Quyết định 65/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt bổ sung danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Số hiệu 65/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/01/2024
Ngày có hiệu lực 11/01/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Trần Tuyết Minh
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 11 tháng 01 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT BỔ SUNG DANH MỤC NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 08/6/2018 của UBND tỉnh về xác lập Ngân hàng tên đường và tên công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 3503/TTr-SVHTTDL ngày 23/11/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt bổ sung danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước (danh mục kèm theo).

Điều 2: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thành viên Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- LĐVP, các Phòng;
- Lưu: VT, KGVX, TD2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Tuyết Minh

 

DANH MỤC

BỔ SUNG NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 11/01/2024 của UBND tỉnh)

STT

Tên

Tóm tắt thân thế sự nghiệp, lịch sử danh nhân văn hoá và sự kiện

Dự kiến cấp đường

Ghi chú

I. Tên nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc thời kỳ cổ đại

 

01

An Dương Vương

An Dương Vương hiệu xưng của Thục Phán. Ông là người khai sáng cơ nghiệp nhà nước Âu Lạc, làm Vua từ năm 257 đến 207 trước công nguyên (TCN) thì mất ngôi về tay Triệu Đà. Ông là người cho xây thành Cổ Loa, một công trình quân sự nổi tiếng vào năm 225 TCN nay còn dấu tích thuộc ngoại thành Hà Nội.

I

 

02

Phù Đổng Thiên Vương

Anh hùng cứu quốc đời Hùng Vương thứ 6 (khoảng năm 1822-1691 TCN) không rõ họ tên nhân dân gọi tôn là Đức Thánh Gióng người làng Phù Đổng nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, người có công đánh tan giặc Ân đến xâm lược nước ta được Vua phong cho mỹ hiệu là Phù Đổng Thiên Vương.

II

 

II. Tên nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc thời trung đại

 

03

Bà Huyện Thanh Quan

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở làng Nghi Tàm, Hà Đông, Hà Nội. Bà nổi tiếng về tài làm thơ. Thời gian theo chồng vào làm việc ở Huế, bà được vua Minh Mạng mời vào Kinh giữ chức Cung trung Giáo tập để dạy học cho Công chúa và các cung nữ. Năm 1847, sau khi chồng mất, bà xin phép về quê và đưa bốn con nhỏ từ Huế về sống tại làng Nghi Tàm. Bà đã để lại 06 tác phẩm thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật, miêu tả phong cảnh đất nước như: Thăng Long thành hoài cổ, Qua chùa Trấn Quốc, Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Tức cảnh chiều thu, Cảnh Hương Sơn.

IV

 

04

Bùi Huy Bích

Bùi Huy Bích (1744-1818). Quê quán làng Định Công sau sang cư ngụ ở làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông là người có tiếng trong lịch sử và văn học nước nhà. Năm 1769 ông đỗ Tiến sĩ lúc 25 tuổi, được bổ làm Hiệu lí Viện Hàn Lâm rồi thăng Thị chế, sau đó được thụ chức Thiên sai Tri Hộ phiên kiêm chức Đông các Hiệu thư. Năm 1777, ông làm Đốc đồng Nghệ An. Cuối năm 1778 làm Hiệp Trấn, sau đó là Tả Thị lang Bộ lại, hàm Tham tụng Tước kế Liệt hầu, ít lâu sau ông cáo bệnh sống ẩn dật ở Sơn Tây và Hải Dương gần 11 năm mới về cố hương. Từng được vua Gia Long mời ra làm quan nhưng ông từ chối. Ông làm quan chính trực, thanh liêm. Về văn nghiệp ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị. Ông mất năm 1818.

IV

 

05

Châu Thị Tế

Châu Thị Tế (1766-1826), không rõ quê quán, bà còn có tên khác là Châu Thị Vĩnh Tế, là vợ chánh của Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại. Bà tận tụy góp sức với chồng trong việc lo toan phúc lợi cho nhân dân, nức tiếng nhân đức. Được vua Minh Mạng lấy tên đặt cho con Kinh nối Châu Đốc - Hà Tiên là Vĩnh Tế Hà, Núi Sam gần đấy là Vĩnh Tế Sơn, làng bên cạnh là Vĩnh Tế Thô. Bà mất năm 1826, hiện nay bà cùng chồng được thờ ở chân Núi Sam, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

IV

 

06

Đào Cam Mộc

Đào Cam Mộc (không rõ năm sinh, mất năm 1015), ông là đại thần nhà Lê, cuối đời Lê nhận thấy Ngọa Triều quá bạo ngược, ông liên kết với Sư Vạn Hạnh tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, giúp nhà tiền Lê dựng nghiệp nhà Lý. Buổi đầu dựng nghiệp nhà Lý ông cùng Trịnh Văn Tú là 2 đại thần trụ cột - ông được phong tước hầu. Năm 1015 ông mất và được vua Lý Thái Tổ truy tặng ông là Thái sư tước Á Vương.

III

 

07

Đặng Huy Trứ

Đặng Huy Trứ (1825-1874) quê quán Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Năm 1847 ông đỗ Hương tiến, làm Tri huyện nổi tiếng thanh liêm, sau được thăng làm Ngự sử, Bố Chính sứ. Ông từng đi sứ Trung quốc, Triều Tiên, Thái Lan. Ông rất thương và tận tụy phục vụ dân nghèo, là người đầu tiên xin lập ra Ti Bình Chuẩn (nơi khi trúng mùa mua lúa tàng trữ, khi mất mùa đem bán rẻ cho dân). Sau khi có kẻ vu cáo, ông bị giáng chức. Năm 1874 ông bị bệnh qua đời và được an táng tại Huế. Ngoài sự nghiệp lo cho dân, sự nghiệp văn chương mà ông để lại cho đời cũng đáng được trân trọng với nhiều áng văn bất hủ.

IV

 

08

Đinh Liệt

Đinh Liệt (không rõ năm sinh, mất năm 1471) là danh tướng kháng Minh dưới cờ Bình Định Vương Lê Lợi, trong trận Chi Lăng ông giết chết tướng nhà Minh là Liễu Thăng được phong hàm Tư Mã, tước Đình Thượng hầu. Đến năm 1434 ông lại dẹp tan quân Chiêm Thành quấy nhiễu bờ cõi. Năm 1459 cùng Nguyễn Xí dẹp an nội loạn đưa Lê Thánh Tông lên ngôi, vua phong ông làm Thái Phó, tước Á Quận công. Năm 1471 ông mất, được truy phong Mục Vương

III

 

09

Đỗ Hành

Đỗ Hành (không rõ năm sinh, năm mất): Là một danh tướng đời nhà Trần. Ông có công lao lớn trong cuộc kháng Nguyên. Năm 1288, trong trận đánh ở Bạch Đằng giang, chính ông bắt sống tướng nhà Nguyên Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ Ngọc. Khi kháng chiến thành công ông được phong tước Nội Minh tử, sau thăng tước Quan Nội hầu.

III

 

10

Lương Như Hộc

Lương Như Hộc (1420-1501), quê quán Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Năm 1442 ông đỗ Thám Hoa lúc mới 22 tuổi làm đến chức Đô Ngự sử và từng đi sứ nhà Minh 2 lần. Vào năm 1443 và 1459, qua hai lần đi sứ ông đã học và mang nghề in về dạy cho dân trong nước, ông được xem là tổ sư ngành in của Việt Nam. Năm Tân Dậu 1501 ông mất, thọ 81 tuổi, ngoài quan trường ông còn một sự nghiệp văn chương rất đáng trân trọng.

III

 

11

Lý Đạo Tái

Lý Đạo Tái (1254-1334), quê quán huyện Gia Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Năm Giáp Tuất 1274 ông đỗ khoa thi Hương lúc mới 20 tuổi, năm sau lại đỗ đầu kỳ thi Hội được làm ở Viện Nội hàn, từng ứng tiếp sứ Trung Quốc, nổi tiếng văn chương, nhưng chẳng bao lâu ông từ chức xuất gia đầu Phật sau đó trở thành vị tổ thứ ba dòng thiền Trúc Lâm, pháp danh Huyền Quang. Năm Giáp Tuất 1334 ông mất, thọ 80 tuổi.

IV

 

12

Lê Phụng Hiểu

Lê Phụng Hiểu (982-1059). Ông là người làng Băng Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông là người sức khỏe được Lý Thái Tổ phong là Vũ vệ tướng quân. Có công giúp Lý Thái Tông dẹp “loạn ba vương” tranh giành ngôi vua năm 1027. Ông được phong là Đô thống Thượng tướng quân, Tước hầu. Ông có công dẹp quân Chiêm Thành quấy nhiễu phía nam. Được Triều đình ban cấp ruộng “thác đao” hơn nghìn mẫu tại quê nhà.

IV

 

13

Lê Ngô Cát

Lê Ngô Cát (1827-1876). Quê quán xã Hương Lang, huyện Chương Đức (nay là huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Năm 1848 ông đỗ Cử nhân, được cử làm Giáo thụ phủ Kinh Môn, Hải Dương ít lâu sau bổ nhiệm chức Tri huyện Thất Khê (Lạng Sơn) rồi thăng Hàn Lâm viện Biên tu. Năm 1858 làm việc ở Quốc sử quán, sau đó làm Án sát Cao Bằng. Năm 1859 ông được Phan Thanh Giản đề cử dự vào việc hiệu đính Việt Nam quốc sử diễn ca. Ông không tha thiết với công danh nên chẳng bao lâu ông xin từ quan về vui thú điền viên. Năm Ất Hợi 1875, ông mất tại Cao Bằng lúc mới 48 tuổi.

IV

 

14

Lê Như Hổ

Lê Như Hổ (1511-1581) quê quán xã Tiên Châu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Là một văn thần có tài, ông còn có sức khỏe hơn người. Tương truyền ông là người ăn khỏe nhất nước ta nên đương thời có tên là Như Hổ. Năm 1541 đời Mạc Phúc Hải ông đỗ Tiến Sĩ lúc 39 tuổi được phong chức Tả thị Lang, sang sứ nhà Minh dâng lễ cống. Tại Trung Quốc danh tiếng ông cũng vang dội một thời và khi đi sứ ông được Trung Quốc phong là Lưỡng quốc Quốc sư. Khi về nước do có công khi đi sứ, ông được phong Thượng thư, tước Xuân Giảng hầu. Tương truyền khi đi sứ ông đã học được cách làm dù (ô che) truyền cho nhân dân nên người Việt xem ông là tổ nghề làm dù.

IV

 

15

Ngô Thì Sĩ

Ngô Thì Sĩ (1726-1780), quê quán Thanh Oai, Hà Đông. Ông là thân phụ của Ngô Thời Nhiệm và là nhạc phụ của Phan Huy Ích. Thời trẻ ông nổi tiếng thông minh hiếu học nhưng nhà nghèo ông có làm bài “Trách bần quỷ văn” được khen ngợi nổi tiếng nhiều đời. Năm Bính Tuất 1766, ông đỗ Tiến sĩ lúc 40 tuổi từng làm Đốc đồng ở Thái Nguyên rồi được bổ nhiệm làm Hiến Sát sứ ở Thanh Hóa. Thời gian sau ông được chuyển làm Tham chính Nghệ An rồi bị bãi chức. Năm 1777, ông được khôi phục làm Hàn lâm Hiệu thư rồi thăng Thiên đô Ngự sử và sau này nhận chức Đốc trấn Lạng Sơn. Năm 1780 ông mất tại Lạng Sơn. Ông và các con của ông hình thành một phái học gọi là Ngô Gia Văn phái rất nổi tiếng trong văn học sử nước nhà.

IV

 

16

Nguyễn Bá Lân

Nguyễn Bá Lân (1700-1785), quê quán huyện Tiên Phong, trấn Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì ngoại thành Hà Nội). Năm 1731 ông đỗ Tiến sĩ làm quan đến chức Thượng thư. Ông là người nổi tiếng văn chương, được người đời xưng tụng là một trong Trường An Tứ Hổ. Ông mất năm 1785, thọ được 74 tuổi. Thơ văn ông còn được lưu truyền và ghi chép trong các thi tuyển xưa.

IV

 

17

Nguyễn Cửu Đàm

Nguyễn Cửu Đàm không rõ năm sinh, mất năm 1777. Ông xuất thân là con võ tướng Chánh thống Cai cơ Nguyễn Cửu Vân, quan Hữu quân Phó Tiết chế thời chúa Thượng Đàng Trong. Năm 1770-1772 khi quân Xiêm xâm lấn Hà Tiên, triều đình cử ông làm Khâm sai thống đốc cùng với tướng Trần Phúc Thành lãnh quân thủy bộ cùng 30 chiến thuyền từ sông Tiền sông Hậu tiến đánh quân Xiêm phá tan giặc. Giặc Xiêm phải cầu hòa và bình định được đất Chân Lạp yên ổn. Từ đó, sau khi bình định xong đất Hà Tiên, Chân Lạp, ông kéo quân về Gia Định. Trong thời gian này ông cho xây dựng Lũy Bán Bích (hiện nay còn địa danh tại thành phố Hồ Chí Minh) đây là một công trình quân sự phòng thủ tại phủ Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) rất hiểm yếu. Năm 1777 ông tử trận, sau này vua Gia Long liệt thờ vào Miếu Trung tiết Công thần tại Huế.

