê San 4 và Sê San 4A trái với Quy trình này. Các quy trình vận hành hồ chứa đã ban hành cho riêng từng hồ phải được sửa đổi bổ sung để phù hợp với Quyết định này.
Nơi nhận: -
Công ty phát triển thủy điện Sê San; |
KT.
THỦ TƯỚNG |
VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA CÁC HỒ: PLEIKRÔNG, IALY, SÊ SAN
4 VÀ SÊ SAN 4A TRONG MÙA LŨ HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ)
1. Đảm bảo an toàn công trình:
a) Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thủy điện PleiKrông và Sê San 4, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 năm.
b) Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Ialy, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước gia cường với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm.
c) Trong quá trình vận hành hồ PleiKrông, Ialy và Sê San 4 phải góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4A, không để mực mước hồ chứa vượt cao trình mực nước kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 năm.
2. Góp phần giảm lũ cho hạ du và không gây biến động dòng chảy đột ngột vùng biên giới Việt Nam và Campuchia; hạn chế thiệt hại sản xuất ở vùng bán ngập thuộc trong lòng hồ Ialy từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 9 hàng năm; góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của hồ chứa Ialy tới khả năng thoát lũ ở vùng hạ du sông Đak Bla.
3. Đảm bảo hiệu quả phát điện.
Điều 3. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của các hồ chứa.
1. Hồ PleiKrông:
- Cao trình mực nước dâng bình thường: 570,00m;
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 686/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2011 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng
8 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm
2001;
Căn cứ Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão được sửa
đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về
quản lý an toàn đập;
Căn cứ Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về
quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy
điện, thủy lợi;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Bãi bỏ các quy định liên quan đến việc vận hành, điều tiết các hồ: PleiKrông, Ialy, Sê San 4 và Sê San 4A trái với Quy trình này. Các quy trình vận hành hồ chứa đã ban hành cho riêng từng hồ phải được sửa đổi bổ sung để phù hợp với Quyết định này.
Nơi nhận: -
Công ty phát triển thủy điện Sê San; |
KT.
THỦ TƯỚNG |
VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA CÁC HỒ: PLEIKRÔNG, IALY, SÊ SAN
4 VÀ SÊ SAN 4A TRONG MÙA LŨ HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ)
1. Đảm bảo an toàn công trình:
a) Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thủy điện PleiKrông và Sê San 4, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 năm.
b) Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Ialy, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước gia cường với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm.
c) Trong quá trình vận hành hồ PleiKrông, Ialy và Sê San 4 phải góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4A, không để mực mước hồ chứa vượt cao trình mực nước kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 năm.
2. Góp phần giảm lũ cho hạ du và không gây biến động dòng chảy đột ngột vùng biên giới Việt Nam và Campuchia; hạn chế thiệt hại sản xuất ở vùng bán ngập thuộc trong lòng hồ Ialy từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 9 hàng năm; góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của hồ chứa Ialy tới khả năng thoát lũ ở vùng hạ du sông Đak Bla.
3. Đảm bảo hiệu quả phát điện.
Điều 3. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của các hồ chứa.
1. Hồ PleiKrông:
- Cao trình mực nước dâng bình thường: 570,00m;
- Cao trình mực nước kiểm tra: 573,40m.
2. Hồ Ialy:
- Cao trình mực nước dâng bình thường: 515,00m;
- Cao trình mực nước dâng gia cường: 518,00m.
3. Hồ Sê San 4:
- Cao trình mực nước dâng bình thường: 215,00m;
- Cao trình mực nước kiểm tra: 217,86m.
4. Hồ Sê San 4A:
- Cao trình mực nước dâng bình thường: 155,20m;
- Cao trình mực nước kiểm tra: 166,17m.
