Quyết định 68/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang
Số hiệu | 68/2016/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 30/09/2016 |
Ngày có hiệu lực | 10/10/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Lê Văn Nưng |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2016/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 30 tháng 9 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2013 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1626/TTr-SGTVT ngày 26 tháng 9 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2016 và thay thế các Quyết định sau:
1. Quyết định số 52/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quy định về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh An Giang.
2. Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều của Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng tỉnh An Giang và Quyết định số 52/2011/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI
ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 68/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9
năm 2016 của UBND tỉnh An Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này điều chỉnh các nội dung có liên quan đến quản lý, sử dụng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang, bao gồm:
a) Quy định về phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Quản lý, sử dụng và khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng:
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2016/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 30 tháng 9 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2013 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1626/TTr-SGTVT ngày 26 tháng 9 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2016 và thay thế các Quyết định sau:
1. Quyết định số 52/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quy định về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh An Giang.
2. Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều của Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng tỉnh An Giang và Quyết định số 52/2011/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI
ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 68/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9
năm 2016 của UBND tỉnh An Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này điều chỉnh các nội dung có liên quan đến quản lý, sử dụng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang, bao gồm:
a) Quy định về phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Quản lý, sử dụng và khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng:
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh An Giang.
3. Đối với những nội dung không được đề cập trong Quy định này, thực hiện theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BGTVT ngày 08/10/2013 do Bộ Giao thông vận tải hợp nhất Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BGTVT năm 2013) và Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
1. Đối với các cụm từ sử dụng trong giao thông đường bộ được hiểu theo quy định của Điều 3 Luật Giao thông đường bộ ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008;
2. Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
3. Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
4. Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các ấp và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
5. Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
6. Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo Điều 46 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008.
2. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo Điều 52 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008.
QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ trong bản quy định này được xác định trên cơ sở áp dụng Điều 5 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT).
Điều 5. Quy định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Các cụm từ phạm vi đất dành cho đường bộ, đất của đường bộ, phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ được hiểu theo quy định tại Điều 14 của Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BGTVT.
2. Hành lang an toàn đường bộ:
a) Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ (kể cả phần mặt nước dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao) nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
b) Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định từ Điều 15 đến Điều 19 của Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BGTVT. Các cơ quan quản lý đường bộ khi xác định bề rộng hành lang an toàn đối với đường phải căn cứ cấp kỹ thuật của đường được quản lý theo quy hoạch, đối với cầu phải căn cứ vào chiều dọc, chiều ngang của cầu.
c) Trường hợp đường bộ đi chung với công trình thủy lợi, hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật về đê điều.
3. Phạm vi bảo vệ đối với bến xe, bãi đỗ xe, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí cầu đường, trạm dừng nghỉ và các công trình phục vụ quản lý đường bộ là phạm vi vùng đất, vùng nước thuộc diện tích của công trình; diện tích của công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ thực hiện theo Điều 6 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT. Đối với các tuyến đường được xây dựng theo quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ thực hiện theo Mục số 2 của Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
5. Khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với công trình thiết yếu thực hiện theo Điều 7 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.
6. Giới hạn khoảng cách an toàn đối với cầu, cống; hầm đường bộ; bến phà, cầu phao; kè bảo vệ đường bộ thực hiện theo Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19 của Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BGTVT.
7. Khoảng cách các công trình đến công trình đường bộ thực hiện theo Điều 22 của Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BGTVT.
Điều 6. Phạm vi đất dành cho đường bộ của các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh An Giang
Phạm vi đất dành cho đường bộ của các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh An Giang được quy định như sau:
1. Đường tỉnh 941: Từ lộ tẻ huyện Châu Thành đến huyện Tri Tôn dài 39 km.
a) Đoạn từ lộ tẻ huyện Châu Thành đến xã Cần Đăng (km7+00), phạm vi đất dành cho đường bộ là 31 mét, mỗi bên là 15,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
b) Đoạn từ xã Cần Đăng (km7+00) song song với kênh Mặc Cần Dưng đến cầu Số 15 - xã Núi Tô; phạm vi đất dành cho đường bộ là:
- Bên phải tính từ tim đường hiện hữu đến mép bờ tự nhiên của kênh Mặc Cần Dưng.