IV

 

18

Nguyễn Duy Hiệu

Nguyễn Duy Hiệu (1847-1877), quê quán làng Thanh Hà, huyện Duyên Phúc, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Cẩm Hà, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Ông có hiệu là Hường Hiệu vì có hàm Hồng Lô Tự Khanh (dạy con vua). Năm 1876, ông đỗ cử nhân. Năm 1879 ông đỗ Phó bảng lúc 32 tuổi. Giặc Pháp xâm lược, ông từ quan về làng lập Nghĩa hội chuẩn bị kháng chiến. Từ năm 1885 ông cùng Trần Văn Dự, Phan Bá Phiến, Nguyễn Hàm phát động khởi nghĩa lập Tân Đảng tại huyện Quế Sơn, hưởng ứng hịch Cần Vương của vua Hàm Nghi rồi hợp cùng nghĩa quân chống Nguyễn Thân - tên Việt gian tay sai độc ác của Pháp. Năm 1887 ông bị giặc Pháp bắt tại núi Non Nước giải về Huế. Giặc dụ hàng, nhưng ông không khuất phục, chúng giết ông năm ấy lúc chỉ 40 tuổi.

IV

 

19

Nguyễn Hữu Cầu

Nguyễn Hữu Cầu (không rõ năm sinh, mất năm 1751). Nguyễn Hữu Cầu là thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa nông dân ở đàng Ngoài vào giữa thế kỷ XVIII. Ông là người xã Lôi Động (nay thuộc xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương). Nguyễn Hữu Cầu xuất thân trong gia đình nông dân nghèo nhưng ông là người có tài cả văn kiêm võ, lại bơi lội rất giỏi nên được gọi là quận He. Năm 1742 ông đưa quân chiếm giữ Đồ Sơn và Vân Đồn. Năm 1743 sau khi đánh bại quân triều đình của Chúa Trịnh, giết chết Thủy đạo Đốc binh Trịnh Bảng, ông tự xưng là Thống đốc Bảo dân Đại tướng quân. Ông chủ trương giải phóng nhân dân thu lương thảo của triều đình và của bọn quan lại cường hào ác bá đem phân phát cho dân nghèo vì thế nông dân và dân nghèo khắp nơi nô nức xin gia nhập nghĩa quân. Sau 12 năm chiến đấu hết mình vì mục đích cao cả “Bảo dân” ông mất vào năm 1751. Nhân dân vô cùng thương tiếc một thủ lĩnh nghĩa quân tài giỏi.

IV

 

20

Nguyên phi Ỷ Lan

Nguyên phi Ỷ Lan (1044-1117). Bà là nguyên phi tài sắc của Lý Thánh Tông. Quê ở làng Thổ Lỗi nay là Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trong hơn nửa thế kỷ (1063- 1117) bà trở thành Nguyên phi rồi Hoàng Thái hậu, Nhiếp chính Triều Lý. Nguyên phi Ỷ Lan là bậc nữ lưu kiệt xuất, có tài kinh bang tế thế, trọng nông, thương dân, giữ nghiêm phép nước, trừng trị bọn lộng quyền, tham nhũng, được nhân dân xưng tụng là “Lý Đại Mẫu nghi”. Bà hai lần buông rèm nhiếp chính thay vua (chồng và con) trị quốc an dân, đắp đê phòng lụt, chống giặc ngoại xâm, chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng nhân tài, giúp dân chăm lo sản xuất, trồng dâu nuôi tằm, se tơ dệt lụa, cấm giết trâu bò, mở kho cứu đói, đổi mệnh cho cung nữ... Công lao đóng góp to lớn của người phụ nữ Kinh Bắc với quốc gia Đại Việt đã được lịch sử ghi danh là nhà lãnh đạo chính trị kiệt xuất trong lịch sử phong kiến nước nhà.

III

 

21

Phạm Thế Hiển

Phạm Thế Hiển (1803-1861). Ông là Danh thần đời Minh Mạng, quê xã Luyến Khuyết, huyện Đông Quan, tỉnh Nam Định. Anh ruột Phó bảng Phạm Thế Húc. Năm 1828, đỗ cử nhân, 1829 đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ. Ông làm quan nổi tiếng cương trực, từng giữ chức Tham tri Bộ binh, Bộ hình.... Khi giặc Pháp xâm lược miền Nam, ông cùng vào Nam với Tổng thống Quân vụ Nguyễn Tri Phương, ra sức chống giữ Đại đồn Kì Hòa trong năm 1860. Đến cuối năm 1861, giặc Pháp tấn công ác liệt, đánh chiếm được Gia Định. Ông cùng Nguyễn Tri Phương lui binh về giữ Biên Hòa. Ông tử trận, hi sinh khi Đại đồn thất thủ.

IV

 

22

Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh (sinh năm 1330, không rõ năm mất). Tên thật là Nguyễn Năng Tĩnh. Quê tại làng Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, nay thuộc tỉnh Hải Dương.

Tuệ Tĩnh là một bậc đại thiện, đại nho, đại y và dược; một nhà sư (Tuệ Tĩnh thiền sư), chuyên làm thuốc, cứu nhân độ thế. Tác phẩm lí luận “Hồng nghĩa giác tư y thư”, trong đó có 2 bài phú thuốc nam (1 bài chữ Hán Nôm, 1 bài chữ Hán), tóm tắt công dụng của 630 vị thuốc và 13 phương gia giảm; bản thảo in để tại chùa Hộ Xá, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (ngôi chùa mà Tuệ Tĩnh tu hành). Được Y viện triều Lê Dụ Tông xuất bản năm 1723 - là cuốn sách thuốc cổ nhất ở Việt Nam. Tác phẩm thực tiễn “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển. Đặc điểm trong tài liệu y học của Tuệ Tĩnh là tính đơn giản, thực tiễn và sáng tạo với y lí cô đọng và phạm vi ứng dụng rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm. Ông là người có tinh thần dân tộc cao, muốn xây dựng nền y học Việt Nam với phương châm “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt” được coi là vị thánh thuốc nam.

III

 

23

Thân Nhân Trung

Thân Nhân Trung (1418-1499). Quê quán Yên Dũng, Bắc Giang. Năm Kỷ Sửu 1469 ông đỗ Tam Giáp đồng Tiến sĩ, làm Thị độc Viện Hàn Lâm, Gia Đông các đại học sĩ, sau kiêm chức Tế tửu Quốc tử giám thăng đến Thượng thư Bộ Lại gồm coi Viện Hàn Lâm, phụ chánh. Ông là Phó Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát tú, từng bình và họa thơ ngự chế “Quỳnh uyển cửu ca”. Cùng Đổ Nhuận và Quách Đình Bảo phụng chỉ biên sọan bộ Thiên Nam dư hạ tập (1483). Ông là người đầu tiên viết bài văn bia năm Hồng Đức thứ 15 với câu văn vượt thời gian “Nhân tài quốc gia chi nguyên khí; khoa mục sĩ tử chi thản đồ” (Nhân tài là nguyên khí quốc gia mà khoa cử là con đường rộng mở của học trò) đã trở thành bất hủ của giáo dục, văn hóa, tư tưởng Việt Nam. Ông thi đỗ lúc đã trên 50 tuổi làm quan trên 20 năm thì về hưu mất tại quê nhà trong năm Kỉ Mùi 1499 thọ 81 tuổi.

III

 

24

Thoại Ngọc Hầu

Thoại Ngọc Hầu (1761-1829). Ông sinh ra tại Diên Phước, Điện Bàn, Quảng Nam (nay là phường An Hải, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng). Ông tên là Nguyễn Văn Thoại được phong tước Ngọc Hầu nên người đời thường gọi là Thoại Ngọc Hầu, suốt thời kỳ phò tá nhà Nguyễn và phục vụ nhân dân ông lập nhiều công lớn. Thứ nhất là 2 lần mang ấn bảo hộ Cao Miên danh nghĩa vang lừng và thứ hai là năm 1818 khi làm Trấn thủ Vĩnh Thanh (Long Xuyên, Cần Thơ hiện nay). Ông đã cùng quan quân sở tại thiết kế và đốc suất dân binh đào kinh Đông Xuyên ở Long Xuyên, được vua đặt tên là Thoại Hà, tiếp đến năm 1820 theo lệnh vua, ông cho đào con kênh nối Hà Tiên - Châu Đốc, công trình quy mô làm trong 5 năm liền với hơn 80.000 nhân công. Đây là công trình thủy lợi, thủy đạo tiện lợi cho giao thông, thau chua xổ phèn tưới ngọt cho diện tích canh tác lớn của Hà Tiên - Rạch Giá, Cũng là ranh giới rõ rệt để phòng ngự bảo vệ Tổ quốc giữa 2 nước Việt Nam - Campuchia. Sau đó ông còn lãnh ấn Bảo hộ Cao Miên kiêm quản trấn Hà Tiên - Châu Đốc. Ông mất năm 1829 lúc đang tại nhiệm, thọ 68 tuổi, hiện nay còn đền thờ của ông bên triền Thoại Sơn (Núi Sam) Châu Đốc.

III

 

25

Khúc Hạo

Khúc Hạo (860-917) tên gọi khác Khúc Thừa Hạo. Người đứng đầu chính quyền tự chủ của An Nam đô hộ phủ (thế kỷ 10), là con Khúc Thừa Dụ. Năm 907, thay cha làm Tiết độ sứ tiếp tục sự nghiệp canh tân đất nước. Tiến hành nhiều cải cách quan trọng như đổi Hương thành Giáp, đặt Quản giáo và Phó tri Giáp trông coi, làm sổ hộ, kê khai nhân khẩu bỏ lực dịch, bình quân thuế ruộng. Chính sự dưới thời ông “cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui thanh bình". Mất năm 917, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay.

IV

 

III. Tên nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc thời cận đại

 

26

Bùi Bằng Đoàn

Bùi Bằng Đoàn (1889-1955). Quê làng Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Thành phố Hà Nội). Tuổi trẻ, ông theo học Hán học, đỗ cử nhân kỳ thi hương năm 1906 tại Nam Định, tiếp đó chuyển sang Tây học. Sau khi tốt nghiệp Trường Hậu Bổ - trường chuyên dạy và học bằng tiếng Pháp, ông làm quan ở nhiều tỉnh phía Bắc, có tiếng là thanh liêm. Ông từng giữ các nhiệm vụ: Thanh tra đặc biệt của chính phủ, Trưởng Ban thường vụ Quốc hội, Hội trưởng Liên Việt.

III

 

27

Đoàn Trần Nghiệp

Đoàn Trần Nghiệp (1908 -1930), tên thật là Đào Thanh Doãn. Quê quán làng Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Thủ đô Hà Nội) tục gọi là Ký Con. Ông nhiệt tình yêu nước, ông gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng, được phân công là Trưởng ban Ám sát. Tháng 2 năm 1930 khởi nghĩa do Việt Nam Quốc Dân đảng lãnh đạo, ông dẫn quân cảm tử tấn công vào một số điểm tại Hà Nội, thất bại ông bị bắt vào khoảng cuối năm và sau đó bị hành quyết trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái lúc mới 23 tuổi.

IV

 

28

Đội Cấn

Đội Cấn (1881-1918). Quê quán Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú. Tên thật là Trịnh Văn Cấn hay Trịnh Văn Đạt, vốn xuất thân là Viên đội khố xanh của Pháp nên gọi là Đội Cấn. Ông là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, do có lòng yêu nước, tinh thần cách mạng nên khi Lương Ngọc Quyến bị giam ở Thái Nguyên, ông liên lạc và sẵn sàng làm tham mưu tổ chức khởi nghĩa chống Pháp. Đêm 30/8/1917, ông phát động khởi nghĩa phá ngục chiếm đồn, mở ngục cho Lương Ngọc Quyến ra chỉ huy khởi nghĩa thành công, nghĩa quân chiếm tỉnh lỵ Thái Nguyên hơn 5 ngày. Pháp phản công, ông rút lui nhưng vẫn điều động quân chiến đấu đến cuối năm. Ngày 05/01/1918 ông bị vây ở khu căn cứ Núi Pháo, đến ngày 10/11/1918 khi còn có 4 bạn chiến đấu ông đã tự nổ súng tự sát.

IV

 

29

Đặng Nguyên Cẩn

Đặng Nguyên Cẩn (1867-1923) quê quán Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông còn có tên là Đặng Thai Nhận, là con của cụ Đặng Thai Giai từng tham gia phong trào Cần Vương bị Pháp bắt và an trí cho đến chết. Năm Mậu Tí 1888 ông đỗ cử nhân, năm Ất Mùi 1895 đỗ Phó bảng lúc mới 28 tuổi và làm quan tại Huế sau đó làm Đốc học Nghệ An, Bình Thuận. Nặng lòng yêu nước ông tham gia cổ động phong trào Đông Du, Duy Tân tại Nghệ An. Bị Pháp bắt đi đày suốt 13 năm đến năm 1921 ông mới được trả tự do cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế…. đến năm 1923 ông mất.