Bảng 1. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ
Sông |
Trạm thủy văn |
Báo động I (m) |
Báo động II (m) |
Báo động III (m) |
Đak Bla |
Kon Tum |
518,0 |
519,5 |
520,5 |
VẬN HÀNH CÁC HỒ: PLEIKRÔNG, IALY, SÊ SAN 4 VÀ SÊ SAN 4A TRONG MÙA LŨ
Điều 6. Nguyên tắc vận hành các hồ giảm lũ cho hạ du
1. Trong quá trình vận hành các hồ, cần theo dõi, cập nhật thông tin về lưu lượng thực đo và thông tin dự báo lưu lượng đến hồ 6 giờ tiếp theo để điều chỉnh quá trình xả cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Khi vận hành hồ chứa giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định về trình tự, phương thức đóng mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
3. Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường đến cao trình mực nước dâng gia cường hoặc mực nước kiểm tra để điều tiết lũ.
4. Sau đỉnh lũ, phải đưa mực nước hồ về cao trình mực nước cao nhất cho phép quy định tại Bảng 2.
Điều 7. Vận hành hồ giảm lũ cho hạ du
1. Cao trình cao nhất được phép tích nước của từng hồ được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2. Cao trình mực nước cho phép của các hồ
Hồ |
PleiKrông |
Ialy |
Sê San 4 |
||
Thời đoạn |
1/7 - 30/11 |
1/7 - 1/8 |
1/9 - 30/9 |
1/10 - 30/11 |
1/7 - 30/11 |
Mực nước hồ (m) |
570,0 |
512,0 |
514,0 |
515,0 |
215,0 |
2. Cao trình mực nước đón lũ của các hồ được quy định tại Bảng 3.
Bảng 3. Cao trình mực nước đón lũ của các hồ
Hồ |
PleiKrông |
Ialy |
Sê San 4 |
||
Thời đoạn |
1/7 - 30/11 |
1/7 - 31/8 |
1/9 - 30/9 |
1/10 - 30/11 |
1/7 - 30/11 |
Mực nước hồ (m) |
569,5 |
511,2 |
513,2 |
514,2 |
214,5 |
3. Cao trình mực nước giới hạn trên của vùng hạn chế công suất của các hồ được quy định tại Bảng 4
Bảng 4. Cao trình mực nước giới hạn trên của vùng hạn chế công suất của các hồ
Hồ |
PleiKrông |
Ialy |
Sê San 4 |
Mực nước (m) |
562,3 |
506,2 |
214,3 |
4. Ngưỡng lưu lượng gây lũ của các hồ được quy định tại Bảng 5.
Bảng 5. Ngưỡng lưu lượng gây lũ của các hồ
Hồ |
PleiKrông |
Ialy |
Sê San 4 |
Lưu lượng (m3/s) |
450 |
800 |
1.250 |
5. Phối hợp các hồ vận hành xả nước đón lũ:
a) Khi mực nước các hồ thấp hơn mực nước quy định tại Bảng 3 và cao hơn mực nước giới hạn trên của vùng hạn chế công suất của từng hồ quy định tại Bảng 4, nếu lưu lượng đến hồ đã vượt ngưỡng quy định tại Bảng 5 đồng thời có cảnh báo xuất hiện hình thế thời tiết gây mưa lớn trong 48 giờ tới thì vận hành hồ duy trì mực nước hiện tại.
b) Khi mực mức các hồ cao hơn mực nước quy định tại Bảng 3:
- Hồ PleiKrông: Khi mực nước tại trạm thủy văn Kon Tum đang ở dưới mức báo động II và dự báo trong 24 giờ tới lưu lượng đến hồ có khả năng vượt 450 m3/s thì vận hành hồ xả nước đón lũ với tổng lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ để hạ dần mực nước hồ về cao trình mực nước đón lũ trong thời gian khoảng 24 giờ. Trong quá trình xả nước đón lũ, nếu mực nước tại trạm thủy văn Kon Tum vượt mức báo động II thì hồ PleiKrông vận hành xả nước bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hồ ở mức hiện tại;
- Hồ Ialy: Vận hành hồ xả nước đón lũ với tổng lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ để hạ dần mực nước hồ về cao trình mực nước đón lũ trong thời gian khoảng 24 giờ nếu xảy ra ít nhất một trong các trường hợp dưới đây:
+ Hồ PleiKrông bắt đầu xả nước đón lũ;
+ Dự báo trong 24 giờ tới lưu lượng đến hồ có khả năng vượt 800 m3/s.
