Quyết định 5745/QĐ-UBND năm 2008 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 5745/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 31/12/2008 |
Ngày có hiệu lực | 31/12/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Trung Tín |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5745/QĐ-UBND |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ
sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến
năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp
hành Đảng bộ thành phố (khóa VIII) về thực hiện Nghị quyết số 09- NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện:
1. Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố: chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố, Công an thành phố: tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 liên quan đến lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 liên quan đến lĩnh vực phòng, chống và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần, ứng phó tràn dầu.
4. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố: tổ chức thực hiện chương trình, dự án phòng, chống ngập lụt, tiêu thoát nước trên địa bàn thành phố.
5. Sở Giao thông vận tải: tổ chức thực hiện chương trình, dự án phòng, chống sạt lở trên địa bàn thành phố.
6. Các sở - ban - ngành, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố: theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp của Chương trình hành động liên quan đến sở - ban - ngành, cơ quan mình có hiệu quả.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở - ngành, địa phương liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình hành động.
8. Ủy ban nhân dân các quận - huyện: theo đặc thù, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thực hiện các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp của Chương trình hành động. Trong đó, chú trọng hoàn thành kế hoạch tu bổ và xây dựng các công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của quận - huyện, tổ chức các lực lượng tham gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, có kế hoạch, phương án bảo vệ dân; đồng thời, lồng ghép các nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận - huyện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở - ban - ngành thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. QUAN ĐIỂM
1. Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả), trong đó lấy phòng ngừa làm chính, chú trọng ý thức và trách nhiệm tự phòng ngừa của cộng đồng dân cư để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
2. Công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phải được tiến hành thường xuyên, thực hiện theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm; sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước, đồng thời huy động mọi nguồn lực của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia.
3. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng, phát huy thế mạnh của toàn dân để chủ động tự phòng tránh, ứng phó thiên tai; đồng thời người dân hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi thiên tai xảy ra.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5745/QĐ-UBND |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ
sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến
năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp
hành Đảng bộ thành phố (khóa VIII) về thực hiện Nghị quyết số 09- NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện:
1. Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố: chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố, Công an thành phố: tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 liên quan đến lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 liên quan đến lĩnh vực phòng, chống và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần, ứng phó tràn dầu.
4. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố: tổ chức thực hiện chương trình, dự án phòng, chống ngập lụt, tiêu thoát nước trên địa bàn thành phố.
5. Sở Giao thông vận tải: tổ chức thực hiện chương trình, dự án phòng, chống sạt lở trên địa bàn thành phố.
6. Các sở - ban - ngành, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố: theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp của Chương trình hành động liên quan đến sở - ban - ngành, cơ quan mình có hiệu quả.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở - ngành, địa phương liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình hành động.
8. Ủy ban nhân dân các quận - huyện: theo đặc thù, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thực hiện các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp của Chương trình hành động. Trong đó, chú trọng hoàn thành kế hoạch tu bổ và xây dựng các công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của quận - huyện, tổ chức các lực lượng tham gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, có kế hoạch, phương án bảo vệ dân; đồng thời, lồng ghép các nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận - huyện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở - ban - ngành thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. QUAN ĐIỂM
1. Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả), trong đó lấy phòng ngừa làm chính, chú trọng ý thức và trách nhiệm tự phòng ngừa của cộng đồng dân cư để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
2. Công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phải được tiến hành thường xuyên, thực hiện theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm; sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước, đồng thời huy động mọi nguồn lực của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia.
3. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng, phát huy thế mạnh của toàn dân để chủ động tự phòng tránh, ứng phó thiên tai; đồng thời người dân hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi thiên tai xảy ra.
4. Lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thành phố.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Thực hiện hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng” nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
b) Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai đến cộng đồng, đặc biệt là dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, mưa to, triều cường, cảnh báo sạt lở, động đất, sóng thần và các thiên tai khác.
c) Tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ cho 100% cán bộ, chuyên viên làm công tác phòng, chống thiên tai, đặc biệt là cán bộ sở - ban - ngành, quận - huyện, phường - xã, thị trấn; thường xuyên phổ biến kiến thức phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng dân cư. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
d) Hoàn thành di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng có nguy cơ thiệt hại lớn khi xảy ra thiên tai; trong đó đảm bảo hoàn thành các dự án di dời dân tại huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè trước năm 2012, nhất là dự án di dời dân ở xã đảo Thạnh An - huyện Cần Giờ vào đất liền.
đ) Triển khai nhanh, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án chống ngập trên địa bàn thành phố. Hoàn thành củng cố, nâng cấp hệ thống kè sông, kè biển, đê bao, bờ bao, công trình thủy lợi, phòng, chống lụt, bão, triều cường để bảo vệ dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên tập trung nguồn lực để hoàn thành đề án xây dựng bờ bao theo thiết kế định hình tại quận 12, quận Thủ Đức, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn vào năm 2010.
e) Xây dựng cơ chế phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ, đảm bảo ứng phó nhanh kịp thời, hiệu quả giữa các lực lượng tổ chức phòng, tránh lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện, trang thiết bị, nguồn nhân lực phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
g) Hoàn thành xây dựng các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão theo quy hoạch tại huyện Cần Giờ trước năm 2012.
h) Xây dựng các chương trình quản lý và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc tàu thuyền hoạt động nghề cá, các trang thiết bị đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền khi ra khơi, nhất là tàu thuyền đánh bắt xa bờ.
I. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỦA TỪNG GIAI ĐOẠN
1. Giai đoạn phòng ngừa:
a) Thường xuyên kiện toàn tổ chức, bộ máy, tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên nghiệp, lực lượng xung kích, bán chuyên trách; chủ động xây dựng phương án, kế hoạch và dự phòng vật tư, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm “bốn tại chỗ”.
b) Tổ chức quản lý, bảo vệ tốt các công trình phòng, chống lụt, bão và công trình có liên quan đến phòng, chống lụt, bão, triều cường, chống ngập; thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng, mức độ an toàn của công trình nhằm kịp thời phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết hay xuống cấp để có biện pháp sửa chữa, nâng cấp. Đồng thời, đầu tư xây dựng mới công trình phòng, chống lụt, bão, triều cường, chống ngập úng gắn với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
c) Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm để chủ động triển khai các dự án di dời dân ra khỏi khu vực xung yếu đến nơi định cư an toàn.
d) Ngăn ngừa, xử lý việc xây dựng vi phạm chỉ giới đường sông, lấn chiếm sông, kênh, rạch, san lấp trái phép; giải tỏa và xử lý triệt để các trường hợp tạo ra vật cản, thu hẹp dòng chảy gây ảnh hưởng cho việc tiêu thoát nước; giải tỏa nhà, vật kiến trúc vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật; nạo vét, khai thác tài nguyên đất, cát và các hoạt động khác làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, kênh, rạch, gây ngập úng, sạt lở.
đ) Trang bị hệ thống thông tin liên lạc, phao cứu sinh và thiết bị đảm bảo an toàn trên các tàu thuyền khi ra khơi đánh bắt, tàu thuyền vận tải trên sông, trên biển; kiểm tra đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm tàu cá và thuyền viên, nắm chắc ngư trường, vị trí khi tàu thuyền đánh bắt trên biển.
e) Xây dựng, phổ biến áp dụng quy chuẩn nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc và hướng dẫn, vận động người dân xây dựng mới nhà ở, các công trình dân dụng, công cộng đảm bảo các tiêu chuẩn phòng, chống thiên tai; chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, mục rỗng dễ gãy đổ, nằm gần nhà ở, lưới điện; sửa chữa đường dây điện, viễn thông đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.
g) Tổ chức diễn tập công tác phòng, chống lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, di dời dân với các tình huống thiên tai khác nhau. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn trong nhân dân kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về phòng, chống lụt, bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; cử cán bộ, chuyên viên đi học tập kinh nghiệm phòng, chống thiên tai ở nước ngoài.
2. Giai đoạn ứng phó:
a) Đảm bảo chế độ thông tin, cảnh báo thiên tai đầy đủ kịp thời đến các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư, triển khai nhanh chóng các biện pháp ứng phó đến tận phường - xã, thị trấn, khu phố - ấp, đồng thời thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban.
Đảm bảo thông tin, liên lạc chỉ huy thông suốt trong mọi tình huống.
b) Kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền, ngư dân xuất bến ra khơi; quản lý, bảo vệ an toàn tàu thuyền tại các khu neo đậu tránh, trú bão; đảm bảo thông tin liên lạc với tàu thuyền thông suốt trong mọi tình huống.
c) Tổ chức chu đáo, an toàn tuyệt đối việc sơ tán, di dời dân ra khỏi khu vực xung yếu, nguy hiểm đến nơi tạm cư kiên cố, chắc chắn; đồng thời bảo vệ tài sản của dân tại khu vực đã sơ tán, di dời.
d) Bảo vệ và cứu hộ các công trình phòng, chống lụt, bão và công trình có liên quan đến phòng, chống lụt, bão, các công trình trọng điểm đang bị sự cố thiên tai hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố. Bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân tại khu vực, địa bàn xảy ra lụt, bão, thiên tai.
đ) Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ cho công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”.
3. Giai đoạn khắc phục hậu quả:
a) Tổ chức cứu hộ, cứu nạn người, tài sản, công trình, nhà ở ngay khi sự cố lụt, bão, thiên tai xảy ra; đưa người dân sơ tán, di dời về nơi ở cũ an toàn, trật tự. Chủ động phối hợp với các địa phương giáp ranh, đặc biệt là các khu vực ven biển, ven sông tích cực tìm kiếm người mất tích (nếu có).
b) Tổ chức cung cấp và cứu trợ lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước sạch, chăm sóc y tế, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ kinh phí, giúp đỡ nhân dân sửa chữa, xây dựng lại nhà ở bị thiệt hại, sớm ổn định đời sống trong vùng do lụt, bão, thiên tai gây ra.
c) Tập trung lực lượng, kinh phí để nhanh chóng sửa chữa, khôi phục các công trình phòng, chống lụt, bão và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội bị thiệt hại, hư hỏng; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong vùng sau thiên tai.