IV

 

30

Đặng Thị Nhu

Đặng Thị Nhu (không rõ năm sinh, mất năm 1910) quê quán Yên Thế, Bắc Giang. Tục gọi là bà Ba Cẩn, vợ thứ của Hoàng Hoa Thám, bà có trí dũng, mưu lược, là trợ thủ đắc lực cho chồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ năm 1909 thế cùng lực kiệt bà vẫn cùng chồng chỉ huy nghĩa quân chống địch nhiều trận oanh liệt. Ngày 01/02/1909 bà và con gái là Hoàng Thị Thế bị giặc bắt. Chúng đày mẹ con bà và một số bạn chiến đấu sang Guyane (Nam Mỹ) dọc đường thừa lúc quân canh sơ ý, bà nhảy xuống biển tự tử. Bà xứng đáng là tấm gương sáng cho Phụ nữ nước ta.

IV

 

31

Hồ Đắc Di

Hồ Đắc Di (1901-1984), quê quán Tổng Quảng Xuyên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng đại trí thức. Thuở nhỏ học ở Huế, sau du học Đại học Y khoa Paris (Pháp). Những năm 30 ông làm việc ở Qui Nhơn. Năm 1932 giảng dạy Đại học Y khoa Hà Nội. Ông là người Việt Nam đầu tiên đỗ Thạc sĩ Y khoa Pháp trong những năm 40 mà cũng là Bác sĩ Việt Nam duy nhất được đề bạt Giáo sư thực thụ (Professeur Titulaire) tại Đại học Y khoa Hà Nội trước 1945. Sau ngày toàn quốc kháng chiến khi Đại học Y dược Hà Nội tản cư lên Việt Bắc và khi hòa bình lập lại (1954) ông đều là Hiệu trưởng điều hành và giảng dạy cho đến khi qua đời năm 1984. Là một nhà khoa học lớn, ông đã trực tiếp đào tạo nhiều thế hệ bác sĩ cho đất nước. Đồng thời còn là tác giả nhiều công trình khoa học có giá trị (đa số viết bằng tiếng Pháp) và giáo trình tiếng Việt làm tài liệu giảng dạy Đại học Y dược Hà Nội là của chính ông.

IV

 

32

Khuất Duy Tiến

Khuất Duy Tiến (1909-1984). Quê ở thôn Thuần Mĩ, xã Thạch Mĩ Lộc, huyện Tùng Thiện (nay là huyện Phúc Thọ, Hà Nội). Ông tham gia phong trào để tang cụ Phan Châu Trinh đòi thực dân Pháp thả Phan Bội Châu, sau đó theo học trường Trương Minh Sanh ở Hà Nội. Gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, làm Bí thư Tỉnh ủy Nam Định, phụ trách cả tỉnh Thái Bình, kiêm Thường vụ Xứ ủy Bắc Kì. Năm1931 ông bị địch bắt tại Hải Phòng, án lưu chung thân giam tại Côn Đảo, năm 1936 ra tù làm báo Letravail (Lao động) và cộng tác nhiều tờ báo khác. Năm 1939 bị pháp bắt lần 2 giam tại trại Bắc Mê sau đó đưa lên nhà tù Sơn La. Sau cách mạng tháng Tám ông giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội kiêm Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp ông làm Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Khu ủy viên Khu IV.

III

 

33

Kim Đồng

Kim Đồng (1929-1943), quê quán Nà Mạ, Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Kim Đồng là Hội trưởng Hội Nhi đồng cứu quốc (tiền thân của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay). Đầu năm 1943, trong một lần đi đưa thư từ Đảo Ngạn trở về đến Bản Hoong, anh phát hiện giặc đang lùng sục bắt cán bộ vì biết đêm nay có cuộc họp của Tổng bộ Việt Minh. Lúc này anh đã nhanh trí báo cho các đội viên tìm cách truyền tin cho các cán bộ. Sau đó, anh đánh lạc hướng và tập trung lực lượng giặc về phía mình. Tiếng súng khiến anh hi sinh cũng chính là tiếng súng báo hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui về phía rừng an toàn. Khi đó rạng sáng ngày 15/2/1943, anh hi sinh khi tròn 14 tuổi trên cánh đồng Nà Mạ, gần dòng suối Lê Nin. Đến tháng 7/1997 được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

IV

 

34

Kỳ Đồng

Kỳ Đồng (1875-1929) tên thật là Nguyễn Văn Cẩm, quê quán Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông nổi tiếng thông minh, tương truyền vua Tự Đức khen ngợi ông là đứa trẻ kỳ lạ thông minh nên tục gọi là Kỳ Đồng thành danh hiệu. Từ năm 1887, khi 13 tuổi ông đã quyết tâm chống Pháp, dân chúng tôn xưng ông cầm đầu kháng chiến nhưng bị quân Pháp bắt, chúng không giam nhưng đưa ông sang Algérie cho vào Trường trung học. Từ năm 1887 - 1896 ông học khoa hóa lý, đỗ nhiều kỳ thi, cuối năm 1896 lúc 22 tuổi, ông về nước khi phong trào kháng Pháp do Mạc Đình Phúc cầm đầu lên mạnh dân chúng tôn ông làm Quốc sư, sau ông liên lạc với Đề Thám, chúng bắt và đày ông đi Polynésia thuộc quần đảo Marquise, năm 1929 ông chết tại đó lúc 55 tuổi.

IV

 

35

Lê Đình Dương

Lê Đình Dương (1893-1919), quê quán làng Đông Mỹ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Xuất thân là Y sỹ Đông Dương, từng làm Giám đốc Bệnh viện Hội An. Ông nhiệt tình yêu nước gia nhập Việt Nam Quang phục hội là thành phần Đảng viên cao cấp. Nhân thế chiến lần thứ I nổ ra ở Châu Âu, ông cùng các đồng chí tổ chức khởi nghĩa ở Huế và các tỉnh Trung kỳ dưới danh nghĩa vua Duy Tân. Đến tháng 3 năm 1916 tại Đại hội Đảng lần thứ II ông được bầu làm Tổng trấn Quảng Nam. Nhưng gần đến ngày khởi nghĩa công việc vở lỡ ông bị thực dân Pháp bắt giải ra Khánh Hòa sau đó đày đi Ban Mê Thuột. Trong tù bọn thực dân đã hành hạ ông tàn khốc, cuối cùng ông đã uống độc dược tự sát lúc mới 26 tuổi.

IV

 

36

Lý Chính Thắng

Lý Chính Thắng (1917-1946). Tên thật là Nguyễn Đức Huỳnh, quê quán gốc là Hà Tĩnh nhưng vào Nam sinh sống và tham gia cách mạng, lúc đầu tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng Đồng chí hội. Năm 1930 là Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương, hoạt động từ Cấp ủy Chi bộ lên đến Thành ủy viên Sài Gòn Gia Định kiêm Thư ký Công đoàn Thành Sài Gòn Gia Định (1945). Sau Nam bộ kháng chiến, từ tháng 11/1945 lực lượng rút về An Phú Đông, ông lập trạm tiếp nhận công nhân từ thành phố ra và phụ trách tình báo cảm tử của quân đội. Tháng 3/1946 Pháp tấn công An Phú Đông quân ta chống cự anh dũng, Lý Chính Thắng bị thương nặng đem vào nhà thương Chợ Rẫy và mất trong đó.

IV

 

37

Mạc Thị Bưởi

Mạc Thị Bưởi (1927-1951). Quê quán xã Tân Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Năm 1947, bà gia nhập vào đội du kích, giữ vững liên lạc với các tổ chức cách mạng, tham gia trừ gian, diệt địch, bảo vệ cán bộ đi về hoạt động. Năm 1951, bà bị địch bắt trong khi đang làm nhiệm vụ vận động nhân dân tiếp tế, vận chuyển lương thực phục vụ chiến dịch, bị tra tấn dã man vẫn không khai một lời, cuối cùng bị địch giết. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc giục tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù. Bà được truy tặng Liệt sỹ và phong tặng Danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì.

IV

 

38

Nguyễn An Ninh

Nguyễn An Ninh (1900-1943), quê quán Hóc Môn, tỉnh Gia Định nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1920 ông đỗ Cử nhân tại Pháp, lúc ở Paris ông liên lạc với nhiều chí sĩ như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc. Năm 1922 ông về nước hoạt động cách mạng và âm thầm ra tờ Báo La Cloche fêlée (Cái chuông rè) làm cơ quan ngôn luận chống Pháp. Tháng 3/1926 ông bị bắt kết án 18 tháng tù, sau 10 tháng ở tù, được “ân xá”, ra tù ông tiếp tục đấu tranh. Cuối năm 1928 ông lại bị bắt kết án 3 năm tù với tội “Lập hội kín Nguyễn An Ninh”. Cuối năm 1931 ra tù, sau đó bị bắt vào tháng 9/1936 ông tuyệt thực phản đối, chúng buộc trả tự do nhưng đến tháng 9 năm 1937 chúng lại bắt giam cho đến tháng 02/1939. Đến tháng 10/1939 ông bị bắt và kết án lưu đày Côn Đảo. Trên đảo vì bị hành hạ kiệt sức ông mất trong tù ngày 14/8/1943.

IV

 

39

Nguyễn Bá Học

Nguyễn Bá Học (1857-1921). Quê quán huyện Thanh Trì, Hà Đông (nay là huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội). Vốn là người theo Hán học, ông chuyển sang tân học. Sau đó sống tận tụy với nghề dạy học suốt 31 năm ở Sơn Tây, Hà Nội, Nam Định. Đến năm 1918 ông về hưu và theo đuổi sự nghiệp văn chương làm báo, cộng tác với Tạp chí Nam Phong, Đông Dương. Ông được giới văn học đánh giá là những cây bút đầu tiên viết truyện ngắn hiện đại bằng quốc ngữ trong văn học Việt Nam.

IV

 

40

Nguyễn Khắc Nhu

Nguyễn Khắc Nhu (1882-1930). Quê quán Sông Khê, Yên Dũng, Bắc Giang. Năm 1912 ông đi thi Hương đứng đầu cả xứ Bắc Kỳ nên đương thời gọi là Đầu Xứ Nhu, gọi tắt là Xứ Nhu. Năm 1909, sau khi cả phong trào Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục bị tan vỡ, thực dân Pháp truy nã và bắt giam nhiều nhà chí sĩ, có cả Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Nguyễn Khắc Nhu trốn sang Trung Quốc, tham gia vào cuộc vận động cứu nước. Từ đó, ông chuyển dần xu hướng đấu tranh bất bạo động sang xu hướng bạo động. Năm 1927, ông về nước cùng với các đồng chí thành lập Hội Việt Nam dân Quốc, tổ chức nhiều cuộc tập kích một số đồn Pháp ở Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại... với ý định vũ trang khởi nghĩa. Năm 1928, ông sát nhập Hội Việt Nam dân Quốc vào Việt Nam Quốc dân đảng và ông được cử tham gia với vai trò là Trưởng ban Lập pháp của đảng. Ngày 09/02/1930, ông trực tiếp chỉ huy trận đánh tập kích Đồn binh Hưng Hoá và Phủ lị Lâm Thao. Cuộc tập kích bất thành, bản thân ông bị trúng đạn nhưng vẫn tìm đường trốn thoát, giữa đường ông dùng lựu đạn tự tử nhưng không chết và bị quân Pháp bắt được. Trên đường giải về trại giam, ông nhảy xuống sông tự trầm, nhưng lại bị quân Pháp vớt được và đem về giam ông tại Hưng Hóa. Tại đây, ngày 11/02/1930, ông đập đầu vào tường giam tự tử để bảo toàn khí tiết, hưởng dương 49 tuổi.

IV

 

41

Nguyễn Phong Sắc

Nguyễn Phong Sắc (1902-1931) là một chí sĩ cách mạng Việt Nam. Ông là một trong những thành viên đầu tiên của Chi bộ Cộng sản Bắc Kỳ và một trong những Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 07/3/1929, ông cùng các đồng chí của mình là Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh và 5 người khác thành lập tổ chức Đảng ở trong nước. Ngày 21/7/1929, Hội nghị Ban Chấp hành lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng họp tại Bắc Ninh đã phân công Nguyễn Phong Sắc vào phụ trách khu vực Trung kỳ. Sau một thời gian ngắn, Nguyễn Phong Sắc đã tổ chức được lực lượng và thành lập nên Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở thành phố Vinh, Nghệ An. Ngày 01/5/1930, công nhân Nhà máy Diêm Bến Thủy đã nổi dậy. Tháng 9/1930, phong trào cách mạng lan rộng sang Hà Tĩnh, hàng loạt cuộc biểu tình liên tục nổ ra và lan rộng thành một cao trào. Đến ngày 12/9/1930, cuộc nổi dậy của nông dân Hưng Nguyên đã bị đàn áp bằng máy bay ném bom làm 217 người chết. Cũng trong thời gian này, Nguyễn Phong Sắc trở thành Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Đối phó lại, thực dân Pháp liền ra sức truy lùng những người cầm đầu của các cuộc nổi dậy và đấu tranh này. Tháng 4/1931, Trần Phú bị bắt. Giữa năm 1931, thì toàn bộ Xứ ủy Trung kỳ bị bắt. Ngày 03/5/1931, Nguyễn Phong Sắc đã bị bắt vì bị chỉ điểm tại Hà Nội. Không lấy được cung, mật thám Hà Nội về Bạch Mai bắt bà Trịnh Thị Cán là vợ của Nguyễn Phong Sắc. Thực dân Pháp tử hình Nguyễn Phong Sắc vào sáng ngày 25/5/1931.