- Hồ Sê San 4: Khi hồ Ialy bắt đầu xả nước đón lũ thì vận hành hồ xả nước đón lũ với tổng lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ để hạ dần mực nước hồ về cao trình mực nước đón lũ trong thời gian khoảng 24 giờ.
c) Các hồ PleiKrông, Ialy, Sê San 4 phải dừng quá trình xả nước đón lũ và chuyển sang chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du khi xảy ra ít nhất một trong các trường hợp sau đây:
- Dự báo trong 6 đến 12 giờ tới lũ về hồ đạt đỉnh;
- Mực nước các hồ PleiKrông, Ialy, Sê San 4 đạt cao trình mực nước đón lũ được quy định tại Bảng 3.
6. Phối hợp vận hành các hồ giảm lũ cho hạ du:
a) Khi các hồ PleiKrông, Ialy, Sê San 4 kết thúc quá trình xả nước đón lũ mà điều kiện để vận hành giảm lũ cho hạ du chưa xảy ra theo quy định tại Điểm b Khoản này thì vận hành hồ với tổng lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hồ ở mức hiện tại.
b) Phối hợp vận hành giảm lũ cho hạ du của các hồ PleiKrông, Ialy, Sê San 4 như sau:
- Hồ PleiKrông: Nếu dự báo trong 6 đến 12 giờ tới lũ về hồ đạt đỉnh, căn cứ vào lưu lượng đến hồ, mực nước hồ thực đo hiện tại, vận hành hồ với tổng lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ để cắt giảm đỉnh lũ, đưa mực nước hồ đến cao trình cho phép được quy định tại Bảng 2;
- Hồ Ialy:
+ Căn cứ vào lưu lượng đến hồ, mực nước hồ thực đo hiện tại để vận hành hồ cắt giảm đỉnh lũ với tổng lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ và đưa mực nước hồ đến cao trình cho phép được quy định tại Bảng 2, khi xảy ra ít nhất một trong các trường hợp sau đây:
. Nếu dự báo trong 6 đến 12 giờ tới lũ về hồ đạt đỉnh;
. Hồ PleiKrông bắt đầu vận hành giảm lũ.
+ Trong trường hợp xuất hiện lũ đặc biệt, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương quyết định sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình cho phép quy định tại bảng 2 đến mực nước dâng bình thường để cắt giảm lũ, hạn chế thiệt hại cho hạ du.
- Hồ Sê San 4: Căn cứ vào lưu lượng đến hồ, mực nước hồ thực đo hiện tại để vận hành cắt giảm đỉnh lũ với tổng lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ và đưa mực nước hồ đến cao trình cho phép được quy định tại Bảng 2, khi xảy ra ít nhất một trong các trường hợp sau đây:
+ Nếu dự báo trong 6 đến 12 giờ tới lũ về hồ đạt đỉnh;
+ Hồ Ialy bắt đầu vận hành giảm lũ.
c) Khi mực nước hồ đã đạt đến cao trình cho phép được quy định tại Bảng 2 thì kết thúc quá trình vận hành giảm lũ, vận hành hồ với tổng lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ.
7. Vận hành hồ Sê San 4A: Trong quá trình các hồ PleiKrông, Ialy và Sê San 4 vận hành giảm lũ cho hạ du, hồ Sê San 4A vận hành phát điện liên tục với công suất lớn nhất có thể.
