Quyết định 59/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý nhà ở cho người lao động thuê để ở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 59/2009/QĐ-UBND
Ngày ban hành 17/08/2009
Ngày có hiệu lực 27/08/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Ao Văn Thinh
Lĩnh vực Bất động sản,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 59/2009/QĐ-UBND

Biên Hòa, ngày 17 tháng 08 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUÊ ĐỂ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 17/2006/QĐ-BXD ngày 07/6/2006 của Bộ Xây dựng ban hành quyết định quy định tạm thời về điều kiện tối thiểu của nhà ở cho người lao động thuê để ở;
Căn cứ Thông tư số 10/2009/TT-BXD ngày 15/6/2009 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 145/TTr-SXD ngày 28/5/2009 và Văn bản số 946/SXD-QLNOCS ngày 16/7/2009 về việc đề nghị ban hành Quy định quản lý nhà ở cho người lao động thuê để ở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý nhà ở cho người lao động thuê để ở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
PHÓ CHỦ TỊCH




Ao Văn Thinh

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUÊ ĐỂ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong đầu tư xây dựng và quản lý việc sử dụng nhà ở cho người lao động thuê để ở trên địa bàn tỉnh.

2. Quy định cụ thể các điều kiện tối thiểu của nhà ở cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cho học sinh, sinh viên các trường đào tạo, dạy nghề thuê để ở.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) kinh doanh nhà ở cho người lao động thuê để ở và những người lao động thuê nhà để ở.

2. Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong đầu tư xây dựng và quản lý việc sử dụng nhà ở cho người lao động thuê để ở trên địa bàn tỉnh.

3. Quy định này không áp dụng đối với nhà ở cho thuê xây dựng theo quy định của Luật Nhà ở và nhà ở dưới hình thức cho thuê nhà trọ.

Điều 3. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia đầu tư xây dựng nhà cho người lao động thuê để ở phải tuân thủ những quy định sau

1. Thiết kế, xây dựng, sửa chữa nhà cho người lao động thuê để ở phải theo các điều kiện tối thiểu tại Quy định này, các tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành.

2. Xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng và được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế, cấp phép xây dựng.

3. Phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và chỉ hoạt động kinh doanh sau khi đã cam kết thực hiện đúng các quy định, điều kiện về an ninh trật tự với Công an phường (xã, thị trấn) nơi có nhà, phòng, căn hộ cho thuê và đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở đăng ký kinh doanh.

4. Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh nhà cho người lao động thuê để ở.

5. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng hoạt động kinh doanh nhà cho người lao động thuê để xâm hại an ninh trật tự, an toàn xã hội hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.

[...]