III

 

42

Nguyễn Sinh Sắc

Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), quê quán huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1894 ông đỗ cử nhân, năm 1901 ông đỗ Phó bảng, năm 1902 ông làm Hành tẩu Bộ lễ ở Huế sau thăng Tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Trong thời gian làm tri huyện tại đây ông luôn chống đối với tên Công sứ Pháp ở Bình Định nên bị chúng cách chức và buộc phải định cư vĩnh viễn ở Nam kỳ. Năm 1927 ông sống ở Sài Gòn và luôn bị Pháp theo dõi. Sau đó chúng cưỡng bức lưu trú ở Cao Lãnh (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) ông phải tiếp tục sinh sống bằng nghề Đông y và thường liên lạc với nhiều chí sĩ yêu nước khác đang bị “an trí” tại các địa phương lân cận như Dương Bá Trạc ở Long Xuyên, Võ Hoành ở Sa Đéc, Nguyễn Quyền ở Bến Tre và Trương Gia Mô ở Rạch Giá. Năm 1929 ông mất tại Cao Lãnh lúc 67 tuổi, phần mộ ông sau này được nhân dân tu bổ thành đền thờ gọi là Lăng cụ Phó bảng.

II

 

43

Phùng Chí Kiên

Phùng Chí Kiên (1901-1941), quê quán làng Mỹ Quan Thượng, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Xuất thân trong gia đình nông dân nhưng ông giác ngộ cách mạng từ lúc rất trẻ. Năm 1926 ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức rồi vào học Trường võ bị Hoàng Phố, tại đây ông tham gia Khởi nghĩa Quang Châu (1927) do Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo. Năm 1931 ông sang Max- cơ-va học Trường Đại học Phương Đông nhưng giữa đường ông bị Phát xít Nhật bắt giam, ra tù ông tiếp tục sang Liên Xô học tập. Năm 1934 ông sang Hồng Kông cùng Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập chuẩn bị triệu tập Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại Đại hội này ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách hoạt động nước ngoài. Năm 1936 ông về công tác tại Cao Bằng, trực tiếp chỉ đạo khu Căn cứ Bắc Sơn, đến tháng 7 cùng năm, ông bị Pháp bắt tại Châu Ngân Sơn thuộc tỉnh Bắc Kạn. Ông bị giặc Pháp chém, đầu bêu ở cầu Ngân Sơn để trấn áp tinh thần cách mạng của nhân dân, ông hy sinh ngày 22/8/1941 lúc mới 40 tuổi.

III

 

44

Tôn Thất Thuyết

Tôn Thất Thuyết (1835-1913). Quê quán thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuất thân võ tướng. Ông có nhiều chiến công, được phong Hữu tham Tri Bộ binh. Năm 1881 ông làm Thượng thư Bộ binh, khi Tự Đức mất, ông làm Phụ chính Đại thần cùng Nguyễn Văn Tường, phế vua Dục Đức lập vua Hiệp Hòa, rồi Kiến Phúc, 8 tháng sau Kiến Phúc mất (tháng 11/1883) ông lập Ưng Lịch tức vua Hàm Nghi. Từ đây ông ráo riết chuẩn bị chống Pháp, tháng 7/1885 sau khi tấn công doanh trại Pháp thất bại, ông cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương và ông chính là linh hồn của phong trào này, sau đó cả dòng họ của ông lần lượt hy sinh. Sau đó ông sang Trung Hoa mong cầu viện nhưng không thành, dần dần tâm thần bấn loạn. Năm 1913 ông qua đời tại Long Châu (Trung Quốc) thọ 78 tuổi.

IV

 

45

Trương Gia Mô

Trương Gia Mô (1866-1930), quê quán làng Hương Điểm, tỉnh Bến Tre. Sau theo cha cư ngụ ở Bình Thuận, thường gọi là Nghè Mô (tuy không đỗ tiến sĩ nhưng vì có sức học uyên thâm nên đời xưng tụng). Đương thời ông liên hệ mật thiết với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Ông làm quan một thời gian ngắn tại Bộ Công rồi từ chức về sống ở quê nhà. Năm 1908 ông tham gia phong trào Duy Tân bị bắt giam một thời gian ngắn. Năm 1910 ông cùng Hồ Tá Bang, Trần Lê Chất đưa Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn rồi ở luôn trong Nam. Từ đó ông thường qua lại các tỉnh như Trà Vinh, Sa Đéc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên. Sau đó ông cư ngụ ở Châu Đốc. Khoảng năm 1927-1929 ông và Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thường tiếp xúc với nhau về việc nước khi thì Châu Đốc, lúc ở Cao Lãnh.Về sau, ông bị mật thám theo dõi ráo riết vì những hoạt động chống Pháp. Khoảng đầu tháng 01/1930, ông gieo mình từ đỉnh Núi Sam, Châu Đốc xuống chân núi tử tiết. Ông chết đi ngoài tấm lòng yêu nước ông còn để lại một sự nghiệp văn chương đáng trân trọng.

IV

 

46

Từ Dụ

Từ Dụ (1810-1902). Quê quán huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định (nay thuộc Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Bà tên thật là Phạm Thị Hằng, con gái Quốc công - Thượng thư Bộ lễ Phạm Đăng Hưng. Từ Dụ là gọi theo tôn hiệu Thái hậu Từ Dụ. Năm 14 tuổi bà được tiến cung làm vợ Thái tử Dung (tức Nguyễn Phúc Miên Tông), sau khi Minh Mạng chết, Miên Tông lên ngôi vua tức vua Thiệu Trị, bà trở thành Quý phi và sau đó sinh được thái tử (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm). Khi Hồng Nhậm lên ngôi (vua Tự Đức) bà được phong tôn hiệu Từ Dụ, bát huệ Thái hoàng Thái hậu. Bà dạy dỗ con theo khuôn phép truyền thống rất nghiêm và vua Tự Đức chịu ảnh hưởng từ bà rất lớn. Bà mất ngày 12/5/1902, thọ 92 tuổi.

III

 

47

Võ Văn Ngân

Đồng chí Võ Văn Ngân (1902-1939). Ông sinh tại làng Bình Tây, xã Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An), trong gia đình có truyền thống tham gia phong trào chống Pháp, cả 7 anh, chị, em của ông khi trưởng thành đều trở thành đảng viên hoặc tạo lập cơ sở cách mạng, trong đó, hai anh em Võ Văn Ngân, Võ Văn Tần là Ủy viên Trung ương Đảng. Thấm nhuần truyền thống cách mạng của gia đình, Võ Văn Ngân sớm hình thành ý chí chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Năm 1926, Võ Văn Ngân cùng với đồng chí Võ Văn Tần tham gia vào Hội kín Nguyễn An Ninh, đấu tranh chống lại thực dân Pháp tại Nam Kỳ, sau đó tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đầu tháng 3/1935, ông được bầu vào Xứ ủy Nam kỳ, trực tiếp phụ trách Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần I (3/1935), ông được bầu làm Ủy viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Sau Đại hội, Võ Văn Ngân trở về Nam kỳ ngay lúc cơ quan Xứ ủy vừa bị thực dân Pháp phá vỡ, Bí thư Xứ ủy và phần lớn Xứ ủy viên đều bị bắt. Võ Văn Ngân cùng các đồng chí còn lại bắt tay khôi phục Xứ ủy và được cử làm Bí thư Xứ ủy. Trong giai đoạn này, Võ Văn Ngân còn cùng các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy tiến hành xây dựng căn cứ 18 thôn Vườn Trầu, Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định làm hậu cứ an toàn cho Xứ ủy và Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành nhiều hội nghị đề ra các nghị quyết quan trọng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương lần thứ VI về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta vào thời kỳ chuẩn bị trực tiếp vận động cứu nước, đây là tiền đề vô cùng quan trọng cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công rực rỡ.

Tuy nhiên, đang lúc phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ thì ông lâm bệnh nặng và qua đời vào ngày 19/10/1939.

IV

 

IV. Nhân nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc thời kỳ cách mạng

48

Bùi Văn Ba

Bùi Văn Ba (1929-1968), quê quán nội thành Sài Gòn. Là chiến sĩ đặc công nội thành Sài Gòn Gia Định. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhập ngũ chiến đấu, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ tham gia nhiều trận lớn ở Đông Nam bộ, sân bay Tân Sơn Nhất, kho đạn Phú Thọ - Tân Bình. Ông hy sinh trong cuộc tổng tấn công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

III

 

49

Bùi Quang Thận

Bùi Quang Thận (1948-2012). Quê quán xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1968. Trong kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1966-1975, ông trưởng thành từ Pháo thủ đến Đại đội Trưởng Đại đội 8, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Tăng thiết giáp 202. Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh là Đại đội Trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 (đơn vị đảm nhận nhiệm vụ đánh chiếm dinh Độc Lập). Trưa ngày 30/4/1975 mũi đột kích tiến vào trung tâm thành phố Sài Gòn. Bùi Quang Thận trực tiếp chỉ huy Xe tăng 843 đi đầu đội hình lao vào dinh Độc Lập, khi Xe tăng 390 húc đổ cổng chính, lập tức Bùi Quang Thận mang cờ quân giải phóng miền Nam Việt Nam cắm trên nóc Dinh, cũng là lúc các lực lượng của Lữ đoàn và Quân đoàn tiến vào bắt Dương Văn Minh và toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn đầu hàng. Từ 1975 - 1999, ông giữ chức Phó Tiểu đoàn Trưởng rồi Tiểu đoàn Trưởng, Lữ Đoàn phó rồi Lữ Đoàn trưởng Lữ đoàn 203, Chủ nhiệm Tăng thiết giáp Quân đoàn 2. Ông đã nhận được Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng 3), Kháng chiến hạng ba.

IV

 

50

Chế Lan Viên

Chế Lan Viên (1920-1989). Quê quán Đông Hà, Quảng Trị. Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan, bút danh Chế Lan Viên. Thuở nhỏ sống và học tại Trường Quốc học Quy Nhơn, nên ông coi Bình Định là quê hương thứ hai, hơn nửa tại đây ông còn nhóm bạn thơ nổi tiếng “Bàn Thành Tứ hữu” với những bạn thơ khắng khít: Hàn Mặc Tử, Quách Tân, Yến Lan. Năm 1939 ông ra Hà Nội học ban Tú tài, sau đó vào Sài Gòn làm báo, rồi đi dạy học ở Thanh Hóa. Sau 1954 ông ra Hà Nội làm việc tại Hội Nhà văn và giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực văn nghệ. Ông là một thi sĩ trưởng thành và nổi tiếng khi còn rất trẻ với tập thơ Điêu tàn (1937) tiếng tăm của ông vang dội trên văn đàn. Ông đã được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Sau ngày giải phóng ông sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và mất tại đây vào năm 1989.

IV

 

51

Chu Huy Mân

Chu Huy Mân (1913-2006). Quê quán huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tham gia hoạt động cách mạng từ 1929, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam (1930). Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã từng giữ nhiều chức vụ khác nhau: Chủ tịch Ban quân chính khu C (gồm 06 tỉnh Bắc Trung bộ, 1945 -1946), Chính trị viên Mặt trận đường 9, Chính ủy Quân khu Tây Bắc; Cố vấn Hội đồng cách mạng Vương quốc Lào và Chính phủ Phuma; Chính ủy Quân khu 5, Tư lệnh kiêm Chính ủy Mặt trận Tây Nguyên; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa II, VI, VII; Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Ông được truy tặng huân chương Hồ Chí Minh, huân chương Quân công hạng nhất, hạng hai, hạng ba và nhiều huân chương cao quý khác.

II

 

52

Chu Văn Tấn

Chu Văn Tấn (1910-1984), quê quán xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Ông giữ chức Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông tham gia cách mạng từ năm 1934, là người xây dựng và tổ chức phong trào du kích Bắc Sơn. Năm 1944 ông giữ chức Chỉ huy Cứu Quốc quân, chiến khu Hoàng Hoa Thám. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Năm 1946 ông giữ chức Khu trưởng Khu IV Chiến khu I. Từ năm 1949-1954 lãnh đạo Liên khu Việt Bắc, Chánh án Toà án Quân sự Trung ương. Từ năm 1957-1976 là Chính uỷ, Bí thư Khu ủy, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Khu tự trị Việt Bắc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II- III, Đại biểu Quốc hội khóa II-VI, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa III-VI, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc. Ông được trao tặng huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Ông mất năm 1984, thọ 74 tuổi.