8. Vận hành đảm bảo an toàn công trình: Khi mực nước các hồ PleiKrông, Ialy và Sê San 4 đạt đến mực nước dâng bình thường mà lũ đến hồ còn tiếp tục tăng và có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình, thực hiện chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo Quy trình vận hành của hồ đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA ĐỂ GIẢM LŨ CHO HẠ DU
Điều 8. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương
1. Quyết định cảnh báo và chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với các tình huống lũ, lụt và xử lý những tình huống cấp bách ảnh hưởng đến an toàn hồ và hạ du vượt quá khả năng xử lý của địa phương và Bộ, ngành.
2. Trong trường hợp các hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hoặc xảy ra sự cố bất thường phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo xử lý kịp thời.
Điều 9. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương
1. Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Thủy điện Ialy, Công ty Phát triển thủy điện Sê San và Công ty cổ phần Thủy điện Sê San 4A thực hiện việc bảo đảm an toàn các hồ: PleiKrông, Ialy, Sê San 4 và Sê San 4A.
2. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị quản lý, vận hành các hồ thủy điện: PleiKrông, Ialy, Sê San 4 và Sê San 4A (sau đây gọi chung là các đơn vị quản lý, vận hành hồ) vận hành các hồ theo đúng Quy trình này.
3. Trước khi các hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối, Bộ trưởng Bộ Công Thương phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương để chỉ đạo chống lũ cho hạ du.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Chỉ đạo Cục Quản lý tài nguyên nước và các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc vận hành các hồ chúa giảm lũ cho hạ du theo Quy trình này.
2. Chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia thực hiện công tác dự báo, cảnh báo và cung cấp số liệu khí tượng, thủy văn cho các đơn vị quản lý, vận hành hồ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum theo quy định của Quy trình này.
3. Chỉ đạo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị quản lý, vận hành hồ thực hiện việc chia sẻ và thông báo kịp thời thông tin về vận hành và xả nước của hệ thống hồ chứa thủy điện cho các cơ quan chức năng của Campuchia theo quy định.
4. Trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy trình vận hành liên hồ khi cần thiết.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo việc đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi có liên quan.
2. Quyết định biện pháp xử lý các sự cố khẩn cấp đối với hệ thống công trình thủy lợi trên lưu vực sông Sê San, báo cáo kịp thời Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương.
1. Ban hành lệnh và tổ chức thực hiện vận hành hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định trong Quy trình này.
2. Tổ chức quan trắc, thu thập thông tin, theo dõi tình hình khí tượng, thủy văn, dự báo lưu lượng đến hồ, mực nước hồ, tính toán các phương án vận hành hồ chứa.
3. Trước khi vận hành mở các cửa đầu tiên để xả nước đón lũ phải thông báo trước ít nhất 02 giờ đến Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum.
Trường hợp có lệnh vận hành các cửa xả của hồ PleiKrông, Ialy, Sê San 4, Giám đốc đơn vị quản lý vận hành các hồ phải thông báo ngay đến Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt bão Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ liên quan trên hệ thống sông.
4. Trường hợp các hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối, hoặc xảy ra những tình huống bất thường, không thực hiện được theo đúng Quy trình này thì Giám đốc các đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan phải báo cáo ngay với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương để chỉ đạo xử lý, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum biết để chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp mất thông tin liên lạc, thì Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan phải chủ động triển khai ngay các biện pháp đối phó phù hợp.
5. Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ Sê San 4A phải thực hiện thông báo kịp thời thông tin cho phía Căm-pu-chi-a theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Quy trình này.
Điều 13. Trách nhiệm về an toàn các công trình
1. Lệnh vận hành các hồ PleiKrông, Ialy, Sê San 4 điều tiết lũ trái với các quy định trong Quy trình này dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Việc thực hiện sai lệnh vận hành dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Trong quá trình vận hành công trình nếu phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố công trình đầu mối, đòi hỏi phải điều chỉnh tức thời thì Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan có trách nhiệm báo cáo sự cố, đề xuất phương án khắc phục với Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam để xử lý, đồng thời báo cáo Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Gia Lai và Kon Tum, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum để phối hợp trong chỉ đạo, thực hiện các biện pháp ứng phó khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố công trình đầu mối.
