Quyết định 6289/2003/QĐ-BYT ban hành "Quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu | 6289/2003/QĐ-BYT |
Ngày ban hành | 09/12/2003 |
Ngày có hiệu lực | 06/09/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Người ký | Trần Chí Liêm |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6289/2003/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2003 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO THỰC PHẨM”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ về việc phân công trách
nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Đào tạo, Pháp chế - Bộ Y tế; Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO THỰC PHẨM
(ban hành kèm theo Quyết định số 6289/2003/QĐ-BYT ngày 09 tháng 12 năm 2003
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Điều 1. Quy định này điều chỉnh việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Điều 2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam.
Điều 3. Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi chất dinh dưỡng là các vitamin và khoáng chất với hàm lượng rất nhỏ (tính bằng microgam hoặc miligam) cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống cho cơ thể con người.
2. Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là việc chủ động đưa thêm một lượng nhất định một hay nhiều vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG
Điều 4. Nguồn vi chất dinh dưỡng dùng để bổ sung vào thực phẩm phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn.
Điều 5. Vi chất dinh dưỡng bổ sung vào thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Không gây ảnh hưởng đến tính chất của thực phẩm (màu sắc, mùi, vị, cấu trúc, đặc điểm chế biến).
2. Không làm giảm thời hạn sử dụng của sản phẩm.
1. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm phải phù hợp quy định đối với từng loại thực phẩm:
BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6289/2003/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2003 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO THỰC PHẨM”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ về việc phân công trách
nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Đào tạo, Pháp chế - Bộ Y tế; Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO THỰC PHẨM
(ban hành kèm theo Quyết định số 6289/2003/QĐ-BYT ngày 09 tháng 12 năm 2003
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Điều 1. Quy định này điều chỉnh việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Điều 2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam.
Điều 3. Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi chất dinh dưỡng là các vitamin và khoáng chất với hàm lượng rất nhỏ (tính bằng microgam hoặc miligam) cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống cho cơ thể con người.
2. Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là việc chủ động đưa thêm một lượng nhất định một hay nhiều vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG
Điều 4. Nguồn vi chất dinh dưỡng dùng để bổ sung vào thực phẩm phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn.
Điều 5. Vi chất dinh dưỡng bổ sung vào thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Không gây ảnh hưởng đến tính chất của thực phẩm (màu sắc, mùi, vị, cấu trúc, đặc điểm chế biến).
2. Không làm giảm thời hạn sử dụng của sản phẩm.
1. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm phải phù hợp quy định đối với từng loại thực phẩm:
a. Bột dinh dưỡng trẻ em theo quy định tại Phụ lục 1;
b. Nước mắm theo quy định tại Phụ lục 2;
c. Bột mỳ theo quy định tại Phụ lục 3;
d. Dầu ăn theo quy định tại Phụ lục 4;
e. Đường ăn theo quy định tại Phụ lục 5;
2. Việc bổ sung vitamin, khoáng chất vào bột dinh dưỡng trẻ em và bột mỳ phải thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6.
Điều 7. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) trước khi lưu hành sản phẩm trên thị trường.
Điều 8. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Khuyến khích việc áp dụng hệ thống đảm bảo hệ thống, vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP hoặc thực hành sản xuất tốt (GMP) tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.
Điều 9. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thực phẩm vi chất dinh dưỡng phải chịu trách nhiệm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm của mình và tổ chức tự kiểm tra định kỳ theo quy định để bảo đảm chất lượng, hàm lượng của vi chất dinh dưỡng như đã công bố.
YÊU CẦU VỀ GHI NHÃN, BAO GÓI, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN THỰC PHẨM BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG
Điều 10. Việc ghi nhãn sản phẩm phải thực hiện theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Quy chế trên. Ngoài ra, trên nhãn của sản phẩm phải ghi dòng chữ bằng tiếng Việt “Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng”.
Điều 11. Bao bì chứa đựng thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải bảo đảm vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, không làm biến chất thực phẩm; phải phù hợp với điều kiện bảo quản và vận chuyển.
Điều 12. Việc bảo quản và vận chuyển thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và không làm giảm lượng vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy định này trong phạm vi địa phương.
Điều 14. Các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng và cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Quy định này.
3. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi địa phương.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
QUY ĐỊNH BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO BỘT DINH DƯỠNG TRẺ EM
Bột dinh dưỡng trẻ em là thực phẩm bổ sung cho trẻ từ 6 tháng tuổi, được sản xuất từ các ngũ cốc cơ bản: gạo, mỳ, đậu tương, đậu xanh, sữa bột… được bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất, với một lượng ước tính khoảng 30 - 50% nhu cầu hàng ngày của trẻ.