III

 

53

Dương Bạch Mai

Dương Bạch Mai (1904-1964), quê quán tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, thuở nhỏ ông học ở quê nhà vào Sài Gòn sau đó du học tại Pháp. Lúc ở Paris ông gia nhập Đảng Việt Nam Độc lập do một số nhà yêu nước Việt Nam sáng lập tại Pháp, sau đó ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp cùng hoạt động với đồng chí Nguyễn Văn Tạo. Năm 1928 sau một cuộc xô xát với nhóm sinh viên cực hữu ở khu La Tinh, ông bị bắt giam một thời gian ngắn. Năm 1929 ông sang Mạc Tư Khoa liên lạc với Đảng Cộng sản Liên Xô và vào học Trường Đại học Đông Phương (cùng khóa với các đồng chí Bùi Văn Thủ, Hà Huy Tập, Trần Ngọc Danh). Năm 1932 ông về nước sống và hoạt động ở Sài Gòn làm báo và cộng tác với các đồng chí Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm... Ông từng đắc cử vào Hội đồng thành phố Sài Gòn nhân danh Mặt trận Vô sản thống nhất và tổ chức phong trào Đông Dương Đại hội nhưng tan rã vì bị Pháp và tay sai lật lọng. Pháp khủng bố và bắt an trí ông tại Cần Thơ. Năm 1939, Pháp lại bắt ông cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Tạo, Bùi Văn Thủ, Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, Nguyễn An Ninh, đến năm 1943 mới thả nhưng quản thúc tại Tân Uyên (Biên Hòa). Đến năm 1945, ông là một trong những người lãnh đạo cướp chính quyền tại Sài Gòn, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông phụ trách An ninh trong Lâm ủy Nam Bộ và từng tham gia Hội nghị trù bị Đà Lạt. Sau Hội nghị ông lại bị Pháp bắt đày đi Kon Tum, sau đó được Cách mạng giải thoát ra Trung uơng làm việc. Sau năm 1954, ông vẫn tiếp tục làm việc tại Hà Nội, ông từng giữu chức Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội khóa I-II. Năm 1964 ông mất tại Hà Nội lúc 60 tuổi.

IV

 

54

Dương Minh Châu

Dương Minh Châu (1912-1947). Quê quán Tổng Hòa Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh học giỏi. Học trung học ở Sài Gòn, sau khi đỗ Tú tài ông được học bổng thi vào Trường Cao đẳng Luật khoa Hà Nội. Ông đậu thủ khoa, thời học ở Hà Nội ông được bầu là Chủ tịch Tổng hội sinh viên Đông Dương. Năm 1938 ông đỗ cử nhân Luật loại xuất sắc, Pháp nhiều lần dụ dỗ ông làm tay sai không được, chúng đưa ông lên tận Cao Miên làm việc. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông về Tây Ninh tham gia kháng chiến, được giao phụ trách công tác tuyên truyền. Năm 1946, ông được bầu vào Quốc hội. Năm 1947, sau khi thương thảo với Cao Đài bất thành, khi trở về chiến khu ông bị Pháp phục kích, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Ông hy sinh ngày 07/02/1947 khi mới 35 tuổi. Ông được truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

IV

 

55

Dương Quang Đông

Dương Quang Đông (1902-2003), quê quán xã Mỹ Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Ông tham gia cách mạng từ năm 1920 trong tổ chức Công hội bí mật của ông Tôn Đức Thắng, năm 1927 gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Sau khi hợp nhất các tổ chức Đảng ba miền, ông giữ chức Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh. Sau Cách mạng tháng Tám ông là Đại biểu Quốc hội khóa I, toàn quốc kháng chiến ông làm Phó phòng Hàng hải Nam bộ trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp. Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc, khi thành lập Mặt trận Giải phóng ông trở về Nam chiến đấu chống Mỹ và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng. Suốt một thời gian dài phụng sự đất nước ông được Đảng nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quý trong đó có huân chương Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 10/5/2003.

III

 

56

Đào Duy Kỳ

Đào Duy Kỳ (1916-1980). Ông là nhà báo, nhà hoạt động Đảng Cộng sản cách mạng Việt Nam, quê gốc ở Khúc Thủy, Hà Tây, nhưng sinh ra tại Nông Cống, Thanh Hóa. Ông tham gia hoạt động cách mạng trong thanh niên học sinh và thanh niên lao động, tham gia phong trào Đông Dương đại hội và được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hà Nội. Từ năm 1936-1939, ông hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực báo chí của Đảng. Cuối năm 1939, rút vào hoạt động bí mật, làm Quyền Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ kiêm Bí thư Khu Đ (gồm các tỉnh Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái). Năm 1942, ông bị bắt và kết án chung thân khổ sai, giam tại Hỏa Lò và Côn Đảo. Ông từng giữ các chức vụ như: Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Đông Nam bộ, Trưởng ban Huấn học của Trung ương Đảng, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đại chúng.

III

 

57

Đoàn Khuê

Đoàn Khuê (1923 - 1999). Quê xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tham gia cách mạng từ 1939. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1945). Trước Cách mạng Tháng Tám – 1945, ông tham gia thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Quảng Bình và là Ủy viên Quân sự Tỉnh ủy. Ông từng giữ các chức vụ như Tư lệnh Quân khu V; Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia; Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa IV,V,VI,VII, Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VI, VII; Đại biểu Quốc hội các khóa VII,VIII. Ông được tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương khác.

II

 

58

Đinh Núp

Đinh Núp (1914 - 1999). Ông là Chiến sĩ tiêu biểu của Tây Nguyên trong kháng chiến chống Pháp. Người dân tộc Ba Na, sinh tại làng Đê Dong, lớn lên ở thôn Stơr, xã Nam, huyện An Khê (nay là huyện Kbang), tỉnh Gia Lai. Năm 15 tuổi ông đã phải đi phu và bị đánh đập dã man nên sớm có lòng căm thù giặc. Năm 1935, quân Pháp về lùng bắt phu, dân làng lánh hết vào rừng, một mình ông dũng cảm ở lại dùng cung nỏ bắn chết 01 tên Pháp. Trong cách mạng tháng Tám, ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền và từ đó đến năm 1954 hoạt động chiến đấu ở địa phương. Ông luôn dũng cảm gương mẫu đi đầu trong chiến đấu và sản xuất. Tháng 3/1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1950, thực dân Pháp ra sức càn quét, khủng bố vùng du kích Tây Nguyên, ông vẫn kiên trì vận động dân làng rào làng chiến đấu. Đặc biệt tháng 7/1952 ông chỉ huy Trung đội Du kích ngoan cường chiến đấu chống lại trận càn lớn của địch liên tục trong 7 ngày, tiêu diệt nhiều tên địch, phá vỡ trận càn, bảo vệ nhân dân. Ông được dân làng, đồng đội tin cậy, yêu mến, là lá cờ đầu trong phong trào thi đua giết giặc cứu nước của đồng bào Tây Nguyên. Trong 2 cuộc kháng chiến, tên tuổi của ông là biểu trưng của tinh thần đoàn kết giành độc lập dân tộc. Sau này ông giữ nhiều trọng trách: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN....Ông được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.

III

 

59

Đồng Sĩ Nguyên

Đồng Sĩ Nguyên (1923-2019). Ông tên thật là Nguyễn Văn Đồng, quê xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tham gia cách mạng năm 1938, nhập ngũ năm 1945 và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1939. Trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1945 đến năm 1948, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Việt Minh, Chính trị viên kiêm Tỉnh đội Trưởng Quảng Bình. Từ năm 1950 đến năm 1953, ông làm Cán bộ Tổng cục chính trị, Phó Ban Tổ chức đảng các chiến dịch: Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo; Cục Phó Cục Tổ chức; Phái viên Bộ Tổng Tư lệnh tham gia Ban Chỉ huy mặt trận Trung Lào; Trưởng đoàn Kiểm tra phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1956 đến năm 1961, Cục Phó rồi Cục Trưởng Cục Động viên Dân quân. Từ năm 1964 đến năm 1965, Phó Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm 1967 đến năm 1975, Chính ủy Quân khu 4, kiêm Tư Lệnh đoàn 565; Tư lệnh Đoàn 559, kiêm Chính ủy Đoàn 968 (5/1970). Tháng 5/1976, Chủ nhiệm Tổng Cục Xây dựng Kinh tế; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ năm 1977 đến năm 1979, Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Tháng 3/1979, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Tây Đô; Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Từ năm 1982 đến năm 1991, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khóa IV đến khóa VI; Ủy viên Bộ chính trị khóa VI (dự khuyết khóa V); Đại biểu Quốc hội các khóa I, VI-VIII. Ông được phong hàm Trung tướng năm 1974. Ông đã nhận được Huân chương: Hồ Chí Minh, Chiến thắng hạng nhất, Chiến công hạng nhất.

III

 

60

Đỗ Mười

Đỗ Mười (1917 - 2018). Tên khai sinh là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 02/02/1917. Quê quán xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng năm 1936 vào Đảng tháng 6/1939. Đồng chí là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa III, IV, V, VI, VII, VIII; Ủy viên Bộ Chính trị dự khuyết khóa IV; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII, VIII; Thường trực Ban Bí thư khóa VI; Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ tháng 6/1988 đến tháng 6/1991); Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997). Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ tháng 12/1997 đến năm 2000). Đại biểu Quốc hội các khóa II, IV, V, VI, VII, VIII và IX. Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

I

 

61

Đàm Quang Trung

Đàm Quang Trung (1921-1995). Quê quán xã Sóc Sơn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, là người dân tộc Tày. Ông tham gia cách mạng từ năm 1937, năm 1940 bị Pháp bắt và quản thúc tại địa phương nhưng ông vẫn hoạt động bí mật ở cơ sở và huấn luyện quân du kích vùng biên giới. Năm 1944, gia nhập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Đại đội Trưởng Giải phóng quân. Sau cách mạng Tháng Tám, năm 1946 giữ chức Khu trưởng Hà Nội, Trung đoàn Trưởng rồi Đại đoàn Trưởng 31 Liên khu 5 đến năm 1954. Từ sau năm 1954 là Đại đoàn Trưởng Đại đoàn 312; Tư lệnh Quân khu Đông Bắc, Tư lệnh Quân khu Việt Bắc, Tư lệnh Tiền phương của Bộ Quốc phòng tại Mặt trận B5. Năm 1987-1992, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khóa IV-VI, Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, Đại biểu Quốc hội từ khóa IV đến khóa VIII. Ông được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1995 ông mất, thọ 74 tuổi.

III

 

62

Đinh Đức Thiện

Đinh Đức Thiện (1914-1986). Quê quán xã Nam Vân, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà (nay là tỉnh Nam Định). Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng; Chủ nhiệm Tổng Cục hậu cần kiêm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng; Bộ trưởng Bộ cơ khí và luyện kim; Bộ Trưởng phụ trách Dầu khí; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV. Được tặng thưởng các huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương sao vàng, Quân công hạng nhất và nhiều huân chương khác.

III

 

63

Hà Huy Giáp

Hà Huy Giáp (1907-1995), quê quán làng Thịnh Văn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân từ gia đình nhà nho nhưng học giỏi Quốc ngữ và Pháp ngữ được cấp học bổng học Tú tài tại Trường Bưởi (Hà Nội). Năm 1926 tham gia bãi khóa để tang Phan Chu Trinh, gia nhập thanh niên cách mạng Đồng chí hội và năm 1929 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1930 ông được cử làm Bí thư đặc khu ủy Hậu Giang kiêm Thường vụ Xứ ủy Nam kỳ. Năm 1931 ông bị bắt và đến tháng 5/1933 Pháp mới đưa ông ra xử chung vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương với án khổ sai chung thân. Sau đó đi đày Côn Đảo cùng Ngô Gia Tự, Lều Thọ Nam. Năm 1936 ông được thả nhưng phải đi trại tập trung Trà Khê. Trong kháng chiến chống Pháp ông là Xứ ủy viên và được Đại hội Đảng lần II (1951) bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Năm 1960- 1976, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Bí thư Đảng Đoàn Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Phó Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương. Từ năm 1970 ông phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, rồi làm Viện trưởng Bảo tàng này đến năm 1987 nghỉ hưu khi đã 80 tuổi. Ông được Đảng và Nhà Nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất. Ông mất năm 1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 89 tuổi.

IV

 

64

Hải Triều

Hải Triều (1908-1954). Quê quán An Cựu, ngoại thành Huế, nay thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông tên thật là Nguyễn Khoa Văn, là đảng viên lớp đầu của Đảng Cộng sản Đông Dương từ lúc thành lập. Ngọn bút lý luận sắc bén của ông từng áp đảo đối phương trong những cuộc tranh biện bút chiến về Văn học, Chính luận. Năm 1927 ông mới 19 tuổi tham gia Đảng Tân Việt và dự Đại hội toàn quốc của Đảng này khi cải tổ thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Tháng 6 năm 1930 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương rồi vào Sài Gòn hoạt động tham gia Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (tháng 8/1930). Năm 1931 bị bắt kết án 9 năm khổ sai, 8 năm quản thúc, nhưng đến tháng 7/1932 được thả. Ra tù hoạt động bí mật và làm báo truyền bá tư tưởng Macxit, đề cao và bảo vệ quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh. Tháng 8/1940 ông bị bắt đi an trí tại Phong Điền, đến tháng 3/1945 mới được thả, tham gia tổng khởi nghĩa ở Huế, sau làm Giám đốc Sở Tuyên truyền Trung bộ. Trong thời gian chống Pháp làm Giám đốc Sở Tuyên truyền Liên khu IV. Ngày 06/8/1954 ông mất tại Thanh Hóa sau một cơn bệnh nặng lúc 46 tuổi.