4. Nếu phát hiện sự cố các công trình thủy lợi ở hạ du thì Ủy ban nhân dân tỉnh nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm báo cáo và đề xuất phương án khắc phục với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương.
5. Tháng 6 hàng năm là thời kỳ tổng kiểm tra trước mùa lũ. Giám đốc các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các trang thiết bị, các hạng mục công trình và tiến hành sửa chữa để đảm bảo vận hành theo chế độ làm việc quy định, đồng thời báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam để theo dõi chỉ đạo.
Trường hợp có sự cố công trình và trang thiết bị, không thể sửa chữa xong trước ngày 30 tháng 6, Giám đốc các đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan phải báo cáo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam để xử lý, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương để theo dõi chỉ đạo.
6. Việc quy kết trách nhiệm về sự mất an toàn của công trình nêu trong các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này do cơ quan thanh tra, điều tra thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định cảnh báo và chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với tình huống lũ, lụt trên địa bàn; chỉ đạo, giám sát các đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan trên địa bàn thực hiện vận hành các hồ chứa theo đúng Quy trình này.
2. Tổ chức thường trực, cập nhật, theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, mưa lũ trên địa bàn và vận hành của các hồ: PleiKrông, Ialy, Sê San 4, Sê San 4A để chỉ đạo phòng, chống lũ, lụt và xử lý các tình huống bất thường có ảnh hưởng đến an toàn vùng hạ du.
3. Khi nhận được thông báo đóng, mở cửa xả các hồ: PleiKrông, Ialy, Sê San 4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum phải triển khai ngay các biện pháp đối phó phù hợp với từng tình huống nhằm hạn chế thiệt hại do việc đóng, mở các cửa xả gây ra.
Điều 15. Chế độ và phương thức thông tin, báo cáo vận hành công trình
1. Thông báo việc đóng, mở các cửa xả lũ của các hồ: PleiKrông, Ialy, Sê San 4 đến Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia và các đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan do Giám đốc các đơn vị quản lý, vận hành hồ thực hiện.
2. Thông báo việc đóng, mở các cửa xả lũ của các hồ: PleiKrông, Ialy, Sê San 4 đến Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố bị ảnh hưởng của việc vận hành cửa xả của các hồ liên quan do Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum thực hiện.
3. Các thông báo, kiến nghị, trao đổi có liên quan đến việc vận hành điều tiết lũ của các hồ: PleiKrông, Ialy, Sê San 4 đều phải thực hiện bằng văn bản, đồng thời bằng fax, thông tin trực tiếp qua điện thoại, chuyển bản tin bằng mạng vi tính, sau đó văn bản gốc được gửi để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý.
4. Khi vận hành các công trình xả lũ theo chế độ khẩn cấp, Giám đốc các đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan phải thông báo ngay và báo cáo liên tục cho Ủy ban nhân dân các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam để chỉ đạo chống lũ cho hạ du và thông báo cho các chủ công trình ở hạ du kịp thời phối hợp xử lý.
5. Đơn vị quản lý, vận hành hồ Sê San 4A chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về vận hành, xả nước cho Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và các cơ quan chức năng của Căm-pu-chi-a theo quy trình như sau:
a) Trong trường hợp vận hành bình thường, cần thông báo kế hoạch xả nước hai tuần tiếp theo bằng đường fax trước 7 ngày cho các cơ quan: Ủy ban sông Mê Công Căm-pu-chi-a; Tỉnh trưởng tỉnh Ratanakiri; Sở Tài nguyên nước và Khí tượng tỉnh Ratanakiri và Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
b) Trong trường hợp vận hành đặc biệt (xả nước, tích nước …) có kế hoạch trước, cần thông báo trước 7 ngày bằng đường fax cho Ủy ban sông Mê Công Việt Nam để thông báo cho phía Campuchia.
