ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
67/2004/QĐ-UB
|
Đồng Hới, ngày
30 tháng 9 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA
CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO TỈNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ 01/2004/CT-TTG NGÀY 02/1/2004
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI KHÁCH LIÊN TỈNH BẰNG
Ô TÔ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ban hành ngày 23/11/2003;
- Căn cứ Quyết định số:
2372/QĐ-UB ngày 02 tháng 8 năm 2004 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập
Ban chỉ đạo tỉnh Quảng Bình thực hiện Chỉ thị 01/2004/CT-TTg ngày 02/1/2004 của
Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô
tô;
- Theo đề nghị của Thường trực
Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 01 của tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết
định này bản “Quy chế hoạt động và nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh
Quảng Bình thực hiện Chỉ thị 01/2004/CT-TTg ngày 02/1/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô”
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch UBND các huyện có tuyến đường QL đi qua, Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ
thị 01/2004/CT-TTg của tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Ban TV tỉnh uỷ;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ thực hiện Chỉ thị;
- BATGT tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT-NC, XDCB.
|
TM/ UBND TỈNH
QUẢNG BÌNH
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Xuân Thu
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN
CHỈ ĐẠO TỈNH QUẢNG BÌNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ 01/2004/CT-TTG NGÀY 02/1/2004 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI KHÁCH LIÊN TỈNH BẰNG Ô TÔ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 67/2004/QĐ-UB ngày 30 tháng 9 năm 2004 của
Chủ tịch UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Trụ sở làm
việc, sử dụng con dấu của Ban chỉ đạo.
1- Trụ sở làm việc của Ban chỉ đạo tỉnh Quảng
Bình thực hiện Chỉ thị 01/2004/CT-TTg ngày 02/1/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc chấn chỉnh hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô được thành lập theo
Quyết định số: 2372/QĐ-UB ngày 02 tháng 8 năm 2004 của Chủ tịch UBND tỉnh (sau
đây gọi tắt là Ban chỉ đạo) đặt tại văn phòng Sở GTVT số 2 Trần Hưng Đạo –
Thành phố Đồng Hới.
2- Trưởng Ban chỉ đạo sử dụng con dấu của UBND tỉnh
theo quy định hiện hành.
3- Các thành viện trong Ban chỉ đạo sử dụng con
dấu trong cơ quan mà thành viên đó đang công tác theo quy định hiện hành.
Điều 2: Nguyên tắc
hoạt động của Ban chỉ đạo:
- Trưởng Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm cao nhất về
hoạt động của Ban.
- Ban chỉ đạo hoạt động theo sự điều hành thống
nhất của Trưởng ban và sự điều hành cụ thể trong từng ngành, địa phương của các
thành viên trong lĩnh vực phụ trách.
Điều 3: Tổ chức hoạt
động.
Ban chỉ đạo được thành lập tổ công tác giúp việc
và đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin tại văn phòng Sở GTVT. Tổ công
tác chịu sự điều hành trực tiếp của các thành viên Ban chỉ đạo theo lĩnh vực được
phân công.
Ban chỉ đạo được bố trí kinh phí để phục vụ hoạt
động trong nguồn của Ban ATGT tỉnh.
Chương II
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
CỤ THỂ
Điều 4: Quyền hạn và
trách nhiệm của Trưởng Ban chỉ đạo.
1- Chịu trách nhiệm điều hành chung và phân công
nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban.
2- Chỉ đạo kế hoạch thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh
để các thành viên Ban triển khai theo địa phương, ngành và cơ quan công tác của
mình.
3- Thường xuyên theo dõi tình hình, đôn đốc các
thành viên thực hiện nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh, kịp
thời báo cáo những khó khăn vướng mắc vượt quá thẩm quyền của Ban với Chủ tịch
UBND tỉnh và Ban chỉ đạo TW để xin ý kiến chỉ đạo.
Điều 5: Quyền hạn và
nhiệm vụ của Phó trưởng Ban thường trực.
Giúp Trưởng Ban chỉ đạo trong việc đôn đốc chỉ đạo
chung trong việc triển khai chấn chỉnh hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô
tô với các nội dung sau:
1- Giúp cho Thành phố, các Huyện xây dựng kế hoạch
chấn chỉnh cụ thể tại địa phương phù hợp với kế hoạch chung và đáp ứng yêu cầu
của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
2- Tổ chức các hội nghị, hội thảo triển khai hoạt
động chấn chỉnh tại từng địa phương có đường QL1 đi qua.