IV

 

65

Hoàng Quốc Việt

Hoàng Quốc Việt (1905-1992). Quê quán huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh. Ông tên thật là Hạ Bá Cang. Khi theo học Trường kỹ nghệ thực hành Hải Phòng (1922-1925) ông đã tham gia bãi khóa biểu tình phản đối án tử hình chí sĩ Phan Bội Châu nên bị đuổi học. Sau đó, ông phải làm công nhân nhiều nơi. Năm 1928, ông tham gia Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội bị lộ, bị đuổi việc. Tổ chức cử ông vào Nam hoạt động, đầu năm 1930 trên đường ra Bắc dự Hội nghị ông bị bắt, kết án chung thân biệt xứ, đày ra Côn Đảo. Nhưng tháng 10/1930 ông vẫn được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cuối năm 1936, ông được tự do và trở về hoạt động ở Hà Nội cùng các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng phụ trách báo chí và phong trào công khai ra nhiều tờ báo. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông vào Nam lãnh đạo chống Pháp một thời gian rồi trở về Bắc, kinh qua nhiều nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhà nước như: Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch danh dự Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội từ khóa V- VIII. Hoàng Quốc Việt đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ta cùng nhiều huân, huy chương cao quý khác. Ông mất 1992 tại Hà Nội.

II

 

66

Hoàng Đạo Thúy

Hoàng Đạo Thúy (1900-1994). Quê xã Đại Kim, Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội). Ông là một Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam (1958). Ông từng giữ các chức vụ Cục trưởng Cục Thông tin liên lạc Bộ Quốc phòng, Giám đốc Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, Cục Trưởng Cục Giao thông dân binh, Cục Trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu, Trưởng Ban thông tin chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1962, ông chuyển ngành sang Ủy Ban Dân tộc Trung ương, Đại biểu Quốc hội khóa I và II. Ông mất 1994 tại Hà Nội.

IV

 

67

Hoàng Đình Giong

Hoàng Đình Giong (1904-1947), còn gọi là Văn Tư, hay Vũ Đức. Quê quán xã Đề Thám, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925 trong tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Năm 1929 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (cùng với đồng chí Hoàng Văn Thụ) hoạt động tại Hải Phòng. Sau Cách mạng tháng Tám ông được giao nhiều chức vụ quan trọng: Chủ nhiệm Chính trị Bộ (Chính ủy) Quân giải phóng Nam bộ, Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) đầu tiên Khu IX; Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) Khu VI. Năm 1947, ông hi sinh tại mặt trận Ninh Thuận. Hoàng Đình Giong được Đảng, Nhà nước truy tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân Chương Hồ Chí Minh; Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân; Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và Cách mạng Việt Nam.

III

 

68

Hồ Thị Kỷ

Hồ Thị Kỷ (1949-1970). Quê quán xã Tân Lợi, huyện Thới Bình, tỉnh An Xuyên (nay là tỉnh Cà Mau). Bà nhập ngũ từ năm 1968 tham gia nhiều cuộc phản kích lực lượng quân đội Sài Gòn và đế quốc Mỹ trong nội ô thị xã Cà Mau. Phá hủy nhiều cơ sở hậu cần của địch. Bà hy sinh trong lúc ôm bom lao vào xe cảnh sát địch ngày 03/4/1970. Đến năm 1972, bà được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương chiến công hạng nhất

IV

 

69

Huỳnh Đình Hai

Huỳnh Đình Hai (1920-1950). Quê quán Long Thuận, tỉnh Gò Công (nay là huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) có bí danh là Hai Râu. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân lên Sài Gòn làm công nhân tham gia hoạt động cách mạng trong tổ chức Công đoàn, tích cực hoạt động cướp chính quyền tại Sài Gòn ngày 24/8/1945. Tiếp đến cuộc kháng chiến chống Pháp ông được tổ chức giao nhiều nhiệm vụ quan trọng Tham mưu Trưởng lực lượng Công đoàn xung phong, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến đầu tiên của thành phố, Thành đội Trưởng thành đội Dân quân Sài Gòn. Ông hy sinh ngày 10/3/1950 tại Thủ Đức.

IV

 

70

Huỳnh Thiện Lộc

Huỳnh Thiện Lộc (1910-1953). Quê quán huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Ông xuất thân trong một gia đình điền chủ, thuở nhỏ học Trường tây Taberd Sài Gòn, sau đó du học Pháp tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp, về nước không làm công chức mà ra kinh doanh. Ông tham gia Hội đồng Quản lý tài chính kinh tế Đông Dương hoạt động trên lĩnh vực kinh tế - tài chính. Tháng 5/1945 ông tham gia thành lập Thanh niên Tiền phong tại Rạch Giá. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia phái đoàn Tôn Đức Thắng chở vàng ra Hà Nội tặng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuẩn bị kháng chiến. Gia đình ông đã hiến hàng ngàn mẫu đất ở Rạch Giá cho cách mạng. Năm 1946, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ Liên hiệp Quốc dân. Tháng 7/1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Fontainebleau đàm phán với Pháp về những vấn đề liên quan Pháp - Việt. Sau khi từ Pháp về ông được cử vào Nam hoạt động và giữ chức Ủy viên Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam bộ, Chủ tịch Hội Liên Việt Nam bộ. Ông mất năm 1953 tại chiến khu lúc mới 43 tuổi.

IV

 

71

La Văn Cầu

La Văn Cầu tên thật là Sầm Phúc Hướng. Ông sinh năm 1931 tại xã Phong Nặm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trận Đông Khê (1950) ông bị thương ngất đi, tỉnh dậy thấy cánh tay bị đạn địch bắn nát, ông đã yêu cầu đồng đội chặt hộ cánh tay để khỏi vướng, rồi tiếp tục ôm bộc phá xông lên đánh sập lô cốt địch mở đường cho bộ đội diệt gọn căn cứ địch. Ông được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và được tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý như: Huân chương quân công hạng Nhì, hạng Ba, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, từng là Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hiện ông đang sinh sống tại Hà Nội.

IV

 

72

Lê Đức Thọ

Lê Đức Thọ (1911-1990). Quê xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định). Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1926, gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng năm 1929. Hai lần bị bắt và kết án tù lưu đày nhiều nơi. Sau khi ra tù, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ (1944). Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng (1945). Sau Cách mạng tháng Tám, ông công tác tại miền Nam, giữ những cương vị chủ chốt ở Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam. Ông làm Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ ta tại Hội nghị Pari. Một trong những người trực tiếp chỉ đạo, có những đóng góp to lớn vào Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông được truy tặng Huân trương Sao vàng, Huân chương Cách mạng tháng Mười (Liên Xô), Huân chương Ăngko (Campuchia).

II

 

73

Lê Quang Đạo

Lê Quang Đạo (1921-1999). Ông tên thật Nguyễn Đức Nguyên. Quê xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tham gia cách mạng từ năm 1938 trong phong trào thanh niên dân chủ ở Hà Nội. Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Bí thư Thành ủy Hải Phòng; Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Ban Tuyên huấn Trung ương; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Bí thư Đảng ủy, Chính ủy các chiến dịch Đường 9 Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào và Mặt trận Quảng Trị; Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa IV, V, VI. Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X; Chủ tịch Quốc hội khóa VIII. Được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương khác.

III

 

74

Lê Văn Lương

Lê Văn Lương (1914-1996). Quê xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông vào Nam hoạt động trong phong trào công nhân Nhà Bè (Sài Gòn). Bị pháp bắt kết án tử hình, sau đó được ân xá hạ xuống khổ sai chung thân và bị đày ra Côn Đảo. Về đất liền năm 1945. Năm 1951 được bầu là Bí thư và Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, năm 1985 giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ông được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

III

 

75

Lưu Hữu Phước

Lưu Hữu Phước (1921-1989). Quê quán Cái Răng, tỉnh Cần Thơ, nay là Thành phố Cần Thơ, ông còn có bút danh Huỳnh Minh Siêng rất nổi tiếng. Thuở nhỏ học ở Cần Thơ, Sài Gòn (Trường Pétrus Ký - nay là Lê Hồng Phong) năm 1940 ra Hà Nội học Trường Đại học Y dược. Cách mạng Tháng Tám bùng nổ ông tham gia công tác xã hội, văn hóa, sáng tác nhiều bài hát ca ngợi tinh thần bất khuất, yêu nước của dân tộc, nhất là thanh niên. Năm 1945 về lại Sài Gòn tham gia tổ chức Thanh niên Tiền Phong, hoạt động trong mặt trận Việt Minh cướp chính quyền ở Sài Gòn. Sau Nam bộ kháng chiến (23/9/1945) ông làm Phó Giám đốc Công Binh xưởng Nam bộ, Tổng Thư ký Ban kháng chiến Nam bộ. Năm 1959-1964 ông giữ chức vụ Trưởng vụ Âm nhạc, Tổng Thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam. Năm 1965 ông vào Nam viết ca khúc nổi tiếng Giải phóng miền Nam (Huỳnh Minh Siêng). Ông giữ chức Bộ Trưởng Thông tin - Văn hóa Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (1969), sau năm 1975 ông làm Viện Trưởng Viện âm nhạc. Năm 1986 ông được công nhận là Viện sĩ Viện hàn lâm âm nhạc nước Cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức). Ông mất năm 1989.

IV

 

76

Phùng Thế Tài

Phùng Thế Tài (1920-2014). Quê quán xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Năm 1936, đồng chí được giác ngộ cách mạng, tham gia Hội Ái hữu, Hội Việt Nam hưởng ứng Trung Quốc kháng Nhật. Tháng 6/1939, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 8/1942, đồng chí về nước gây cơ sở ở Cao Bằng. Tháng 4/1944, đồng chí được giao nhiệm vụ đi Côn Minh chuyển vũ khí, làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ. Đồng chí từng giữ nhiều chức vụ quan trong như Đại đoàn Trưởng Đại đoàn Pháo binh 349; Hiệu trưởng Trường Sỹ quan Pháo binh, Tham mưu Trưởng Binh chủng Pháo binh, Tư lệnh Bộ đội Phòng không; Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (đầu tiên); Phó Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, kiêm Tổng cục Trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất, hai Huy hiệu Bác Hồ và nhiều phần thưởng cao quý khác.

III

 

77

Nguyễn Cơ Thạch

Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998). Ông tên thật là Phạm Văn Cương, quê xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định. Năm 1937, ông tham gia Thanh niên dân chủ và Thanh niên phản đế tại Nam Định, bị thực dân Pháp kết án 5 năm tù tại nhà lao Nam Định, Sơn La và Hòa Bình. Từ năm 1954-1980, ông giữ nhiều chức vụ như Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao; Tổng lãnh sự Việt Nam tại Ấn Độ; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Ủy viên Bộ Chính trị; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Đại biểu Quốc Hội khóa VII, VIII. Được nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

III

 

78

Nguyễn Đình Thi

Nguyễn Đình Thi (1924-2003), nguyên quán làng Vũ Thạch, Thành phố Hà Nội nhưng ông sinh tại Luang Prabang (Lào). Sau năm 1931, ông theo gia đình về Việt Nam đi học ở Hải Phòng, Hà Nội, tham gia cách mạng từ năm 1941. Năm 1943 ông tham gia trong Hội Văn hóa cứu quốc, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam (từ năm 1948). Từ năm 1955 công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam giữ trách nhiệm Tổng Thư ký Hội Văn nghệ (1956-1958). Từ năm 1958 làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III, Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam. Ông là một nhà quản lý xuất sắc, một nghệ sĩ tài hoa. Tất cả các sáng tác nghệ thuật của ông dù ở thể loại nào đều để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người thưởng thức. Ông mất ngày 18/4/2003 tại Hà Nội, thọ 79 tuổi.

IV

 

79

Nguyễn Khánh Toàn

Nguyễn Khánh Toàn (1905-1993), quê quán xã Thanh Lương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên Huế). Thuở nhỏ ông học tại Trường Quốc học Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương - Hà Nội. Năm 1925 đang học năm cuối, ông tham gia cuộc vận động đòi Pháp ân xá Phan Bội Châu và Truy điệu Phan Chu Trinh nên bị đuổi học. Từ đó ông bỏ trường vào Sài Gòn viết báo. Tại đây ông sáng lập tờ báo tiếng Pháp “Le nhà quê” đăng nhiều bài chống Pháp. Báo bị đóng cửa, ông bị bắt giam một thời gian. Năm 1928 ông sang Pháp học tập và tham gia nhiều tổ chức chống thực dân. Năm 1930 ông sang học Trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô và tham gia Quốc tế Cộng Sản, Công hội Đỏ vào hàng ngũ những người Cộng Sản 1931 tại Nga. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Những năm 60 là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách ngành khoa học xã hội. Ông là Viện sĩ Hàn Lâm của Liên Xô và Đông Đức. Ông là người được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và giải thưởng Hồ Chí Minh.

