Quyết định 67/2005/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010

Số hiệu 67/2005/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/12/2005
Ngày có hiệu lực 30/12/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Phan Lâm Phương
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/2005/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 30 tháng 12 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, Thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình tại Tờ trình số 1072 /TTr-SNN ngày 05 tháng 12 năm 2005,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này "Chương trình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2010"

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở: Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Tài nguyên - Môi trường; các hội: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS HCM; UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt các nội dung của Chương trình.

Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ; (B/c)
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (B/c)
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ tư pháp); (B/c)
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- Báo Quảng Bình, Đài PTTH Quảng Bình;
- Sở Tư pháp;
- Lưu VT + KTTH + CVNN.

TM/ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phan Lâm Phương

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
(Ban hành kèm theo quyết định số: 67/2005/QĐ-UB, ngày 30 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Quảng Bình)

I. TÌNH HÌNH NGÀNH CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN QUA

1. Tình hình phát triển chăn nuôi:

Theo số liệu thống kê, Quảng Bình có tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm như sau:

Số lượng gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Bình từ năm 2001 - 2004 (ĐV con)

Năm

Trâu

Lợn

Gia cầm

2001

33.621

105.144

280.973

5.360

1.868.000

2002

35.760

104.431

293.662

4.349

2.067.000

2003

35.950

105.365

300.811

5.047

2.247.000

2004

36.713

106.967

317.698

6.378

2.151.000

Tốc độ tăng bình quân (%)

3,1

0,6

4,4

6,3

5,1

Qua số liệu thống kê tổng đàn cho thấy chăn nuôi Quảng Bình thời gian qua còn nhiều diễn biến bất thường, tính ổn định trong tăng trưởng chưa cao. Tuy nhiên, với chương trình cải tạo đàn bò những năm qua theo hướng Zebu hóa đã đem lại hiệu quả kinh tế bước đầu cho người dân nhờ nâng cao tầm vóc, trọng lượng, tỷ lệ thịt xẻ cao, tăng trọng nhanh nên một số địa phương đã thực hiện khá tốt như xã Thanh Thủy (Lệ Thủy), xã Hòa Trạch (Bố Trạch) có tỷ lệ bò lai trên 30%. Theo báo cáo các địa phương đến 31/3/2005 toàn tỉnh có 4.854 con (bằng 4,4% trong tổng đàn).

Đến nay toàn tỉnh có gần 30 hộ trang trại chăn nuôi lợn thuần ngoại với quy mô từ 10 nái ngoại và 50 lợn thịt thuần ngoại trở lên, bước đầu đã có sản phẩm hàng hóa và đưa lại hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi.

Nhiều giống gia cầm có năng suất cao như: các giống gà thả vườn (Tam hoàng, Lương phượng...), vịt Siêu trứng, ngan Pháp... đã được nông dân ưa chuộng và nhân rộng, nhờ vậy đã góp phần tạo ra khối lượng thịt, trứng ngày càng tăng. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm ở Tỉnh ta chủ yếu vẫn theo phương thức gia đình với quy mô nhỏ lẻ, chưa có trang trại chăn nuôi gà công nghiệp.

2. Cơ sở vật chất, nguồn lực của ngành chăn nuôi - thú y:

Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh được thành lập theo quyết định số 37/2004/QĐ-UB ngày 09/8/2004 có chức năng, nhiệm vụ: Sản xuất lợn giống bố mẹ thuần ngoại và các loại giống vật nuôi khác; triển khai thực hiện các chương trình dự án giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Hiện tại Trung tâm đảm bảo đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao và phát triển mở rộng cho những năm tới đạt quy mô 200 lợn nái ngoại, xứng đáng là hạt nhân để thực hiện xã hội hóa về sản xuất giống vật nuôi cho nhân dân.

Toàn tỉnh có 1 cơ sở chăn nuôi lợn đực giống thuần ngoại của tỉnh và 21 hộ gia đình nuôi lợn đực giống nằm rải rác trên các huyện để lấy tinh với tổng số 51 con, gồm các giống Landrace, Yorkshire...

Lực lượng dẫn tinh viên (DTV) toàn tỉnh hiện có 34 người hoạt động (trên tổng số 126 người được đào tạo), một số DTV hoạt động tốt như ở các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Đồng Hới. Phong trào trồng cỏ phát triển chăn nuôi bò Lai ngày càng tăng cũng như ý thức của người dân đã được nâng lên rõ rệt. Hiện nay toàn tỉnh có 72 bình nitơ, gồm 42 bình bảo quản và 30 bình công tác để phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo (TTNT) bò.

[...]