d) Chủ động cung ứng hàng hóa, vật tư, lương thực, thực phẩm cho vùng bị thiên tai, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hoặc khan hiếm giả tạo hàng hóa, vật tư, lương thực, thực phẩm… gây biến động giá, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
đ) Tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá thiệt hại do lụt, bão, thiên tai gây ra và báo cáo cho cấp trên theo quy định.
e) Hỗ trợ khắc phục thiệt hại, đầu tư khôi phục sản xuất, kinh doanh trở lại ổn định trong thời gian ngắn nhất sau thiên tai.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHO TỪNG KHU VỰC
1. Khu vực Cần Giờ: trọng tâm là phòng, chống bão, sạt lở, lốc xoáy, sóng thần và thiên tai khác theo phương châm “chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển”, tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp sau:
a) Rà soát, bổ sung quy hoạch dân cư, chủ động di dời dân ra khỏi vùng xung yếu, nguy hiểm; bảo vệ và phát triển bền vững rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển, ven sông. Phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy, du lịch sinh thái… thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai bất thường.
b) Xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão an toàn, các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, công trình chắn sóng, lấn biển.
c) Nâng cấp và phát triển các hệ thống thông tin liên lạc ven biển, trên biển, trong rừng phòng hộ, vùng trũng thấp, khu vực xung yếu để phục vụ cảnh báo bão, nước biển dâng và sóng thần.
d) Tăng cường phối hợp với các tỉnh Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu, tránh, trú bão.
2. Khu vực ngoại thành và vùng ven: trọng tâm là phòng, chống bão, triều cường, mưa to, sạt lở, lốc xoáy, động đất và thiên tai khác, tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp sau:
a) Quy hoạch, xây dựng và gia cố thường xuyên đê bao, bờ bao, cống ngăn triều, cống thoát nước, các công trình hạ tầng giao thông bảo đảm chống ngập do triều cường, mưa to kéo dài, xả lũ, trong đó phải tính toán đến yếu tố nước biển dâng; xây dựng đê bao, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn đạt cao trình quy định, kết nối liên vùng, liên khu vực.
b) Rà soát, bổ sung quy hoạch dân cư, lập kế hoạch chủ động di dời dân ra khỏi vùng sạt lở, khu vực xung yếu. Quản lý việc khai thác cát, neo đậu, hoạt động của các phương tiện giao thông thủy làm tăng nguy cơ sạt lở sông, rạch; trồng cây chắn sóng, chống sạt lở sông, rạch, đê bao, bờ bao; xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch. Tăng cường khả năng thoát nước, điều tiết nước của ao, hồ, lòng sông, kênh, rạch, giải tỏa tình trạng lấn chiếm bờ sông, kênh, rạch và thường xuyên nạo vét lòng sông, kênh, rạch.
c) Xây dựng các công trình thủy lợi và điều tiết dòng chảy mùa kiệt để chống hạn và chống xâm nhập mặn.
d) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và hạn chế thiệt hại do thiên tai; triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân.
3. Khu vực nội thành: trọng tâm là phòng, chống ngập nước (mưa to kéo dài, triều cường, mưa kết hợp triều cường, xả lũ), động đất, bão, lốc xoáy và thiên tai khác, tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp sau:
a) Rà soát, bổ sung quy hoạch, xây dựng các công trình hạ tầng giao thông bảo đảm chống ngập do triều cường, mưa, xả lũ; xây dựng công trình, cống ngăn triều, cống thoát nước, hồ điều tiết, trong đó phải tính toán đến yếu tố nước biển dâng.
b) Tăng cường khả năng thoát nước của lòng sông, kênh, rạch, cống thoát nước, giải tỏa tình trạng lấn chiếm bờ sông, kênh, rạch, san lấp trái phép, thường xuyên nạo vét lòng sông, kênh, rạch, hệ thống cống thoát nước; giải tỏa nhà, vật kiến trúc vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật.
c) Lập kế hoạch thực hiện di dời, bố trí tái định cư cho người dân sống trong các chung cư xuống cấp; sửa chữa, nâng cấp các chung cư cũ.
d) Xây dựng hệ thống đường dây điện, viễn thông ngầm để hạn chế sự cố do thiên tai. Quy hoạch trồng các chủng loài cây xanh thích hợp để vừa tạo cảnh quan, môi trường sinh thái vừa đảm bảo chống đỡ được gió bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy. Chặt tỉa cành, nhánh các cây cao, mục rỗng dễ gãy đổ, nằm gần nhà ở, lưới điện; sửa chữa đường dây điện, viễn thông đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.
4. Khu vực trên biển: trọng tâm là đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền đánh bắt hải sản theo phương châm “chủ động phòng, tránh”, tập trung thực hiện các giải pháp sau:
a) Tổ chức quản lý các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, đặc biệt là quản lý tàu thuyền và ngư dân hành nghề đánh bắt hải sản trên biển trước và trong khi bão, áp thấp nhiệt đới, sóng thần, thiên tai xảy ra, nhất là đối với tàu thuyền đánh bắt xa bờ.
b) Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc kết hợp truyền tin cảnh báo, dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, sóng thần, thiên tai tới ngư dân, tàu thuyền và công trình trên biển.
Tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển chuyên nghiệp, trang bị các phương tiện, thiết bị tìm kiếm cứu nạn thiết yếu; nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho lực lượng bán chuyên trách của ngư dân hoạt động trên các tàu thuyền.
c) Phối hợp với các tỉnh trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; tạo điều kiện cho tàu thuyền neo đậu, tránh, trú bão, khai thác hợp lý, an toàn các nguồn lợi trên biển.
I. BIỆN PHÁP PHI CÔNG TRÌNH
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:
a) Rà soát, sửa đổi, xây dựng bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
b) Hàng năm, ban hành các chỉ thị về phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
c) Ban hành quy định về quản lý, thu - nộp, sử dụng, quyết toán Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố và quận - huyện.
2. Kiện toàn tổ chức bộ máy Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các cấp, các ngành, các đơn vị:
a) Hàng năm, kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các cấp, các ngành, các đơn vị.
b) Thành lập Trung tâm Quản lý và giảm nhẹ thiên tai trực thuộc Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố.
c) Tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là đội ngũ cán bộ của các quận - huyện, phường - xã, thị trấn; diễn tập cho lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách và cộng đồng dân cư phương án phòng, tránh, ứng phó với lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
d) Thành lập các tiểu ban, đội xung kích làm công tác ứng cứu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại các quận - huyện, phường - xã - thị trấn.
3. Lập và rà soát các quy hoạch:
a) Lập bản đồ phục vụ quản lý, cảnh báo thiên tai: bản đồ phân vùng ngập lụt, bản đồ vị trí xung yếu và di dời dân khi xảy ra thiên tai, bản đồ cảnh báo sạt lở bờ biển, sông, rạch; bản đồ cảnh báo động đất, sóng thần; bản đồ hệ thống thoát nước với cao độ nền toàn thành phố…
b) Rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống đê, kè biển tại huyện Cần Giờ; kè sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Mương Chuối, sông Lòng Tàu, sông Đồng Nai, rạch Tôm, rạch Giồng…; đê bao, bờ bao chống triều cường, nước dâng… ven sông, rạch trên địa bàn các huyện và quận ven.
c) Rà soát, bổ sung quy hoạch dân cư vùng có nguy cơ sạt lở bờ sông, cửa sông, ven biển, tập trung chủ yếu là địa bàn huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, quận 2...
d) Rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất gắn với nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão, thiên tai.
đ) Rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng tại những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai, nhất là quy hoạch xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch tại các địa bàn có nền đất yếu, thấp trũng thường xuyên xảy ra ngập lụt.
4. Nâng cao năng lực thông tin, dự báo, cảnh báo:
a) Xây dựng Trung tâm dự báo, thông tin thời tiết, khí hậu, thủy văn của thành phố;
b) Nâng cao năng lực thông tin, dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, dự báo lũ, xả lũ, triều cường, mưa, hạn hán, xâm nhập mặn.
c) Nâng cao năng lực báo tin động đất, cảnh báo sóng thần.
d) Nâng cao năng lực cảnh báo sạt lở bờ biển, sông, rạch.
5. Giáo dục tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng:
a) Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc và tổ chức quản lý đối với tàu thuyền hoạt động trên biển.
b) Xây dựng chương trình bảo đảm an toàn cho trẻ em, phụ nữ, người già yếu, tàn tật tại những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, vùng ven biển, ven sông.
c) Phổ biến kiến thức thiên tai cho học sinh, sinh viên thông qua tài liệu, giáo trình, chương trình sinh hoạt ngoại khóa…
d) Tập huấn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm phòng, chống thiên tai cho cộng đồng dân cư để người dân tự ứng phó trước thiên tai như kê kích đồ đạc trước khi xảy ra ngập, dự trữ lương thực, thực phẩm, chất đốt, nước uống, thuốc chữa bệnh thông thường… khi có cảnh báo thiên tai.
đ) Tổ chức thông tin, tuyên truyền các hình thái thiên tai và biện pháp phòng, chống trên các hệ thống thông tin đại chúng, website của các ngành, các cấp, các đơn vị; thông qua sổ tay, cẩm nang, tờ bướm...
6. Bảo vệ và phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển huyện Cần Giờ và trồng cây chắn sóng, chống sạt lở đê bao, bờ bao, bờ sông, rạch tại các huyện và quận ven.
7. Tăng cường năng lực quản lý thiên tai, phát huy kinh nghiệm truyền thống và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ:
a) Xây dựng các kịch bản phòng, tránh, ứng phó thiên tai như: triều cường kết hợp mưa lớn, bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố và các khu vực lân cận, sập đổ các công trình cao tầng, đông người, vỡ đập hồ chứa thượng lưu, hạn hán kéo dài...; các phương án điều hành các công trình tiêu thoát nước; phương án bảo vệ các công trình đặc biệt như nhà máy nước, tháp điều áp, trạm truyền tải, trạm biến thế điện (nhất là các trạm đầu mối), các trạm bơm tiêu quan trọng, các điểm tiếp nước chữa cháy.
b) Trang bị các phương tiện, thiết bị, mạng lưới thông tin liên lạc thích ứng phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đạt hiệu quả; chuẩn bị các cọc tiêu với biển báo nguy hiểm để lắp đặt tại những tuyến đường, khu vực ngập sâu cho người dân biết và phòng, tránh.
c) Tổ chức chương trình tập huấn cho cán bộ, nhân viên làm công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, diễn tập cho lực lượng làm công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển, trên sông và trên bộ.
d) Bổ sung các tiêu chuẩn xây dựng công trình phù hợp với đặc thù thiên tai của từng địa bàn đảm bảo phòng, chống bão, động đất, sóng thần, ngập lụt…; quy định cốt nền xây dựng, khống chế việc khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố.