III

 

80

Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân (1910-1987), quê quán xã Nhân Mục, Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (nguyên quán tỉnh Thanh Hóa). Trước Cách mạng tháng Tám ông cộng tác với nhiều báo như: Tiểu thuyết thứ 7, Tao đàn, Hà Nội Tân văn, Trung Bắc chủ nhật, Thanh nghị ở Hà Nội. Ông là người có số lượng tác phẩm sáng tác nhiều, ông còn là diễn viên kịch, diễn viên Điện ảnh. Thuở trẻ ông học ở Thanh Hóa, sau theo gia đình sinh sống nhiều nơi ở miền Trung từ Thanh Hóa đến Nha Trang. Những năm 30 ông bắt đầu viết văn làm báo, cộng tác rất nhiều báo ở Hà Nội. Từ năm 1937 ông bắt đầu sống bằng nghề viết và nổi tiếng từ khi cho in các truyện ngắn trên tiểu thuyết thừ 7, Tao đàn có nhan đề “Vang bóng một thời”. Trong cuộc trường chinh giành độc lập tự do cho tổ quốc, ông đóng góp nhiều công sức, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Đương thời ông được xem là “Ông vua” của thể loại bút ký và truyện ngắn với ngòi bút sắc sảo có một không hai. Ông mất ngày 28/7/1987, thọ 77 tuổi để lại cho đời nhiều tác phẩm kinh điển.

IV

 

81

Nguyễn Thị Nhỏ

Nguyễn Thị Nhỏ (1908-1946), quê quán huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Thuở nhỏ lên Sài Gòn sinh sống được giác ngộ cách mạng rất sớm, tham gia tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, ngày 23/9/1929 bị Pháp bắt giam một thời gian rồi thả tự do. Ra tù, bà được kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng, công tác tại xưởng Ba Son. Năm 1931 bà được bầu làm Bí thư Thành ủy Chợ Lớn. Cuối năm đó, bà được cử làm Ủy viên Xứ ủy lâm thời Nam Kỳ. Sau Cách mạng Tháng Tám, bà tham gia chống Pháp rồi bị bệnh mất ở Vĩnh Long.

IV

 

82

Nguyễn Thị Thập

Nguyễn Thị Thập (1908-1996), quê quán Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang). Bà tham gia cách mạng lúc còn rất trẻ, đến năm 1931 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ở Mỹ Tho. Năm 1933 lên hoạt động ở Sài Gòn, đến năm 1935 là Xứ ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Kỳ, cùng năm bà bị Pháp bắt nhưng không có bằng cớ nên không kết án được, sau đó bà về hoạt động ở Mỹ Tho. Năm 1936, tham gia hoạt động trong phong trào Đông Dương Đại hội ở Sài Gòn. Năm 1945, bà tham gia hoạt động trong Xứ ủy lâm thời Nam Kỳ hoạt động ở Sài Gòn. Tháng 7 năm 1945 bà đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa 1 (là Đại biểu Xứ ủy Nam Kỳ). Từ năm 1946, tham gia kháng chiến ở Nam bộ rồi được cử đi học ở nước ngoài. Sau năm 1954 tập kết ra Bắc. Đến năm 1956 là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà mất năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 88 tuổi.

IV

 

83

Nguyễn Tài Thu

Nguyễn Tài Thu (1931-2021). Giáo sư Nguyễn Tài Thu là bác sĩ Đông y danh tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn thế giới. Ông theo học Đông y tại Trung Quốc. Từ năm 1967, ông đi sâu nghiên cứu lĩnh vực châm cứu và bắt tay gây dựng Hội Châm cứu Việt Nam, tạo nền móng vững chắc cho sự ra đời của Bệnh viện Châm cứu Trung ương sau này. Giáo sư Nguyễn Tài Thu đã dành trọn tâm huyết, đóng góp tích cực cho nền y học cổ truyền Việt Nam với khối “tài sản” quý báu là hàng chục cuốn sách về châm cứu; lý luận Đông y như tân châm, thủy châm, nhĩ châm, điện châm... Đây cũng là cẩm nang nghiên cứu, học tập cho hàng nghìn y bác sĩ hiện nay. Đặc biệt, kỹ thuật châm cứu và châm tê cai nghiện ma túy của Giáo sư đã được Bộ Y tế cấp phép triển khai, tỷ lệ cắt cơn cao hơn 90% và được giới thiệu đến gần 50 quốc gia. Trước khi qua đời, ông đảm nhận cương vị Phó Chủ tịch Hội châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam và Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam... Ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Anh hùng Lao động cùng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý khác.

III

 

84

Nguyễn Văn Tạo

Nguyễn Văn Tạo (1908-1970) là một nhà báo, nhà cách mạng, một người Cộng sản Việt Nam. Ông sinh năm 1908, tại làng Phước Lợi, tổng Long Hưng Hạ, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Thuở nhỏ ông học tại Sài Gòn, đến năm 1926 tham gia bãi khóa đòi trả tự do cho Nguyễn An Ninh nên bị đuổi khỏi trường trung học Chasseloup-Laubat. Sau khi bị đuổi học ông qua Pháp, vừa học Đại học Văn khoa, rồi gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1929 ông trở thành người Việt Nam duy nhất là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, phụ trách vấn đề thuộc địa. Năm 1930, ở Việt Nam nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị đưa lên đoạn đầu đài, ông và các đồng chí tổ chức một cuộc biểu tình trước Điện Élysée (Phủ Tổng thống Pháp). Ông bị bắt giam và bị trục xuất về nước. Sau khi về nước ông tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông về hoạt động tại Sài Gòn, tham gia lãnh đạo Cách mạng tháng Tám tại Sài Gòn và các tỉnh Nam Kỳ. Ông tham gia cấp chính quyền tại Sài Gòn và được chỉ định vào Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ với chức vụ Ủy trưởng Nội vụ. Trong cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I năm 1946, ông trúng cử đại biểu quốc hội Việt Nam, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Rạch Giá. Năm 1946, Nguyễn Văn Tạo ra Bắc, được chỉ định vào Chính phủ, giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Bộ trưởng Bộ Lao động; thành viên Ban Kinh tế Tài chính, Tiểu ban Công vận, Ủy viên Ban Việt kiều Trung ương; Chủ nhiệm Văn phòng Nội chính của Chính phủ. Đồng thời ông tham gia công tác Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam liên tiếp các khóa II, III. Năm 1956 ông được cử tham gia Tiểu ban Đấu tranh thống nhất của Quốc hội. Năm 1969 ông giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất của Quốc hội. Ông cũng là Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Kinh tế - Tài chính (Đại học Kinh Tài - Đại học Kinh tế Quốc dân ngày nay) từ năm 1956-1960. Ngày 16/8/1970, ông qua đời tại Hà Nội và đã được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

III

 

85

Nguyễn Viết Xuân

Nguyễn Viết Xuân (1933-1964). Quê ở thôn Thượng, xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 05/11/1952, đồng chí nhập ngũ và trở thành chiến sỹ của C3 Đoàn 99. Sau đó đồng chí trở thành chiến sỹ trinh sát của C832 D396. Ngày 18/11/1964, tại trận địa phòng không miền Tây tỉnh Quảng Bình. Máy bay phản lực Mỹ nhằm vào trận địa ném bom. Anh em trong đơn vị chưa quen bắn pháo nên có phần lúng túng, đồng chí đã kịp thời động viên “Các đồng chí hãy vững vàng, dũng cảm nhìn thẳng máy bay mà bắn”. Ngày 19/11/1964, Nguyễn Viết Xuân hi sinh nhưng lời hô bất hủ của đồng chí “Nhằm thẳng quân thù, bắn” còn vang vọng. Cảm phục trước tấm gương hy sinh anh dũng, toàn quân đã noi gương Nguyễn Viết Xuân. Tổ quốc ghi nhớ công lao của đồng chí. Ngày 01/01/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân.

IV

 

86

Nguyễn Xuân Cừ

Đồng chí Nguyễn Xuân Cừ (không rõ năm sinh, năm mất). Bí thư Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên ở Bình Phước và miền Đông Nam Bộ. Đầu năm 1928, đồng chí Nguyễn Xuân Cừ được cử đến “vô sản hóa” ở đồn điền cao su Phú Riềng (trụ sở đồn điền đặt tại trụ sở Công ty cổ phần cao su Đồng Phú ngày nay). Người đầu tiên đồng chí Nguyễn Xuân Cừ tìm bắt liên lạc là công nhân Trần Tử Bình làm việc ở trạm xá, người nổi tiếng trong các cuộc đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng trước đây. Thực hiện chủ trương phát triển tổ chức đảng của Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng, đồng chí Ngô Gia Tự đã chỉ đạo đồng chí Nguyễn Xuân Cừ thành lập Chi bộ Đảng ở Phú Riềng. Vào đêm 28 rạng sáng ngày 29/10/1929, tại khu rừng Suối Đá, thuộc Làng 3, đồn điền cao su Phú Riềng (nay thuộc Nông trường Thuận Phú, Công ty cổ phần cao su Đồng Phú - xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) diễn ra một sự kiện quan trọng. Đó là Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng được thành lập (sau này gọi là Chi bộ Phú Riềng Đỏ) với 6 đảng viên là đồng chí Nguyễn Xuân Cừ, Trần Tử Bình, Tạ, Hồng, Hòa và Doanh. Đồng chí Nguyễn Xuân Cừ được cử làm Bí thư Chi bộ. Sự kiện thành lập Chi bộ Phú Riềng Đỏ mãi mãi là mốc son lịch sử trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của giai cấp công nhân và Nhân dân Việt Nam. Tinh thần “Phú Riềng Đỏ” mãi được hun đúc, là truyền thống, là niềm tự hào của ngành cao su, của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bình Phước anh hùng.

III

 

87

Tạ Quang Bửu

Tạ Quang Bửu (1910-1986). Quê quán xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông tốt nghiệp cử nhân tại Trường Xoocbon (Pháp) và Trường Ôxphơt (Anh). Năm 1936 về nước làm nghề dạy học, nghiên cứu khoa học tự nhiên, tham gia phong trào Hướng đạo sinh và truyền bá chữ quốc ngữ tại Huế. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, giữ nhiều trọng trách trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao (1945 - 1946), thành viên phái đoàn Chính phủ tại Hội nghị Phôngtennơblô (1946), Thứ trưởng Bộ Quốc rồi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Năm; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao, thành viên phái đoàn Chính phủ tại Hội nghị Genève về Đông Dương (8/5 - 21/7/1954). Năm 1955-1958 ông làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Năm 1956 làm Giám đốc đầu tiên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1965-1976 làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô... Ông là Đại biểu quốc hội khóa I-IV. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996) về công trình “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học kỹ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”. Ông qua đời ngày 21/8/1986, thọ 76 tuổi tại Hà Nội.

III

 

88

Tô Vĩnh Diện

Tô Vĩnh Diện (1924-1954). Quê quán xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, chiến sĩ dũng cảm anh hùng tại chiến trường Điện Biên Phủ. Để chuẩn bị cho chiến dịch tấn công vào cứ điểm Điện Biên Phủ của quân Pháp, bộ đội ta kéo pháo lên các điểm cao để nhắm bắn thẳng vào đồn địch. Trong lúc kéo pháo chẳng may dây đôi bị đứt, khẩu pháo bắt đầu tuột dốc. Ông đã kịp thời lấy thân mình chèn bánh xe giữ khẩu pháo lại cứu cho pháo khỏi tuột dốc nhưng ông đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân và được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất.

IV

 

89

Trần Tử Bình

Đồng chí Trần Tử Bình (1907-1967) tên thật là Phạm Văn Phú, quê quán xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Năm 1930 ông là Bí thư Chi bộ lãnh đạo phong trào công nhân cao su Phú Riềng năm 1930, đã lãnh đạo 5.000 công nhân cao su Phú Riềng, làm nên sự kiện “Phú Riềng đỏ” nổi tiếng. Ông là một trong những vị tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 1-1948). Sau Cách mạng tháng Tám ông đã được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ như: Phó Giám đốc - Chính ủy Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (1946), Phó Bí thư Quân Ủy Trung ương (1947), Chính ủy trường Lục quân tại Trung Quốc (1950-1956), Tổng Thanh tra Quân đội kiêm Phó Tổng thanh tra Chính phủ (1956-1958), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1959-1967). Ông mất năm 1967 tại Hà Nội, thọ 60 tuổi. Ông được truy tặng nhiều huân huy chương như Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.

