Quyết định 676/QĐ-BTP năm 2018 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công tác phía Nam do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 676/QĐ-BTP
Ngày ban hành 09/04/2018
Ngày có hiệu lực 09/04/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Lê Thành Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 676/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC CÔNG TÁC PHÍA NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Công tác phía Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Cục Công tác phía Nam là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Phú Yên trở vào đến Cà Mau (sau đây gọi là Khu vực); thực hiện công tác quản trị nội bộ phc vụ công tác chỉ đạo, Điều hành của Bộ Tư pháp tại Khu vực.

Cục Công tác phía Nam (sau đây gọi là Cục) có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, có con dấu và tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.

2. Tham gia xây dựng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ hoặc các dự án, dự thảo văn bản khác theo đề nghị của các đơn vị thuộc Bộ.

3. Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại Khu vực:

a) Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng các chủ trương, giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của công tác Tư pháp, Thi hành án dân sự tại Khu vực và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Hướng dẫn, triển khai, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch, Chương trình, nhiệm vụ công tác của Bộ tại Khu vực; chủ động đề xuất với Bộ trưởng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong triển khai các nhiệm vụ công tác tư pháp, thi hành án dân sự tại Khu vực;

c) Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động, những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề phát sinh, các đề xuất của địa phương trong Khu vực liên quan đến công tác tư pháp, thi hành án và đề xuất Lãnh đạo Bộ các biện pháp khắc phục kịp thời;

d) Cung cấp thông tin, tham gia bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưng của Ngành đối với các tập thể và cá nhân thuộc Khu vực.

4. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại Khu vực theo ủy quyền của Bộ trưởng:

a) Làm đầu mối liên hệ, tổ chức các buổi làm việc giữa Bộ với cấp ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Khu vực; theo dõi, tổng hợp đề xuất của cấp ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác tư pháp;

b) Thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các lĩnh vực khác theo ủy quyền của Bộ trưởng;

c) Thực hiện một số quy trình, thủ tục trong công tác cán bộ của Bộ và của các cơ quan thi hành án dân sự theo ủy quyền của Bộ trưởng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và Quy chế phối hợp công tác giữa Cục Công tác phía Nam với các đơn vị thuộc Bộ;

d) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế và tham gia vào quá trình giải quyết các tranh chấp quốc tế theo phân cấp và chỉ đạo của Bộ trưởng;

đ) Tổ chức tiếp công dân; tiếp nhận, phân loại, vào sổ theo dõi và thụ lý, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo theo trình tự, thủ tục của pháp luật về khiếu nại, t cáo;

e) Theo dõi, kiểm tra, tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ về các lĩnh vực thuộc phạm quản lý của Bộ tại Khu vực;

g) Theo dõi Quy chế phối hợp công tác giữa Cục với các đơn vị thuộc Bộ, giữa Cục với Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

5. Thực hiện công tác quản trị phục vụ công tác chỉ đạo, Điều hành của Bộ tại Khu vực:

a) Tổ chức các hội nghị giao ban Khu vực; chủ trì, phối hợp tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn, giao ban, các kỳ thi của Bộ tại Khu vực; Điều hành hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết, tổng kết Ngành hoặc hội nghị tổng kết chuyên đề của Bộ hoặc Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức theo phân công, ủy quyền của Bộ trưởng;

[...]