Quyết định 64-CP năm 1981 về việc giao nộp sản phẩm của các xí nghiệp quốc doanh và tập trung các nguồn thu tiền mặt vào Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành

Số hiệu 64-CP
Ngày ban hành 23/02/1981
Ngày có hiệu lực 10/03/1981
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Hội đồng Chính phủ
Người ký Đỗ Mười
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 64-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 2 năm 1981

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 64-CP NGÀY 23-2-1981 VỀ VIỆC GIAO NỘP SẢN PHẨM CỦA CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH VÀ TẬP TRUNG CÁC NGUỒN THU TIỀN MẶT VÀO NHÀ NƯỚC

Từ sau Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị, bên cạnh những chuyển biến tốt bước đầu trong hoạt đông phân phối, lưu thông, đã xuất hiện tình hình lộn xộn trong việc quản lý hàng hoá, tài chính, tiền tệ:

- Nhiều xi nghiệp quốc doanh không giao nộp đầy đủ sản phẩm của Nhà nước, đã giữ lại một phần quan trọng sản phẩm để tự tiêu thu, đổi chác, phân phối ngoài chế độ quản lý của Nhà nước.

- Nhiều địa phương và cơ sở không tập trung đầy đủ nguồn thu của Nhà nước vào ngân sách Nhà nước, và tiền mặt, vàng, bạc, ngoại tệ vào Ngân hàng Nhà nước; trong quan hệ trao đổi sản phẩm giữa Nhà nước và nông dân ở miền Nam, Nhà nước phải chỉ ra một só tiền mặt rất lớn để đẩy mạnh thu mua lương thực, thực phẩm theo giá thoả thuận, nhưng chưa thu về được hoặc thu về không đủ nguồn tiền bán hàng công nghiệp theo giá thoả thuận.

- Nhiều nơi tự ý quyết định những chính sách, chế độ riêng (như bù lương, bù giá, tiền thưởng, thưởng bằng sản phẩm,...), làm trái các quyết định của Hội đồng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Để tập trung được sản phẩm của các xí nghiệp quốc doanh, để tập trung các nguồn thu của Nhà nước vào ngân sách Nhà nước và tiền mặt, vàng, bạc, ngoại tệ vào Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước chi phối được việc phân phối sản phẩm và các nguồn vốn theo đúng chính sách và kế hoạch Nhà nước, Hội đồng Chính phủ quyết định:

1. Các xí nghiệp quốc doanh (xí nghiệp công nghiệp, nông trường, lâm trường...) phải giao nộp tất cả sản phẩm theo chỉ tiêu kế hoạch cho cơ quan tiêu tụ do Nhà nước quy định và chỉ được giữ lại một phần sản phẩm trong kế hoạch tự làm và sản phẩm phụ của xí nghiệp để sử dụng theo đúng mục đích và tỷ lệ mà quyết định của Hội đồng Chính phủ số 25-CP ngày 21-1-1981 đã quy định.

Các xí nghiệp thương nghiệp, kể cả nội thương, ngoại thương và các ngành lưu thông khác phải giao đầy đủ số hàng hoá đã thu mua cho tổ chức tiêu thụ theo đúng quy định của Nhà nước, không được tự tiện lấy hàng hoá của Nhà nước để móc ngoặc, phân phối nội bộ hoặc tiến hành các hoạt động phi pháp khác.

Các đồng chí Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải tổ chức kiểm tra ngay thực trạng của tình hình giao nộp sản phẩm và phân phối hàng hoá của các xí nghiệp trực thuộc trong năm 1980 và 2 tháng đầu năm 1981, báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ vào tháng 3 năm 1981. Đồng thời phải sửa ngay các khuyết điểm trong việc giao nộp sản phẩm và phân phối hàng hoá trái phép, chấm dứt ngay tính trạng tự ý giữ lại một phần sản phẩm, hàng hoá để móc ngoặc, để phân phối nội bộ, để thưởng hiện vật.

2. Các ngành, các cấp và các đơn vị cơ sở (cơ quan, xí nghiệp, đơn vị bộ đội,...) phải nộp đúng hạn mọi nguồn thu của Nhà nước vào ngân sách Nhà nước; không được giữ lại các nguồn thu của Nhà nước, không được duy trì các quỹ trái phép đã bị cấm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 50-TTg ngày 16-2-1071.

Các ngàh, các cấp, các đơn vị cơ sở phải nộp hết và nộp ngay toàn bộ vàng, bạc, ngoại tệ (bất kể nguồn gốc nào, bất kể là ngoại tệ xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa) vào Ngân hàng Nhà nước theo đúng chế độ Nhà nước quy định.