3- Thường xuyên theo dõi tiến độ tổ chức thực hiện
tại Thành phố, các Huyện để báo cáo Ban chỉ đạo và giúp Trưởng Ban chỉ đạo có
những điều chỉnh bổ sung kịp thời.
4- Tổng hợp đề xuất các phương án bổ sung, chỉnh
sửa các quy định về quản lý hoạt động các tuyến vận tải, quản lý hoạt động các
bến xe, quản lý công tác tuần tra, kiểm soát đối với các tổ chức, cá nhân tham
gia kinh doanh vận tải khách với các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng.
5- Nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lý hoạt động
vận tải khách của các tỉnh bạn, đề xuất các điểm nghỉ, điểm dừng trên tuyến.
6- Tổ chức phối hợp với các cơ quan chức năng
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục pháp luật giao
thông đường bộ trong các trường học.
7- Định kỳ sơ kết rút kinh nghiệm trong từng
giai đoạn, đề ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn tiếp theo.
8- Giúp trưởng Ban chỉ đạo triển khai phối hợp
giữa các ngành, địa phương vá các thành viên Ban chỉ đạo.
9- Báo cáo Trưởng Ban những khó khăn, vướng mắc
và những ý kiến khác nhau giữa các thành viên để xin ý kiến chỉ đạo.
10- Trực tiếp tham gia trực đường dây nóng, tiếp
nhận và xử lý thông tin tại Văn phòng Ban chỉ đạo và chỉ đạo tổ công tác giúp
việc hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 6: Quyền hạn và
trách nhiệm của Phó trưởng Ban.
1- Tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị
trong phạm vi quản lý chuyên ngành.
2- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát thường xuyên kiểm
tra, kiểm soát giữ gìn an ninh trật tự ATGT trên tuyến QL1A và xử lý nghiêm, kịp
thời các hành vi vi phạm.
3- Đề xuất các vấn đề có liên quan đến sự phối hợp
liên ngành Công an tỉnh và ngành GTVT để triển khai tốt việc thực hiện Chỉ thị.
4- Đề xuất với Trưởng Ban chỉ đạo về những vấn đề
cần rút kinh nghiệm trong từng giai đoạn và phương hướng hoạt động trong giai
đoạn tiếp theo.
5- Giúp Trưởng ban phối hợp hoạt động triển khai
giữa các ngành, địa phương và các thành viên Ban chỉ đạo.
6- Báo cáo Trưởng Ban những khó khăn, vướng mắc
và những ý kiến khác nhau giữa các thành viên để xin ý kiến chỉ đạo.
Điều 7: Quyền hạn và
nhiệm vụ của các uỷ viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo UBND Thành phố, lãnh đạo các
Huyện.
1- Chịu trách nhiệm trước ban chỉ đạo về việc
triển khai thực hiện Chỉ thị tại địa phương mình. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chỉ thị.
2- Phối hợp với Ban ATGT Thành phố, Ban ATGT các
Huyện, chỉ đạo các Phòng Ban chức năng liên quan, Chủ tịch UBND các xã có tuyến
QL1, đường Hồ Chí Minh đi qua, lực lượng Công an trên địa bàn thường xuyên kiểm
tra giám sát, đảm bảo an ninh trật tự tại các “điểm dừng xe khách”, xử lý các
xe khách đỗ lấy khách không đúng nơi quy định; thường xuyên kiểm tra các nhà
hàng ăn uống được chọn là điểm nghĩ của xe khách liên tỉnh Bắc Nam thực hiện
đúng các điều đã ký cam kết; không để tình trạng “xe dù, xe cướp” “cơm tù” xảy
ra trên địa bàn tỉnh.
3- Đề xuất và báo cáo với Trưởng Ban chỉ đạo các
vấn đề có liên quan để đảm bảo thực hiện tốt Chỉ thị tại địa phương.
Điều 8: Quyền hạn và
nhiệm vụ của các uỷ viên khác:
1- Triển khai thực hiện Chỉ thị trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2- Giúp Trưởng Ban triển khai phối hợp hoạt động
giữa các ngành, địa phương và các thành viên trong Ban chỉ đạo.
