Quyết định 672/2008/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành

Số hiệu 672/2008/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/04/2008
Ngày có hiệu lực 07/05/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Phạm Ngọc Chi
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 672/QĐ-UBND

Tuy Hòa, ngày 22 tháng 4 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, TIỀN LƯƠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN QUẢN LÝ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000, ngày 29 tháng 4 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Căn cứ Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định về Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 143/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu;
Căn cứ Quyết định số 2728-QĐ/TU ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử;
Căn cứ Quyết định số 2729-QĐ/TU ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
Căn cứ Kết luận số 132-KL/TU ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quyết định nghỉ hưu và tổ chức gặp mặt cán bộ trước khi nghỉ hưu;
Căn cứ Kết luận số 144-KL/TU ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp thẩm quyền quyết định lương đối vối cán bộ, công chức, viên chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên quản lý.

Điều 2. Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quy định kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 1414/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quy định kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Ngọc Chi

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, TIỀN LƯƠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Công tác quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, kể cả cán bộ, công chức ở cơ quan Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện trên cơ sở pháp luật của nhà nước và Quy định này.

Điều 2. Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (sau đây viết tắt là HĐND) tỉnh trong việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức, công chức dự bị của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, kể cả cán bộ, công chức ở cơ quan HĐND các cấp, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh.

Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (gọi chung là Giám đốc các sở), Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, cấp ủy Đảng cùng cấp trong việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của sở, UBND huyện, thành phố.

Điều 3. Các tổ chức thuộc Bộ, ngành Trung ương và địa phương khác đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh chịu sự quản lý nhà nước của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật và Quy định này.

Điều 4. Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, kể cả cán bộ, công chức ở cơ quan HĐND các cấp và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý.

Chương II

QUẢN LÝ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY

Mục 1. NỘI DUNG QUẢN LÝ

Điều 5. Nội dung phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy, bao gồm:

1. Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp: thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động, mối quan hệ, xếp hạng tổ chức và các nội dung liên quan đến phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy.

2. Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp chuyển đổi: thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển giao, cổ phần hóa, đổi tên, bổ sung và thay đổi ngành nghề kinh doanh, xếp hạng, thành lập các đơn vị trực thuộc, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa phương khác trong nước.

3. Đối với hội, tổ chức phi Chính phủ (sau đây gọi chung là hội): cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, phê duyệt điều lệ.

[...]