- Bên trái là 25,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
c) Đoạn từ cầu Số 15 đến cầu Số 16 phạm vi đất dành cho đường bộ là:
- Bên phải tính từ tim đường hiện hữu đến mép bờ tự nhiên của kênh Mặc Cần Dưng.
- Bên trái là 15,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
d) Đoạn từ cầu Số 16 đến giáp đường Trần Hưng Đạo (điểm cuối ĐT.941); phạm vi đất dành cho đường bộ xác định theo đồ án Quy hoạch xây dựng thị trấn Tri Tôn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đường tỉnh 942:
a) Từ cầu Cái Tàu Thượng đến ngã tư Phú Mỹ (giao với đường tỉnh 954) dài 28,7 km; phạm vi đất dành cho đường bộ là 29 mét; bên phải là 13,5 mét, bên trái là 15,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
b) Đoạn đường vòng tránh thị trấn Mỹ Luông, phạm vi đất dành cho đường bộ là 29 mét, mỗi bên 14,5 mét.
c) Những đoạn đường ĐT.942 đi cặp các nhánh phụ Sông Tiền (nhánh Cù Lao Giêng và nhánh Cù Lao Tây Ma), có phạm vi tính từ tim đường hiện hữu đến mép bờ cao của sông nhỏ hơn hoặc bằng 13,5 mét thì phạm vi đất dành cho đường bộ được tính từ tim đường hiện hữu đến mép bờ tự nhiên của của các nhánh phụ Sông Tiền.
3. Đường tỉnh 943:
a) Đoạn từ Ngã tư đèn bốn ngọn đến giao lộ đường tránh thành phố Long Xuyên: Phạm vi đất dành cho đường bộ là 26m (6-14-6).
b) Đoạn từ giao lộ đường tránh thành phố Long Xuyên đến cầu Phú Hòa, phạm vi đất dành cho đường bộ là 55m, mỗi bên 27,5m tính từ tim đường hiện hữu.
c) Đoạn từ cầu Phú Hòa đến cầu Mương Trâu theo Quy hoạch xây dựng thị trấn Phú Hòa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
d) Đoạn từ cầu Mương Trâu đến cầu Kênh F, phạm vi đất dành cho đường bộ là 42m; mỗi bên 21m tính từ tim đường hiện hữu.
đ) Đoạn từ cầu Kênh F đến cầu Thoại Giang theo Quy hoạch xây dựng thị trấn Núi Sập được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
e) Đoạn từ cầu Thoại Giang đến cầu Ba Thê 5, phạm vi đất dành cho đường bộ là 29m; bên trái 15,5m, bên phải 13,5m tính từ tim đường hiện hữu.
g) Đoạn từ cầu Ba Thê 5 đến cầu Núi Nhỏ theo Quy hoạch xây dựng thị trấn Óc Eo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
h) Đoạn từ cầu Núi Nhỏ đến cầu Mướp Văn, phạm vi đất dành cho đường bộ là 29m, bên trái 15,5m, bên phải 13,5m tính từ tim đường hiện hữu.
i) Đoạn từ cầu Mướp Văn đến cầu Sóc Triết, phạm vi đất dành cho đường bộ là:
- Bên phải tính từ tim đường hiện hữu đến mép bờ tự nhiên của kênh Ba Thê mới.
- Bên trái là 25m tính từ tim đường hiện hữu.
k) Đoạn từ cầu Sóc Triết đến ngã tư đường Nguyễn Văn Cừ, đường 30 tháng 4: phạm vi đất dành cho đường bộ là 29 m; mỗi bên là 14,5 m tính từ tim đường hiện hữu.
l) Đoạn từ ngã tư đường Nguyễn Văn Cừ, đường 30 tháng 4 đến ngã ba đường Hùng Vương (điểm cuối) theo quy hoạch thị trấn Tri Tôn được duyệt.