Chất bổ sung |
Hàm lượng/100 Kcalo |
|
Tối thiểu |
Tối đa |
|
1. Vitamin A (RE) |
250 IU |
500 IU |
2. Vitamin D |
40 IU |
80 IU |
3. Vitamin C |
8 mg |
40 mg |
4. Vitamin B1 |
40 μg |
200 μg |
5. Vitamin B2 |
60 μg |
300 μg |
6. Axit folic |
4 μg |
20 μg |
7. Vitamin B12 |
0,15 μg |
1,5 μg |
8. Vitamin K |
4 μg |
40 μg |
9. Canxi (Ca) |
50 mg |
250 mg |
10. Sắt (Fe) |
0,5 mg |
2,5 mg |
11. Kẽm (Zn) |
0,3 mg |
2,0 mg |
QUY ĐỊNH BỔ SUNG SẮT VÀO NƯỚC MẮM
Dạng sắt sử dụng: NaFeEDTA
Liều bổ sung:
- Tối thiểu: 30 mg sắt nguyên tố/100ml nước mắm
- Tối đa: 50 mg sắt nguyên tố/100ml nước mắm
Tiêu chuẩn NaFeEDTA cho phép:
Tên khoa học: Sodium Iron (III) Ethylene DaminteTraAcetate, trihydrate.
Công thức hóa học: C10H12FeN2NaO8.3H2O
Trọng lượng phân tử: 421.09 (trihydrate).
Độ tinh khiết: Tiêu chuẩn của JECFA
Đặc điểm |
Hàm lượng cho phép |
Thành phần sắt |
12,5 - 13,5% |
Thành phần EDTA |
65,5 - 70,5% |
Độ pH của dung dịch 1% |
3,5 - 5,5 |
Phần không hòa tan trong nước |
Tối đa là 0,1% |
Axit Nitrilotriaxetic |
< 0,1% |
Arsen (As) |
Tối đa là 1mg/kg |
Chì (Pb) |
Tối đa là 1mg/kg |
QUY ĐỊNH BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO BỘT MỲ
Chất bổ sung |
Lượng bổ sung |
1. Sắt (Fe) |
60 mg/kg |
2. Kẽm (Zn) |
30 mg/kg |
3. Thiamin (vitamin B1) |
2,5 mg/kg |
4. Riboflavin (vitamin B2) |
4 mg/kg |
5. Axit folic |
2 mg/kg |
QUY ĐỊNH BỔ SUNG VITAMIN A VÀO DẦU ĂN
Dạng vitamin A sử dụng: Vitamin A palmitate
Liều bổ sung:
- Tối thiểu: 50 IU/gam dầu
- Tối đa: 100 IU/gam dầu
Điều kiện bảo quản:
- Dầu ăn có bổ sung vitamin A phải được bảo quản trong can màu, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
- Lượng vitamin A có thể giữ được 50% sau 6 - 9 tháng.
QUY ĐỊNH BỔ SUNG VITAMIN A VÀO ĐƯỜNG ĂN
Dạng vitamin A sử dụng: Vitamin A palmitate
Liều bổ sung:
- Tối thiểu: 15 μg/gam đường
- Tối đa: 30 μg/gam đường
Điều kiện bảo quản:
- Đường có bổ sung vitamin A phải được bảo quản trong hộp kín, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
- Lượng vitamin A có thể giữ được 50% sau 6 tháng.
QUY ĐỊNH BỔ SUNG VITAMIN, KHOÁNG CHẤT VÀO BỘT DINH DƯỠNG TRẺ EM VÀ BỘT MỲ
Vitamin |
Dạng vitamin |
Độ tinh khiết |
1. Vitamin A |
Retinyl axetat Retinyl palmitat Retinyl propionat Beta-caroten |
USP, BP, Ph.Eur, FCC USP, BP, Ph.Eur, FCC USP, BP, Ph.Eur, FCC FAO/WHO, FCC |
2. Vitamin D |
Ergocalciferol (Vitamin D2) Cholecalciferol (vitamin D3) |
USP, BP, Ph.Eur, FCC USP, FCC |
3. Vitamin C |
Axit ascorbic Natri ascorbat Canxi ascorbat |
USP, BP, Ph.Eur, FAO/WHO, FCC USP, FAO/WHO, FCC |
4. Vitamin B1 |
Thiamin clorua hydroclorua Thiamin mononitrat |
USP, BP, Ph.Eur, FCC USP, FCC |
5. Vitamin B2 |
Riboflavin Riboflavin 5’-phosphat natri |
USP, BP, Ph.Eur, FAO/WHO, FCC |
6. Folic |
Axit folic |
USP, BP |
7. Vitamin B12 |
Xyanocolbalamin Hydroxocobalamin |
USP, BP, Ph.Eur NF, BP |
8. Vitamin K |
Phytylmenaquinone |
USP, BP |
9. Nguồn Canxi (Ca) |
Canxi carbonat |
FCC, FAO/WHO |
Canxi citrat |
FCC, FAO/WHO |
|
Canxi lactat |
FCC, FAO/WHO |
|
Canxi phosphat, tribasic |
FCC, FAO/WHO |
|
10. Sắt (Fe) |
Ferrous fumat |
FCC |
Ferrous gluconat |
FCC, FAO/WHO |
|
Ferrous lactat |
MI |
|
Ferrous sulfat |
FCC |
|
11. Nguồn kẽm (Zn) |
Kẽm axetat |
MI |
Kẽm oxit |
MI |
|
Kẽm sulfat |
FFC |
Ghi chú:
- USP = United State Pharmacopoeia
- NF = United States National Formulary
- BP = British Pharmacopoeia
- BPC = British Pharmaceutial Codex
- Ph. Eur = European Pharmacopoeia
- MI = Merck Index
- FAO/WHO = General Principles for the Use of Food Additives, Codex Alimentarius, Volume 1
- DAB = Deutsches Arzneibuch 7
- FCC = Food Chemicals Codex