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải tập trung và chỉ đạo thu đủ thuế (thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp) thu đủ các khoản nợ đến hạn; phải xử lý thích đáng những vụ cố tình dây dưa không nộp thuế, trả nợ.

3. Các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tiền mặt; phải nộp toàn bộ nguồn thu tiền mặt vào Ngân hàng Nhà nước và chỉ được giữa tại quỹ một ít tiền mặt để tạm chi theo đúng chế độ quản lý tiền mặt.

4. Các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý giá của Nhà nước.

Đối với tất cả những mặt hàng thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý (các mặt hàng tư liệu sản xuất và các mặt hàng tiêu dùng chủ yếu như xăng, dầu, phân bón, lương thực, thịt, đường, sữa...) phải bán theo giá Nhà nước quy định.

Đối với giá thoả thuận trong quan hệ mua và bán sản phẩm với khu vực kinh tế tập thể, cá thể, các Bộ quản lý thu mua, phân phối và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải chỉ đạo giá mua bán trong phạm vi khung giá (hoặc tỷ giá) chỉ đạo của Nhà nước.

Đối với giá kinh doanh thương nghiệp, các Bộ quản lý thu mua, phân phố được quyền chỉ đạo giá theo sát giá thị trường để mở rộng kinh doanh, chiếm lĩnh thị tường, đấu tranh kéo giá thị trường xuống mức hợp lý.

Đối với giá bán buôn xí nghiệp và giá bán buôn công nghiệp những mặt hàng chủ yếu, các Bộ quản lý sản xuất có trách nhiệm tham gia cùng Uỷ ban Vật giá Nhà nước và Bộ Tài chính làm phương án giá; việc quyết định hai loại giá này thuộc quyền của Hội đồng Chính phủ, hoặc cơ quan được uỷ quyền tuỳ theo sự phân cấp quản lý của Chính phủ.

Đối với sản phẩm trong phần sản xuất phụ của xí nghiệp quốc doanh thì hai bên xí nghiệp sản xuất và thương nghiệp quốc doanh thoả thuận về giá giao nhận theo nguyên tắc:

- Bù đắp đủ chi phí sản xuất, có lợi nhuận thoả đáng cho xí nghiệp và có mức thu nộp cho Nhà nước;

- Thương nghiệp quốc doanh có thể bán lẻ bình thường cho người tiêu dùng theo giá bảo đảm kinh doanh.

5. Các cơ quan quản lý vật tư, hàng hoá, tài chính, ngân hàng, giá cả... một mặt phải quản lý chặt chẽ, nhưng mặt khác phải tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa phương và cơ sở đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và chấp hành tốt các quy định về giao nộp hàng hoá, tài chính, tiền mặt. Các ngành nói trên cần khắc phục nhanh chóng tình trạng chậm trễ hiện nay trong việc nhận hàng, thanh toán, cung ứng vật tư, tiền mặt, cấp vốn..., khắc phục lối quản lý quan liêu, cửa quyền, không sát yêu cầu thực tế, không tôn trọng quyền tự chủ của cơ sở.

Phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thể lệ, chế độ quản lý giá, tài chính, tiền mặt, nhất là phải sửa nguy những quy định trái với nghị quyết 26 của Bộ chính trị và Quyết định số 25-CP ngày 21-1-1981 của Hội đồng Chính phủ.

6. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính cùng các đồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban thanh tra của Chính phủ, Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước và tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp tổ chức thanh tra ngay việc chấp hành quyết định này ở các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở.

Đề nghị đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng chí Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam chỉ đạo toàn ngành phối hợp với các cơ quan tài chính, ngân hàng, vật giá, thanh tra ở cấp tương đương để cùng kiểm tra và giám sát việc thi hành chính sách và pháp luật.

Để đề cao pháp luật Nhà nước, phải coi mọi hành vi vi phạm các chế độ quản lý hàng hoá, tài chính, tiền tệ là hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước và đều phải được xử lý một cách nghiêm túc. Đối với tổ chức hoặc cá nhân không theo đúng các chế độ Nhà nước quy định thì phải tuỳ theo lỗi nhẹ, nặng mà xử lý: bắt giao nộp bù; bắt bồi thường toàn bộ hoặc một phần giá trị hàng hoá đã sử dụng trái phép; xử lý kỷ luật hành chính, trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa thì cần truy tố và trừng trị theo pháp luật.

Nhận được quyết định này, các đồng chí Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải tổ chức truyền đạt ngay xuống các đơn vị cơ sở, cùng các cơ quan thanh tra, tài chính đặt kế hoạch thi hành quyết định này và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

 

Đỗ Mười

(Đã ký)