4. Đường tỉnh 944: Từ phà An Hòa đến ngã ba Cựu Hội (nối vào đường tỉnh 942), dài 11,2 km; phạm vi đất dành cho đường bộ là 32 mét; bên phải là 18,5 mét, bên trái là 13,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
5. Đường tỉnh 945:
a) Từ Quốc lộ 91 đến giáp ranh Kiên Giang (thuộc huyện Tri Tôn), dài 40,4 km; phạm vi đất dành cho đường bộ là 29 mét; mỗi bên là 14,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
b) Những đoạn đường đi cặp kênh có phạm vi tính từ tim đường hiện hữu đến mép bờ tự nhiên của kênh nhỏ hơn hoặc bằng 14,5 mét thì phạm vi đất dành cho đường bộ được tính từ tim đường hiện hữu đến mép bờ tự nhiên.
6. Đường tỉnh 946:
a) Từ Ủy ban nhân dân xã Hòa An đến thị trấn Chợ Mới (nối vào ĐT.942), dài 30,4km; phạm vi đất dành cho đường bộ là 29 mét; mỗi bên là 14,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
b) Những đoạn đường đi cặp rạch Ông Chưởng có phạm vi tính từ tim đường hiện hữu đến mép bờ tự nhiên của rạch Ông Chưởng nhỏ hơn hoặc bằng 14,5m thì phạm vi đất dành cho đường bộ được tính từ tim đường hiện hữu đến mép bờ tự nhiên.
7. Đường tỉnh 947:
a) Từ Quốc lộ 91 đến giáp ranh Kiên Giang (thuộc huyện Thoại Sơn), dài 37,5km; phạm vi đất dành cho đường bộ là 29 mét; mỗi bên là 14,5 mét tính từ tim đường hiện hữu:
b) Những đoạn đường đi cặp kênh có phạm vi tính từ tim đường hiện hữu đến mép bờ tự nhiên của kênh nhỏ hơn hoặc bằng 14,5 mét thì phạm vi đất dành cho đường bộ được tính từ tim đường hiện hữu đến mép bờ tự nhiên.
8. Đường tỉnh 948: Từ thị trấn Nhà Bàng (Tịnh Biên) đến thị trấn Tri Tôn dài 22,3 km. Phạm vi hành lang an toàn đường bộ là 29 mét; mỗi bên là 14,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
9. Đường tỉnh ĐT.951: Từ thị xã Tân Châu (nối với ĐT.953) đến Bến phà Năng Gù dài 28,8km. Phạm vi đất dành cho đường bộ là 29 mét, mỗi bên là 14,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
10. Đường tỉnh 952: Từ thị xã Tân Châu đến xã Vĩnh Xương dài 19 km. Phạm vi đất dành cho đường bộ là:
a) Đoạn từ đường Nguyễn Tri Phương đến đường dẫn vào cầu Tân An, phạm vi đất dành cho đường bộ xác định theo Quy hoạch xây dựng thị xã Tân Châu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đoạn từ cầu Tân An đến cửa khẩu Vĩnh Xương, phạm vi đất dành cho đường bộ là 29 mét, mỗi bên là 14,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
c) Đoạn từ cầu Tân An đến đường tỉnh ĐT.953 (đoạn tuyến mở mới), phạm vi đất dành cho đường bộ là 29 mét, mỗi bên là 14,5 mét tính từ tim đường.