đ) Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật và sử dụng vật liệu mới vào phục vụ phòng, chống thiên tai.
8. Kiểm soát lũ từ thượng lưu: phối hợp vận hành xả lũ các hồ chứa Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ và các hồ chứa khác ở thượng lưu để chủ động điều tiết giảm ngập cho thành phố.
9. Xã hội hóa và phát triển nguồn nhân lực:
a) Nâng cao năng lực tự phòng ngừa, quản lý rủi ro thiên tai trong các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư.
b) Tổ chức lực lượng bơm chống ngập úng dã chiến, cơ động, lực lượng tự nguyện của cộng đồng tham gia chủ động phòng, tránh, ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong hoạt động chuẩn bị, ứng phó, khắc phục hậu quả. Phát triển lực lượng tình nguyện viên trong công tác tuyên truyền, vận động, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất sau thiên tai.
c) Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác phòng, chống thiên tai tại các sở - ngành, đơn vị, quận - huyện, phường - xã - thị trấn.
10. Tăng cường hợp tác quốc tế:
Hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là lĩnh vực ứng phó với tình trạng nước biển dâng; chống xâm nhập mặn vùng ven biển; nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp, kỹ thuật, công nghệ, vật liệu xây dựng công trình phòng, chống động đất, sóng thần.
II. BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH
1. Chương trình, dự án phòng, chống bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy:
a) Đầu tư, xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền hoạt động trên biển, ven biển để tránh, trú bão, áp thấp nhiệt đới an toàn tại huyện Cần Giờ để tránh việc tàu thuyền neo đậu ở những vị trí không an toàn, va đập vào nhau, bị sóng đánh lật úp khi có bão, áp thấp nhiệt đới.
b) Lập đề án, thiết kế mẫu kiên cố hóa nhà ở, công trình dân dụng, công trình công cộng, các cơ sở hạ tầng đảm bảo sự vững chắc, an toàn để giảm thiểu thiệt hại khi có bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy.
2. Chương trình, dự án phòng, chống ngập úng do triều cường, xả lũ, mưa lớn...:
a) Dự án Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh; dự án thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn địa bàn quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi; dự án bờ tả sông Sài Gòn địa bàn quận Thủ Đức.
b) Các dự án phòng, chống ngập lụt cho khu vực nội thành và quận ven như: Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Tẻ - kênh Đôi, Dự án Cải tạo hệ thống thoát nước rạch Hàng Bàng, Dự án Nâng cấp đô thị thành phố Hồ Chí Minh lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm, Dự án Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên, Dự án tiêu thoát nước Suối Nhum...
c) Đề án xây dựng bờ bao theo thiết kế định hình tại 04 quận - huyện trọng điểm là quận 12, quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi để tạo tính ổn định lâu dài cho bờ bao nội đồng, đảm bảo ngăn triều cường, đặc biệt là khi triều cường kết hợp với mưa to nội vùng, xả lũ của các hồ chứa ở thượng nguồn tạo nên tổ hợp bất lợi.
d) Xây dựng các công trình phòng, chống ngập lụt, hệ thống tiêu thoát nước, cống, van ngăn triều, lắp đặt các trạm bơm tiêu thoát nước, nạo vét sông, kênh, rạch, xây dựng đê bao, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn tại các huyện và quận ven trước mùa mưa bão hàng năm.
đ) Phân lũ sông Đồng Nai sang sông Thị Vải qua sông Đồng Môn, phân lũ sông Sài Gòn qua rạch Tra.
3. Chương trình, dự án phòng, chống sạt lở bờ biển, sông, rạch:
a) Xây dựng hệ thống kè biển tại huyện Cần Giờ.
b) Xây dựng hệ thống kè các sông, rạch thường xuyên xảy ra sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao như: sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Mương Chuối, sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp, sông Đồng Nai, rạch Tôm, rạch Giồng…
4. Chương trình, dự án phòng, chống động đất, sóng thần:
a) Sửa chữa, nâng cấp các chung cư cũ, xuống cấp, các công trình dân dụng cao tầng để đảm bảo an toàn, tránh đổ sập khi xảy ra động đất, dư chấn động đất.
b) Xây dựng mạng quan trắc động đất khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ.
5. Chương trình, dự án di dời dân tại khu vực xung yếu, vùng bị ảnh hưởng thiên tai đến nơi định cư an toàn:
a) Dự án di dời 1.100 hộ dân tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ vào đất liền.
b) Dự án di dời 1.500 hộ dân sống trong rừng phòng hộ, ven sông, ven biển, vùng trũng thấp ở huyện Cần Giờ.
c) Dự án di dời 418 hộ dân sống ven sông, trong vùng sạt lở ở huyện Nhà Bè.
d) Rà soát, bổ sung quy hoạch di dời dân sống ven sông, rạch có nguy cơ sạt lở trên địa bàn các huyện và quận ven đến nơi định cư an toàn.