Điều 9: Quyền hạn và
nhiệm vụ của tổ công tác:
- Giúp việc cho Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch
triển khai Chỉ thị 01/2004/CT-TTg ngày 02/1/2004 của Thủ tường Chính phủ theo
các văn bản: 652/GTVT-VT ngày 18/2/2004 của Ban ATGT tỉnh và thực hiện đề án chấn
chỉnh và lập lại trật tự trong vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô trên địa
bàn toàn tỉnh.
- Trực tiếp thực hiện, theo dõi, hướng dẫn và phối
hợp với Sở GTVT, Công an tỉnh thực hiện Chỉ thị.
- Tổ chức trực thường xuyên tại đường dây nóng để
tiếp nhận và xử lý thông tin theo thẩm quyền tại văn phòng Sở và tại phòng CSGT
Công an tỉnh.
- Tổ chức thông tin trên các phương tiện thông
tin đại chúng nhằm tuyên truyền để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
nghiêm Chỉ thi 01/2004/CT-TTg ngày 02/1/2004 của Thủ tường Chính phủ theo kế hoạch.
- Tổ chức kiểm tra theo dõi đôn đốc việc thực hiện
Chỉ thị tại thành phố Đồng Hới và các huyện, báo cáo Ban chỉ đạo định kỳ hành
tháng.
- Giúp Ban chỉ đạo soạn thảo các văn bản và tổ
chức Hội nghị , hội thảo theo kế hoạch đề ra.
Chương III
QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA
CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH
Điều 10: Quy định về phối hợp
giữa các thành viên Ban chỉ đạo.
1- Các uỷ viên Ban chỉ đạo trong phạm vi chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình giúp Trưởng Ban chỉ đạo triển khai các hoạt động
theo kế hoạch thực hiện trong phạm vi quản lý của mình.
2- Trong trường hợp cần có sự phối hợp giữa các
ngành, các địa phương, các thành viên Ban chỉ đạo trực tiếp bàn bạc thống nhất
với các thành viên khác có liên quan và báo cáo kết quả với Trưởng Ban chỉ đạo
(qua Phó Trưởng Ban thường trực). Trong trường hợp các thành viên không thống
nhất ý kiến thì báo cáo Phó Trưởng Ban thường trực để xin ý kiến thống nhất của
Ban chỉ đạo.
3- Mọi hoạt động, đôn đốc, chỉ đạo của các thành
viên ban chỉ đạo phải tuân theo chức năng nhiệm vụ của Ban chỉ đạo (được quy định
tại điều 2, quyết định số: 2372/QĐ-UB) và theo kế hoạch triển khai từng giai đoạn
đã được Ban chỉ đạo thông qua.
Điều 11: Quy định về
báo cáo định kỳ và họp tổng kết.
1- Ban chỉ đạo họp định kỳ 2 tháng 1lần. Địa điểm
họp tại văn phòng Sở GTVT. Thời gian cụ thể do Phó Trưởng Ban thường trực đề xuất
và tổ công tác chuẩn bị nội dung.
2- Theo nhiệm vụ chuyên ngành mà mình quản lý,
các thành viên trong Ban chỉ đạo, lãnh đạo Thành phố và lãnh đạo các Huyện có
báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện Chỉ thị tới Trưởng Ban chỉ đạo.
Điều 12: Quy định về
kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị của Ban chỉ đạo Tỉnh đối với
Thành phố và các Huyện.
1- Các thành viên Ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra
tình hình thực hiện Chỉ thị tại Thành phố và các Huyện trong phạm vị quản lý
chuyên môn của mình.
2- Các Phó trưởng Ban tổ chức kiểm tra toàn diện
tình hình thực hiện Chỉ thị đối với Thành phố và các Huyện. Thành viên của đoàn
kiểm tra gồm các uỷ viên Ban chỉ đạo và tổ công tác giúp việc.
Chương IV
TRIỂN KHAI TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 12: Tổ chức
thực hiện:
1- Các thành viên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm
thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo nhiệm vụ chuyên
môn và quy định của quy chế này.
2- Mọi vấn đề có liên quan đến việc thực hiện Chỉ
thị, các thành viên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo và
lãnh đạo cấp trên của mình tổ chức triển khai thực hiện.