c) Trong trường hợp xả lũ gây biến động lớn về mực nước ở hạ du hoặc xả lũ khẩn cấp, cần thông báo bằng đường fax khẩn cho các cơ quan: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Ủy ban sông Mê Công Căm-pu-chi-a, Tỉnh trưởng tỉnh Ratanakiri, Sở Tài nguyên nước và Khí tượng tỉnh Ratanakiri và phối hợp chặt chẽ với Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đảm bảo thông tin kịp thời cho các cơ quan liên quan của Căm-pu-chi-a, hạn chế tối đa tổn thất do xả lũ.
6. Các đơn vị quản lý, vận hành các hồ PleiKrông, Ialy, Sê San 4 chịu trách nhiệm chia sẻ và thông báo kịp thời các thông tin về vận hành, điều tiết cho đơn vị quản lý, vận hành hồ Sê San 4A nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thông báo cho phía Căm-pu-chi-a.
Điều 16. Trách nhiệm về cung cấp thông tin, số liệu
1. Khi nhận định có khả năng xuất hiện lũ tại Đak Mốt, Đak Tô, Kon Plong và Kon Tum, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp cho Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum và các đơn vị quản lý, vận hành hồ các số liệu sau:
a) Các trị số thực đo: Mưa, mực nước, lưu lượng của toàn bộ mạng quan trắc thuộc hệ thống sông Sê San trong 24 giờ qua.
b) Định kỳ 6 giờ một lần các trị số dự báo: Mực nước 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ tới của các trạm Đak Mốt, Kon Tum.
c) Báo cáo tình hình thời tiết 24 giờ qua và nhận định xu thế diễn biến thời tiết 24 giờ tới, trước 15 giờ hàng ngày.
Việc cung cấp các thông tin trên, được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
- Bằng fax;
- Chuyển bản tin bằng liên lạc;
- Chuyển bản tin bằng mạng vi tính;
- Thông tin trực tiếp qua điện thoại.
2. Công ty Thủy điện Ialy, Công ty Phát triển thủy điện Sê San, Công ty cổ phần Thủy điện Sê San 4A có trách nhiệm:
a) Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia phát bản tin cảnh báo có khả năng xảy ra lũ tại Đắk Mốt và Kon Tum thì thực hiện chế độ quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu về khí tượng, thủy văn do Bộ Công Thương quy định về lưu lượng, mực nước, chế độ lũ và dự báo mực nước hồ, lưu lượng đến và lưu lượng xả trong 24 giờ tới của các hồ: PleiKrông, Ialy, Sê San 4 và Sê San 4A;
b) Định kỳ 6 giờ một lần báo cáo cho Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum, Bộ Công Thương, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia và thông báo cho các đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan số liệu của tất cả các lần quan trắc, đo đạc được thực hiện theo chế độ lũ, gồm:
- Mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu các hồ;
- Lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả, lưu lượng tháo qua tuabin;
- Bản tin dự báo mực nước hồ, lưu lượng đến hồ và lưu lượng dự kiến xả trong 24 giờ.
c) Báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về trạng thái làm việc của công trình trong thời gian lũ./.