I. NGUỒN LỰC TỪ TRUNG ƯƠNG
1. Ngân sách Trung ương: đầu tư các dự án chống ngập, tiêu thoát nước, thủy lợi, đê bao… có quy mô và kinh phí đầu tư lớn.
2. Các phương tiện, trang thiết bị phòng, chống lụt, bão - tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ từ nguồn dự trữ quốc gia cấp phát cho thành phố Hồ Chí Minh.
II. NGUỒN LỰC CỦA THÀNH PHỐ
1. Ngân sách thành phố: đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai, tiêu thoát nước, thủy lợi, đê bao kết hợp giao thông nông thôn, công trình phòng, chống sạt lở, dự án di dời dân, khu neo đậu tàu thuyền, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, máy bơm, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng, chống lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra...
2. Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố và quận - huyện: đầu tư các công trình phòng, chống lụt, bão xung yếu, mua sắm trang thiết bị, tập huấn, diễn tập phòng, chống lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục thiệt hại, sự cố do thiên tai gây ra…
3. Ngân sách sở - ngành, đơn vị, quận - huyện, phường - xã, thị trấn: đầu tư, trang bị những điều kiện thiết yếu phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, phòng, chống lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố do thiên tai gây ra theo phương châm “bốn tại chỗ”.
III. NGUỒN LỰC HỖ TRỢ TỪ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1. Nguồn vốn ODA, nguồn kinh phí tài trợ, hợp tác của các tổ chức phi Chính phủ: thực hiện các chương trình, dự án phòng, chống thiên tai theo những điều khoản được ký kết thỏa thuận với đối tác.
2. Nguồn kinh phí các tổ chức, cá nhân đóng góp do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, quận - huyện, phường - xã, thị trấn quản lý: hỗ trợ nhân dân vùng bị thiên tai để khắc phục thiệt hại, giảm bớt khó khăn và ổn định cuộc sống.
Đ. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
I. XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
2. Hiệu quả đầu tư cho các dự án, công trình phòng, chống thiên tai.
3. Năng lực thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai của cơ quan chuyên môn; năng lực tổ chức tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ của các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách; công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và khả năng tự phòng ngừa, ứng phó với thiên tai của các ngành, địa phương và trong nhân dân.
4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai các cấp, các ngành và cơ chế làm việc, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, lực lượng trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
5. Kết quả lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và các sở - ngành, quận - huyện.
6. Sự thích ứng và phát triển bền vững, ổn định của địa phương trước tác động của thiên tai.
7. Ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống thiên tai.
II. PHÂN ĐỊNH THỜI KỲ ĐÁNH GIÁ
Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố gồm 03 thời kỳ, cụ thể:
1. Thời kỳ 2009 - 2010.
2. Thời kỳ 2011 - 2015.
3. Thời kỳ 2016 - 2020.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
1. Tổng hợp, thống kê, đối chiếu các nội dung thực hiện Chương trình hành động của từng sở - ngành, quận - huyện.
2. Tổ chức Hội nghị để đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, phát sinh và đúc rút kinh nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của thành phố trong từng thời kỳ và đến năm 2020.
IV. KẾT LUẬN
1. Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố là nhiệm vụ quan trọng nhằm tích cực chủ động phòng, tránh, ứng phó với các loại hình thiên tai có xu hướng ngày càng diễn biến phức tạp, phát huy sức mạnh tổng hợp, sử dụng nguồn lực tại chỗ để hạn chế và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự trị an, ổn định cuộc sống của nhân dân thành phố. Vì vậy, các sở - ngành, quận - huyện cần quán triệt quan điểm, mục tiêu và chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và kế hoạch của Chương trình hành động này.
2. Căn cứ Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố, các sở - ngành, quận - huyện xây dựng kế hoạch chi tiết, xác định yêu cầu nội dung, biện pháp cần ưu tiên để bố trí các nguồn lực triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện đặc thù, nhiệm vụ, chức năng của đơn vị, địa phương mình.
3. Định kỳ hàng năm, các sở - ngành, quận - huyện báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố; đồng thời, qua thực tiễn triển khai nội dung Chương trình hành động, tổng hợp các vấn đề phát sinh, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, biện pháp bổ sung nhằm không ngừng hoàn thiện các dự án phòng, chống ứng phó và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn thành phố./.
THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THIỆT HẠI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội:
a) Vị trí địa lý:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10010’ - 10038 độ vĩ Bắc và 106022’ - 106054’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
b) Địa hình:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình:
- Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc Bắc huyện Củ Chi, Đông Bắc quận Thủ Đức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10 - 25m và xen kẽ có những đồi gò cao tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9).
- Vùng thấp trũng ở phía Nam - Tây Nam và Đông Nam thành phố (thuộc các quận 9, quận 8, quận 7 và các huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.
- Vùng trung bình, phân bố ở khu vực trung tâm thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, quận Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5 - 10m.
Nhìn chung, địa hình thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
c) Khí hậu:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết thành phố Hồ Chí Minh là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình/tháng là 160 - 270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 - 280C. Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949mm. Năm cao nhất 2.718mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó tháng 6 và tháng 9 thường có lượng mưa cao nhất. Tháng 1, tháng 2, tháng 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Đông Bắc. Đại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận - huyện phía Nam và Tây Nam.