11. Đường tỉnh 953: Từ phà Châu Giang đến thị xã Tân Châu dài 16,65 km; phạm vi đất dành cho đường bộ là:
a) Đoạn từ phà Châu Giang đến vàm kênh Vĩnh An, phạm vi hành lang an toàn đường bộ là 31 mét; mỗi bên 15,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
b) Đoạn từ vàm kênh Vĩnh An đến Đường dẫn vào cầu Tân An thuộc phường Long Phú, phạm vi đất dành cho đường bộ là:
- Bên phải là 15,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
- Bên trái tính từ tim đường hiện hữu đến mép bờ tự nhiên của kênh Vĩnh An.
c) Đoạn từ đường dẫn vào cầu Tân An thuộc phường Long Phú đến đường Trần Phú, phạm vi đất dành cho đường bộ xác định theo Quy hoạch xây dựng thị xã Tân Châu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
12. Đường tỉnh 954: Từ thị xã Tân Châu đến phà Năng Gù, dài 45,65 km; Phạm vi đất dành cho đường bộ là:
a) Đoạn từ đường Trần Hưng Đạo đến cầu Số 5 (phường Long Sơn), phạm vi đất dành cho đường bộ xác định theo Quy hoạch xây dựng thị xã Tân Châu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đoạn từ cầu Số 5 (phường Long Sơn) đến phà Năng Gù, phạm vi đất dành cho đường bộ là 29 mét; bên phải 15,5 mét, bên trái 13,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
13. Đường tỉnh 955A: Từ Vĩnh Ngươn (Châu Đốc) đến thị trấn Tịnh Biên (cầu Hữu Nghị) dài 23 km, phạm vi đất dành cho đường bộ là:
- Bên phải tính từ tim đường hiện hữu đến mép bờ tự nhiên của Kênh Vĩnh Tế.
- Bến trái là 20,2 mét tính từ tim đường hiện hữu.
14. Đường tỉnh 955B: Từ ĐT.948 qua thị trấn Ba Chúc đến giáp QL.N1 (Lạc Quới) dài 22,3km phạm vi dành cho đường bộ là 29m, mỗi bên 14,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
Riêng đoạn từ cống Sập Gia (điểm đầu đường Thất Sơn) đến ngã ba đầu lộ (điểm cuối đường Thủy Đài Sơn) phạm vi đất dành cho đường bộ xác định theo quy hoạch xây dựng thị trấn Ba Chúc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
15. Đường tỉnh 957: Từ xã Đa Phước đến thị trấn Long Bình dài 33 km, phạm vi đất dành cho đường bộ là 29 mét; mỗi bên 14,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
16. Đường Tri Tôn Vàm Rầy (ĐT.958):
Từ đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Tri Tôn (điểm đầu) đến cầu Ninh Phước (giáp ranh tỉnh Kiên Giang), dài 18,8 km.
a) Đoạn từ đường Trần Hưng Đạo (điểm đầu) đến ngã ba đường Điện Biên Phủ xác định theo Quy hoạch xây dựng Thị trấn Tri Tôn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đoạn từ ngã ba đường Điện Biên Phủ đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang, phạm vi đất dành cho đường bộ là 29 mét;
- Bên phải là 13 mét tính từ tim đường hiện hữu (phía kênh Tám Ngàn).
- Bên trái là 16 mét tính từ tim đường hiện hữu (phía ngoài đồng).
Điều 7. Phạm vi đất dành cho đường bộ của các tuyến đường huyện
Phạm vi đất dành cho đường bộ của các tuyến đường huyện là 29 mét; mỗi bên là 14,5 mét tính từ tim đường hiện hữu.
Điều 8. Phạm vi đất dành cho đường bộ của các tuyến đường xã
Phạm vi đất dành cho đường bộ các tuyến đường xã là 20 mét; mỗi bên là 10 mét tính từ tim đường hiện hữu.
1. Các tuyến đường qua khu đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn), khu quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện theo quy hoạch của cấp thẩm quyền đã phê duyệt.
2. Phạm vi đất dành cho đường bộ của hệ thống Quốc lộ trên địa bàn của tỉnh do cơ quan quản lý đường bộ Trung ương quy định.
QUẢN LÝ SỬ DỤNG, KHAI THÁC PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 10. Sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Việc sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố áp dụng quy định tại Điều 36 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
2. Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác thực hiện theo Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vào mục đích giao thông trên địa bàn thành phố Long Xuyên và Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang.
3. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông thực hiện theo Điều 25, Điều 25a, điều 25b, Điều 25c và Điều 25d của Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BGTVT ngày 08/10/2013.
4. Việc khai thác, sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo Điều 26 và Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 Điều 28 của Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BGTVT ngày 08/10/2013 và Điều 10 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.
5. Việc quản lý, sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư và đường chuyên dùng được thực hiện theo Điều 11 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.
6. Đối với các dự án thủy lợi có tuyến tránh ngập:
a) Kinh phí xây dựng tuyến tránh ngập do chủ đầu tư dự án thủy lợi chịu trách nhiệm.
b) Chủ đầu tư dự án ngay từ bước lập dự án về hướng tuyến, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan: đối với đường tỉnh phải có ý kiến thỏa thuận của Sở Giao thông vận tải; đối với đường huyện phải có ý kiến thỏa thuận của Phòng Kinh tế Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị.
Công trình thiết yếu và biển quảng cáo xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 và Điều 16 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.
Điều 12. Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ
1. Các cửa hàng xăng dầu đã đấu nối vào đường tỉnh theo chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, nếu không đủ khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu theo quy định tại Quy định này, được tiếp tục tồn tại nhưng Chủ công trình phải di dời khi có yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
Các cửa hàng xăng dầu xây dựng tự phát, đấu nối trái phép vào đường tỉnh hoặc nằm trong hành lang an toàn đường bộ, quy mô không bảo đảm, hiện đang tồn tại dọc hai bên đường tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ trực thuộc phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Công trình nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ, được tạm thời tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng không được cơi nới, mở rộng; người sử dụng đất phải ký cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường về việc không cơi nới, mở rộng. Trường hợp công trình bị xuống cấp, chưa được nhà nước đền bù, giải toả và người sử dụng có nhu cầu để sử dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý tuyến đường kiểm kê đất và tài sản trên đất để có cơ sở đền bù hoặc thống nhất phương án sửa chữa.
3. Trường hợp sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất và giải quyết bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất đã có trước khi hành lang an toàn đường bộ được công bố.
4. Trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, kiên quyết giải toả, không bồi thường cho các tổ chức, cá nhân vi phạm.
5. Cơ sở giải quyết việc đền bù, giải toả khi bắt buộc di dời các công trình tồn tại trong hành lang an toàn theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Đất đai, Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BGTVT và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải căn cứ mốc thời gian xây dựng công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ.
Cơ quan quản lý tuyến đường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ tài liệu điều tra, lưu trữ để lập bình đồ duỗi thẳng thể hiện vị trí, thời gian xây dựng, quy mô các công trình nằm trong đất hành lang an toàn giao thông quy định tại Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BGTVT theo các mốc thời gian sau đây:
a) Công trình xây dựng trước ngày 21 tháng 12 năm 1982 là thời gian chưa có quy định cụ thể về hành lang an toàn đường bộ.
b) Công trình xây dựng từ ngày 21 tháng 12 năm 1982 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2000 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định số 203/HĐBT ngày 21 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc ban hành điều lệ đường bộ.
c) Công trình xây dựng từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 đến trước ngày 30 tháng 11 năm 2004 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ.
d) Công trình xây dựng từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 đến trước ngày 15 tháng 4 năm 2010 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Nghị định số 186/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
đ) Công trình xây dựng từ ngày 15 tháng 4 năm 2010 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BGTVT.
e) Đối với công trình xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của các tuyến đường tỉnh: ĐT.945, ĐT.946, ĐT.947, ĐT.951 công bố theo Quyết định số 149/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang:
- Công trình xây dựng trước ngày 23 tháng 01 năm 2015 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Quyết định số 52/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
- Công trình xây dựng sau ngày 23 tháng 01 năm 2015 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo quy định này.