II

 

90

Trần Văn Giàu

Trần Văn Giàu (1911-2010). Quê quán xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An). Năm 1926 ông lên Sài Gòn học Trường trung học Tây Chasseloup Laubat, năm 1928 sau khi tốt nghiệp Tú tài ông sang Pháp du học tại Đại học Toulouse. Tháng 3/1929, ông gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp và tham gia tích cực các phong trào công nhân và đấu tranh của du học sinh Việt Nam tại thành phố Toulouse. Tháng 5/1930, ông được công nhân và du học sinh Việt Nam bầu làm Đại biểu lên Paris tham gia biểu tình trước Dinh Tổng thống Pháp đòi hủy án tử hình đối với các thủ lĩnh khởi nghĩa Yên Bái. Sau đó ông bị trục xuất về nước, ông trở lại Sài Gòn dạy tại Trường tư Lê Bá Cang đồng thời tham gia cách mạng ở tại Sài Gòn Chợ Lớn và được kết nạp vào Đảng Công sản Đông Dương. Giữa năm 1931 ông được đưa sang Liên Xô học trường Đại học Phương Đông. Năm 1933 ông bảo vệ thành công Đề tài tốt nghiệp “Vấn đề ruộng đất ở Đông Dương”. Trở về nước ông tham gia Xứ ủy Nam kỳ. Ngày 25/6/1935 ông bị kết án 5 năm tù và 10 năm quản thúc vì tội lật đổ chính quyền. Đến ngày 23/4/1940 ông lại bị bắt giam ở Tà Lài. Sau đó ông vượt ngục trở lại hoạt động ở Sài Gòn. Năm 1945 ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam bộ. Đầu năm 1947 ông được điều về Chiến khu Việt Bắc đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Nha thông tin Bộ Nội vụ. Năm 1951 ông tham gia Bộ Giáo dục. Năm 1956 ông được phong hàm Giáo sư. Năm 1962-1975 ông công tác tại Viện Sử học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Từ sau năm 1975, ông tiếp tục nghiên cứu trong các lĩnh vực Khoa học Xã hội, Lịch sử, Triết học. Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông mất năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

III

 

91

Văn Tiến Dũng

Văn Tiến Dũng (1917-2002). Quê quán xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tham gia cách mạng năm 1936 và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương (1937). Lần lượt giữ các chức: Bí thư Ban Cán sự Đảng tỉnh Hà Đông, tỉnh Bắc Ninh; Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ; bị thực dân Pháp bắt, đày đi Sơn La, vượt ngục (1941), bị bắt và lại vượt ngục, bị kết án tử hình vắng mặt; Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc kỳ (1945); Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Phó Bí thư Quân ủy Trung ương; Chính ủy Liên khu III; Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1954-1978); Trưởng Đoàn đại biểu của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ủy ban Liên hiệp Đình chiến thi hành Hiệp định Genève về Việt Nam (1954); Chỉ huy các chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên (1975); Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), Đại tướng (1974), Phó Bí thư Quân ủy Trung ương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980-1987); Đại biểu quốc hội các khóa II-VII. Ông được tặng thưởng nhiều huân huy chương như Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất và nhiều huân chương cao quý khác.

II

 

92

Võ Chí Công

Võ Chí Công (1913-2015). Quê quán làng Khương Mỹ, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Xuất thân trong gia đình nông nghiệp, ông tham gia cách mạng từ năm 1933. Đảng viên Đảng cộng sản từ năm 1935. Năm 1940 là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1943 bị Pháp kết án chung thân sau đó hạ còn 25 năm đày đi Buôn Ma Thuột. Tháng 3/1945 được trả tự do về quê làm Trưởng ban Khởi nghĩa chỉ huy cướp chính quyền tại Quảng Nam - Đà Nẵng, Chính trị viên Trung đoàn 93. Từ năm 1943-1945 Phó Ban Tổ chức Cán bộ Quân khu 5. Năm 1961-1962, Phó Bí thư Trung ương Cục Miền Nam và Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau ngày 30/4/1975, Phó Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ tại miền Nam. Năm 1976 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản, Bộ Nông nghiệp và Trưởng ban Cải tạo nông nông nghiệp miền Nam. Từ năm 1987-1992 là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các Khóa III, IV, V, VI, Ủy viên Bộ Chính trị Khóa V, VI, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ năm 1991-1997, Đại biểu Quốc hội Khóa VI, VII, VIII. Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng. Ông mất năm 2015.

I

 

93

Xuân Diệu

Xuân Diệu (1916-1985), quê quán xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (quê gốc là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), tên thật là Ngô Xuân Diệu, tốt nghiệp Tú tài từng làm việc Sở Thương chánh, lại say mê làm thơ viết văn đăng trên nhiều báo Hà Nội. Ông được mệnh danh là nhà thơ viết về tình yêu hay bậc nhất của Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông tham gia cách mạng, đã kinh qua nhiều chức vụ Đại biểu Quốc hội khóa I, Ủy viên Ủy ban Trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật, Ủy viên Ban Chấp hành Hội hữu nghị Việt - Xô, Viện sĩ Thông tấn Viện hàn lâm khoa học Đông Đức. Ông mất ngày 18/12/1985, thọ 69 tuổi, ông để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương giá trị.

IV

 

94

Xuân Hồng

Xuân Hồng (1928 - 1996). Xuân Hồng tên thật Nguyễn Hồng Xuân, sinh năm 1928 tại Châu Thành, Tây Ninh. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân yêu thích nhạc tài tử đo đó ông học nhạc từ rất sớm Xuân Hồng tham gia cách mạng từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với nhiệm vụ giao liên. Ngoài làm nhiệm vụ, ông bắt đầu tham gia hoạt động văn nghệ ở chiến trường. Năm 1949, ông bắt đầu sáng tác những ca khúc đầu tiên. Những ca khúc như Bài ca may áo, Xuân chiến khu, Chiếc khăn tay, Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh, Người mẹ của tôi…, đặc biệt là bài Tiếng chày trên sóc Bom Bo được nhiều người yêu thích vì thấm đượm tính dân tộc trữ tình và phản ánh cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta. Năm 1954, ông được phân công hoạt động bí mật ở miền Nam. Năm 1960, ông tham gia Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và làm chính trị viên đơn bị C.40. Ông mất vào tháng 5 năm 1996. Ngày 30/4/2004, ông được truy tặng Huân chương Độc lập.

IV

 

95

Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh (1942 – 1988). Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa gia đình. Xuân Quỳnh lớn lên trong vòng tay của bà nội. Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…Nhà thơ Xuân Quỳnh đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.

IV

 

96

Xuân Thủy

Xuân Thủy (1912-1985). Quê quán xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Thành phố Hà Nội). Ông tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm, bút danh Xuân Thủy trở thành tên thường dùng của ông. Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội và tham gia các tổ chức chống Pháp. Từ năm 1932, ông tích cực hoạt động trong tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương, bị Pháp bắt nhiều lần nhưng vẫn kiên trì hoạt động. Sau Cách mạng Tháng tám, ông lần lượt giữ nhiều trọng trách trong Đảng cũng như trong Chính phủ như: Trưởng đoàn Đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Bí thư Trung ương Đảng Khóa IV; Ủy viên Trung ương Đảng Khóa II, III, IV; Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước; Phó Chủ tịch Quốc hội Khóa II, V, VI,VII; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Đại biểu Quốc hội Khóa I, II, III, IV, V, VI, VII. Ông được tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Ông mất ngày 18/6/1985 tại Hà Nội lúc 73 tuổi.

II

 

V. Tên các ngày, sự kiện, địa danh, di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh

97

7 tháng 5

Ngày 07/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong 9 nǎm. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất; giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh; trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh; lập lại hòa bình.

II

 

98

19 tháng 5

Ngày 19/5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân Việt Nam, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.

I

 

99

2 tháng 9

Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

I

 

100

Hoa Lư

Hoa Lư: kinh đô nước Đại Cồ Việt dưới thời Đinh (968-980) và Tiền Lê (980-1009); ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hiện nay.

II

 

101

Hoàng Sa

Có nghĩa là “cát vàng”, tên mà Việt Nam đặt cho quần đảo này. Từ xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo. Việt Nam từ thế kỷ 17-18 đã tổ chức khai thác quần đảo hàng năm kéo dài theo mùa (6 tháng). Đến đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn Việt Nam với tư cách nhà nước đã chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo, đá, bãi ngầm san hô được cho là quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974 Trung Quốc đã xua quân cưởng chiếm quần đảo này của nước ta.

IV

 

102

Ngọc Hà

Ngọc Hà: Là tên một làng thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Trong trận đánh Điện Biên Phủ trên không 1972, một máy bay B52 Mỹ đã rơi ngay xuống hồ đình làng Ngọc Hà, thành một bằng chứng không thể chối cãi về sự thất bại của B52. Mảnh xác máy bay này hiện vẫn còn được lưu giữ như một chứng tích lịch sử.

IV

 

103

Ngọc Hồi

Ngọc Hồi: Là một làng thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Mảnh đất Ngọc Hồi đã đi vào lịch sử đất nước với trận công phá đồn Ngọc Hồi vào rạng sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu (ngày 30/01/1789), tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Vào dịp kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 1989), tại đầu làng Ngọc Hồi đã xây dựng tượng đài chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, thể hiện cho cuộc tiến công thần tốc của quân sĩ Tây Sơn.

IV

 

104

Thăng Long

Thăng Long: Là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung Hưng (1010-1788).

I

 

105

Trường Sơn

Địa danh chỉ dải núi thuộc khu vực miền Trung nằm giáp biên giới Lào, kéo dài từ Thanh Hóa đến Tỉnh Đắk Lắk, dài khoảng 1.250 km.Đây là con đường huyết mạch ngày đêm chuyển quân, lương thực, vũ khí, nhiên liệu…chi viện cho chiến trường Miền Nam, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược thống nhất Tổ quốc

III

 

106

Cầu Đăk Lung

Tọa lạc tại phường Thác Mơ, thị xã Phước Long, Cầu Đăk Lung là nơi chứng kiến tội ác của Mỹ - ngụy gây ra cho nhân dân ta. Ngày 04/01/1975 địch đã dùng máy bay chiến đấu điên cuồng ném bom tại khu vực Cầu Đăk Lung, gây ra cái chết thương tâm cho 300 đồng bào Phước Long, gây nên sự đau thương, mất mát vô cùng to lớn. Để ghi nhớ sự hy sinh của hơn 300 đồng bào Phước Long tử nạn, năm 2003, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phối hợp UBND thị xã Phước Long xây dựng bia tưởng niệm tại khu vực cầu Đăk Lung. Hằng năm vào ngày 04/01 đông đảo nhân dân và những người thân của những người đã chết, chính quyền địa phương cùng các ban, ngành tổ chức thăm viếng, dâng hương tưởng niệm. Di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh ngày 09/12/2020 tại Quyết định số 3125/QĐ- UBND của UBND tỉnh.

III

 

107

Nhà Giao Tế

Ngày 07/04/1972, Lộc Ninh được giải phóng, trở thành thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, là nơi đóng chân của các cơ quan chính trị, quân sự, hậu cần… Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, trước nhu cầu đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, tháng 3/1973, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã thống nhất chọn vị trí nền ngôi nhà “Cao cẳng” để xây dựng trụ sở làm việc với đồ án thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát - Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Năm 1973, Nhà Giao tế là nơi diễn ra hội nghị Quân sự bốn bên bàn về việc thực thi các điều khoản đã được ký trong Hiệp định Paris, gồm: Đại diện phái đoàn Quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đại diện phái đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam, đại diện phái đoàn quân sự Mỹ và đại diện phái đoàn quân sự Việt Nam Cộng hòa, diễn ra dưới sự giám sát của Ủy ban Quốc tế (ICCS) gồm bốn nước: Ba Lan, Canada, Hunggary và Indonesia. Di tích Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, là chứng tích minh chứng về sự thất bại của đế quốc Mỹ và tay sai, bên cạnh đó là sự đấu tranh anh dũng, khôn khéo của quân dân ta trên cả hai mặt trận quân sự và ngoại giao trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Hiện nay, Nhà Giao Tế được gìn giữ nguyên vẹn. Ngoài ra, trong khuôn viên di tích đã được xây dựng thêm các công trình phục vụ công tác phát huy giá trị di tích như Phòng Trưng bày đoạn cuối đường mòn Hồ Chí Minh và trưng bày các hiện vật xe tăng, pháo, xác máy bay địch… Ngày 12/12/1986, di tích Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Văn hóa quyết định xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.

III

 

108

Sở Nhỏ

Sở Nhỏ là căn cứ quan trọng của Ban An ninh Bình Phước (đơn vị tiền thân của Công an tỉnh Bình Phước ngày nay). Ban An ninh Bình Phước hoạt động tại Căn cứ Sở Nhỏ từ năm 1972 cho đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là căn cứ cuối cùng, cũng là địa bàn đóng chân lâu nhất của Ban An ninh Bình Phước trong kháng chiến chống Mỹ. Di tích Căn cứ Sở Nhỏ - Ban An ninh Bình Phước ghi dấu quá trình hoạt động, chiến công của lực lượng Công an tỉnh Bình Phước, là nơi tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời là nơi nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân tìm hiểu lịch sử của lực lượng Công an nhân dân tỉnh Bình Phước. Với những giá trị lịch sử tiêu biểu, di tích Căn cứ Sở Nhỏ - Ban An ninh Bình Phước được Chủ tịch UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh ngày 19/04/2018.

III

 

109

Thác Mơ

Là địa danh của Hồ Thác Mơ (Hồ thủy điện Thác Mơ) tọa lạc tại dưới chân núi Bà Rá. Hồ thủy điện Thác Mơ không chỉ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện và nước cho người dân, mà còn có cảnh đẹp thơ mộng hữu tình. Thủy điện thác Mơ trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

III

 

110

VK96

Di tích Điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu VK96 tọa lạc tại xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Di tích thuộc hệ thống di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Di tích Điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu VK96 là điểm cuối của đường ống xăng dầu Trường Sơn, là điểm tập kết, trung chuyển cung cấp xăng dầu cho tiền tuyến, đóng vai trò quan trọng góp phần làm nên chiến thắng trong kháng chiến chống Mỹ, cũng là nơi ghi dấu những chiến công thầm lặng của bộ đội Trường Sơn, bộ đội xăng dầu. Với giá trị lịch sử tiêu biểu, di tích Điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu VK96 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước nằm trong hệ thống di tích Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ngày 09/12/2013.

III

 

 

3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