BẢNG TRA VÀ BIỂU ĐỒ QUAN HỆ MỰC NƯỚC, DIỆN TÍCH VÀ
DUNG TÍCH CÁC HỒ CHỨA
(Ban hành kèm theo Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ PleiKrông,
Ialy, Sê San 4 và Sê San 4A trong mùa lũ hàng năm tại Quyết định số 686/QĐ-TTg
ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)
I. HỒ CHỨA PLEIKRÔNG
Bảng tra quan hệ F = f(Z) và W=f(Z) hồ chứa thủy điện PleiKrông
TT |
Mực nước hồ (Z), m |
Diện tích mặt nước (F) km2 |
Thể tích (W), triệu m3 |
1 |
515,7 |
0,00 |
0,00 |
2 |
517,5 |
0,74 |
0,46 |
3 |
520,0 |
1,33 |
3,01 |
4 |
522,5 |
2,43 |
7,63 |
5 |
525,0 |
3,71 |
15,25 |
6 |
527,5 |
4,70 |
25,73 |
7 |
530,0 |
6,12 |
39,21 |
8 |
532,5 |
8,11 |
56,93 |
9 |
535,0 |
9,76 |
79,23 |
10 |
537,5 |
11,69 |
106,00 |
11 |
540,0 |
13,83 |
137,87 |
12 |
542,5 |
16,14 |
175,29 |
13 |
545,0 |
18,34 |
218,36 |
14 |
547,5 |
20,64 |
267,06 |
15 |
550,0 |
23,37 |
322,03 |
16 |
552,5 |
26,30 |
384,08 |
17 |
555,0 |
28,95 |
453,11 |
18 |
557,5 |
32,06 |
529,34 |
19 |
560,0 |
35,40 |
613,63 |
20 |
562,5 |
38,98 |
706,57 |
21 |
565,0 |
43,23 |
809,29 |
22 |
567,5 |
47,54 |
922,72 |
23 |
570,0 |
53,29 |
1.048,69 |
24 |
572,5 |
59,19 |
1.189,22 |
25 |
575,0 |
64,58 |
1.343,90 |
26 |
577,5 |
70,90 |
1.513,19 |
27 |
580,0 |
78,42 |
1.699,77 |
28 |
582,5 |
87,27 |
1.906,79 |
29 |
585,0 |
95,60 |
2.135,30 |
30 |
587,5 |
103,19 |
2.383,73 |
II. HỒ CHỨA IALY
Bảng tra quan hệ F = f(Z) và W=f(Z) hồ chứa thủy điện Ialy
TT |
Mực nước hồ (Z), m |
Diện tích mặt nước (F) km2 |
Thể tích (W), triệu m3 |
1 |
454,66 |
0,00 |
0,00 |
2 |
459,66 |
1,57 |
2,61 |
3 |
464,66 |
2,55 |
12,18 |
4 |
469,66 |
5,66 |
32,21 |
5 |
474,66 |
8,03 |
66,26 |
6 |
479,66 |
11,42 |
114,64 |
7 |
484,66 |
14,41 |
179,07 |
8 |
489,66 |
17,23 |
258,07 |
9 |
494,66 |
20,20 |
349,18 |
10 |
499,66 |
24,80 |
461,47 |
11 |
504,66 |
30,25 |
598,86 |
12 |
509,66 |
40,85 |
775,96 |
13 |
514,66 |
66,50 |
1.037,09 |
14 |
519,66 |
98,92 |
1.442,59 |
15 |
524,66 |
125,67 |
2.002,73 |
III. HỒ CHỨA SÊ SAN 4
Bảng tra quan hệ F = f(Z) và W=f(Z) hồ chứa thủy điện Sê San 4
TT |
Mực nước hồ (Z), m |
Diện tích mặt nước (F) km2 |
Thể tích (W), triệu m3 |
1 |
155,0 |
0,00 |
0 |
2 |
160,0 |
0,28 |
0,47 |
3 |
165,0 |
0,78 |
3,01 |
4 |
170,0 |
1,18 |
7,88 |
5 |
175,0 |
1,82 |
15,32 |
6 |
180,0 |
3,48 |
28,35 |
7 |
185,0 |
6,35 |
52,57 |
8 |
190,0 |
11,20 |
95,87 |
9 |
195,0 |
16,82 |
165,45 |
10 |
200,0 |
25,55 |
270,61 |
11 |
205,0 |
35,48 |
422,51 |
12 |
210,0 |
47,46 |
629,14 |
13 |
215,0 |
58,41 |
893,34 |
14 |
220,0 |
71,74 |
1.218,14 |
15 |
225,0 |
85,36 |
1.610,40 |
16 |
230,0 |
102,19 |
2.078,64 |