Điều 13. Phân công trách nhiệm
1. Sở Giao thông vận tải:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong địa bàn tỉnh;
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ trong địa bàn tỉnh;
d) Xây dựng kế hoạch và biện pháp xử lý các vi phạm hành lang an toàn đường bộ chưa được xử lý, giải quyết triệt để;
đ) Báo cáo kết quả và những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về Ủy ban nhân dân tỉnh để tiếp tục có biện pháp giải quyết;
e) Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh. Cập nhật số liệu của công trình thiết yếu được xây dựng mới, công trình sửa chữa, cải tạo nâng cấp vào sơ đồ quản lý công trình thiết yếu của tuyến đường bộ được giao quản lý;
g) Lưu giữ hồ sơ, cập nhật thông tin bổ sung vào hồ sơ quản lý công trình của tuyến đường bộ được giao quản lý; gửi văn bản thỏa thuận, giấy phép thi công về Thanh tra Sở Giao thông vận tải để theo dõi, giám sát và xử lý khi có vi phạm xảy ra theo quy định của pháp luật;
h) Quản lý thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quản lý và bảo trì hệ thống đường địa phương;
i) Thanh tra giao thông:
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ hoàn thiện hồ sơ vi phạm hành lang an toàn đường bộ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị cưỡng chế để giải tỏa;
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ hoàn thiện hồ sơ vi phạm công trình đường bộ, lấn, chiếm và sử dụng trái phép đất của đường bộ; xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, chuyển hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Công an tỉnh:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng trong ngành kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ theo thẩm quyền.
b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thực hiện chức năng quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ đối với hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh.
3. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức bảo vệ công trình quốc phòng kết hợp với công trình đường bộ.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Kết hợp với Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi có liên quan đến công trình đường bộ.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ để canh tác nông nghiệp, bảo đảm kỹ thuật an toàn công trình đường bộ.
c) Đối với những đoạn đường có kết hợp đê bao và những đoạn đê bao có kết hợp đường giao thông và những cống kết hợp giao thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Sở Giao thông Vận tải quản lý hành lang an toàn đường bộ theo Luật Đê điều năm 2006 và Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hàng năm.
6. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị;
b) Hướng dẫn lập và quản lý quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền; Hướng dẫn, quản lý xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ và các hạng mục hạ tầng khác trên tuyến đường như vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, tuy nen và hào kỹ thuật.
7. Sở Công thương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy hoạch và xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu, chợ, công trình điện và các cơ sở dịch vụ khác dọc theo đường bộ phải tuân thủ các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông và trật tự, mỹ quan đô thị.
8. Sở Tài chính có trách nhiệm:
a) Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải bố trí kinh phí để thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và giải tỏa hành lang an toàn đường bộ từ nguồn ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giao thông hàng năm, từ nguồn quỹ bảo trì đường bộ Trung ương cấp cho địa phương hàng năm và các nguồn vận động hợp pháp khác (nếu có).
b) Kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước cho việc quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và giải tỏa hành lang an toàn đường bộ đối với đường tỉnh và nguồn hỗ trợ đối với đường giao thông nông thôn đảm bảo sử dụng đúng mục đích.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc lập quy hoạch và cấp phép lắp đặt biển quảng cáo đúng quy hoạch và quy định về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ;
b) Chủ động phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức các hoạt động văn hóa theo phương án bảo đảm an toàn giao thông được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền phê duyệt.
10. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
b) Giải tỏa các công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đường bộ và không ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và hoạt động giao thông vận tải.
c) Tổ chức thực hiện cưỡng chế giải tỏa vi phạm, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ; ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tái lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ;
d) Phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải xử lý theo thẩm quyền các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường bộ;
đ) Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa.
e) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
11. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục nhân dân hiểu rõ các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, nhằm nâng cao ý thức của cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ hành lang an toàn đường bộ theo quy định pháp luật.
c) Phát hiện và phối hợp với Đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra Sở Giao thông vận tải xử lý kịp thời, theo thẩm quyền các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ;
d) Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa.
đ) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.
e) Tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo vệ mốc lộ giới.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, Giám đốc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để bổ sung, sửa đổi Quy định cho phù hợp./.