- Độ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%.
- Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính, chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Đông Bắc. Gió Tây - Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6 m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc - Đông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra, có gió tín phong hướng Nam - Đông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s.
d) Thủy văn:
Hầu hết các sông, rạch thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Đông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh, rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
Mực nước đỉnh triều cao nhất tại trạm Phú An - sông Sài Gòn là 1,54m (ngày 13 tháng 11 năm 2008). Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10, tháng 11, thấp nhất là tháng 6, tháng 7. Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tua-bin, đập tràn và cống đóng - xả nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3 – 6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng ngập lụt đối với những vùng trũng thấp; ngược lại nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh, mương đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2 - 3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố.
đ) Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích: 2.095,239km2, đơn vị hành chính gồm 24 quận - huyện, dân số 6.650.942 người (theo Niên giám Thống kê năm 2007), chưa tính khoảng 02 triệu người vãng lai.
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Thành phố đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Trong đó, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 51%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng khoảng 48%; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 1%.
- Hiện nay, trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các huyện và quận ven đang diễn ra quá trình đô thị hóa rất mạnh mẽ.
2. Các loại thiên tai xảy ra và có thể xảy ra trên địa bàn thành phố:
a) Bão, áp thấp nhiệt đới:
- Bão và áp thấp nhiệt đới được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới. Xoáy thuận nhiệt đới là một vùng gió xoáy, có đường kính rộng tới hàng trăm km, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở Bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Tùy theo tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần tâm mà xoáy thuận nhiệt đới được phân chia thành áp thấp nhiệt đới hay là bão.
+ Khi gió mạnh nhất vùng gần tâm xoáy thuận nhiệt đới đạt từ cấp 6 đến cấp 7 (tức là từ 39 - 61 km/giờ) thì gọi là áp thấp nhiệt đới;
+ Khi gió mạnh nhất vùng gần tâm xoáy thuận nhiệt đới đạt từ cấp 8 trở lên (tức là từ 62 km/giờ trở lên) thì gọi là bão.
- Bão là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm, gây ra gió rất mạnh, có thể đánh đắm tàu thuyền, làm đổ nhà cửa; mưa rất lớn, gây lũ, lụt nghiêm trọng, có khi trở thành thảm họa.
- Trung bình mỗi năm có 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện, hoạt động trên biển Đông. Bão và áp thấp nhiệt đới chủ yếu ảnh hưởng đến phía Nam vào các tháng cuối năm.
- Trong 10 năm qua, có 2 cơn bão đổ bộ trực tiếp địa bàn thành phố vào năm 1997 (cơn bão số 5 - Linda, ngày 02 tháng 11 năm 1997) và năm 2006 (bão số 9 - Durian, ngày 05 tháng 12 năm 2006).
b) Lốc xoáy:
- Lốc xoáy là những xoáy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không thể dự báo được. Lốc xoáy có sức gió tương đương với gió bão nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn với phạm vị ảnh hưởng trong không gian hẹp từ vài km2 đến vài chục km2.
- Lốc xoáy làm hư hại cơ sở vật chất, trường học, nhà cửa, gây ngã đổ cây xanh, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
- Trên địa bàn thành phố, trung bình mỗi năm có khoảng 10 cơn lốc xoáy, xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lốc xoáy chủ yếu xảy ra tại các huyện, quận ven như huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, quận 2, quận 7, quận 8, quận 9, quận 12, quận Gò Vấp...
c) Ngập úng:
Ngập úng thường do triều cường, xả lũ, mưa to gây ra, ngập úng tuy ít gây tổn thất về người nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, đi lại của nhân dân, sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.
- Triều cường: từ năm 1997 đến năm 2007, đỉnh triều đo được ≥ 1,3m tại trạm Phú An là 34 đợt, trạm Nhà Bè là 37 đợt, xuất hiện chủ yếu vào 4 tháng cuối năm. Triều cường gây ngập nhiều khu vực tại quận 2, quận 6, quận 8, quận 12, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn…
- Mưa: từ năm 1982 đến năm 2007 số lần xuất hiện cường độ mưa đo được ≥ 100mm trên địa bàn thành phố là 22 lần. Trong thời gian gần đây xuất hiện những cơn mưa ≥ 100mm nhiều hơn so với trước đây: từ năm 1962 đến năm 1971 có 01 cơn, từ năm 1972 đến 1981 có 2 cơn, từ năm 1982 đến 1991 có 2 cơn, từ năm 1992 đến năm 2001 có 4 cơn, từ năm 2002 đến năm 2007 có 13 cơn. Mưa to thường làm ngập lụt một số tuyến đường ở nội thành và quận ven.
- Xả lũ: thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, trong 10 năm qua lưu lượng xả lũ cao nhất của hồ Trị An 2.190 m3/s, hồ Thác Mơ là 482,33 m3/s và hồ Dầu Tiếng là 400 m3/s.
d) Sạt lở:
Sạt lở là loại hình thiên tai, ở thành phố thường xảy ra sạt lở bờ biển, bờ sông, bờ rạch vào tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, trung bình mỗi năm có khoảng 8 - 10 vụ sạt lở. Sạt lở thường do các nguyên nhân: ngoại sinh (do nước), nội sinh (do biến động địa chất) và dân sinh (do khai thác khoáng sản bừa bãi hoặc thi công các công trình)... làm mất đi số lượng đáng kể diện tích đất ở, đất canh tác, làm hư hỏng, sụp đổ nhà cửa, gây thương tích và thiệt hại nhân mạng. Sạt lở chủ yếu xảy ra tại địa bàn huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, quận 2.
đ) Xâm nhập mặn:
Xâm nhập mặn ở thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây trở nên gay gắt và có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vào mùa khô, lưu lượng của nguồn nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương), có năm đến tận Thủ Dầu Một; trên sông Đồng Nai đến Long Đại (quận 9). Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều.
e) Động đất:
Động đất là sự rung động của mặt đất, được tạo ra bởi các dịch chuyển đột ngột của các khối địa chất trong lòng đất, các vụ nổ núi lửa, các vụ trượt lở đất, sụp đổ hang động…
Trong các năm qua, thành phố bị ảnh hưởng dư chấn động đất 2 đợt vào ngày 08 tháng 11 năm 2005 (5,1 độ richter) và ngày 28 tháng 11 năm 2007 (4 độ richter).
g) Sóng thần:
Sóng thần là sóng biển có chu kỳ dài, lan truyền với tốc độ lớn. Khi tới gần bờ tùy độ sâu của biển và địa hình vùng bờ, sóng thần có thể đạt độ cao hàng chục mét, tràn sâu vào đất liền gây thảm họa lớn. Sóng thần sinh ra do hậu quả của động đất ở vùng đáy đại dương.
Sóng thần tuy chưa từng xuất hiện ở thành phố nhưng đã một lần cảnh báo sóng thần đêm ngày 26 tháng 12 năm 2006.
h) Nước biển dâng:
Nước biển dâng là hiện tượng mực nước biển trung bình hàng năm trong những năm gần đây cao hơn mức mực nước biển trung bình nhiều năm do ảnh hưởng của biến đối khí hậu toàn cầu.
II. THIỆT HẠI DO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Theo thống kê, trong 10 năm qua (1997 - 2007), thiên tai trên địa bàn thành phố đã làm 11 người chết, 47 người bị thương, 02 người mất tích; 478 căn nhà sập, hư hỏng nặng, 3.487 căn nhà hư hỏng một phần, 15 ghe, thuyền bị chìm và hư hỏng; 5.528ha diện tích sản xuất nông nghiệp, 1.008ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 08 dầm cầu, 05 cống bị hư hỏng; 7.619m bờ bao và kè bị sạt lở, nhiều công trình giao thông đường bộ, cây xanh, hệ thống điện, viễn thông, trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan, xí nghiệp… hư hỏng. Giá trị thiệt hại ước tính trên 202 tỷ đồng. Ngoài ra, còn ảnh hưởng gián tiếp đến kinh tế - xã hội, môi trường, an ninh - trật tự.
1. Số liệu thiệt hại từng năm:
- Năm 1997: chết 1 người, bị thương 2 người, 23 căn nhà sập và nhà hư hỏng nặng, 366 căn nhà hư hỏng một phần, chìm và hư hỏng 9 ghe, thuyền, thiệt hại nông nghiệp 1.609ha, thiệt hại thủy sản 704,5ha, sạt lở 2.170m bờ bao và kè, hư hỏng 3 cống thủy lợi.
- Năm 1998: thiệt hại nông nghiệp 510ha, thiệt hại thủy sản 09ha.
- Năm 1999: 22 căn nhà hư hỏng một phần, thiệt hại nông nghiệp 250ha, thiệt hại thủy sản 10ha, sạt lở 277m bờ bao và kè.
- Năm 2000: bị thương 9 người, 209 căn nhà hư hỏng một phần, thiệt hại nông nghiệp 1.070ha, thiệt hại thủy sản 5,8ha, sạt lở 350m bờ bao và kè…
- Năm 2001: chết 2 người, 5 căn nhà sập và hư hỏng nặng, 51 căn nhà hư hỏng một phần, thiệt hại nông nghiệp 240ha.
- Năm 2002: bị thương 5 người, 7 căn nhà sập và hư hỏng nặng, 37 căn nhà hư hỏng một phần, thiệt hại nông nghiệp 42,2ha, thiệt hại thủy sản 139,5ha.
- Năm 2003: bị thương 18 người, 6 căn nhà sập và hư hỏng nặng, 107 căn nhà hư hỏng một phần, thiệt hại nông nghiệp 313ha, thiệt hại thủy sản 16,9ha, sạt lở 118m bờ bao và kè.
- Năm 2004: bị thương 1 người, 10 căn nhà sập và hư hỏng nặng, 26 căn nhà hư hỏng một phần, thiệt hại nông nghiệp 582ha, thiệt hại thủy sản 4 ha, sạt lở 3.727m bờ bao và kè.
- Năm 2005: chết 1 người, bị thương 1 người, 35 căn nhà sập và hư hỏng nặng, 142 căn nhà hư hỏng một phần, thiệt hại nông nghiệp 193ha, thiệt hại thủy sản 10ha.
- Năm 2006: chết 4 người, mất tích 2 người, bị thương 1 người, 363 căn nhà sập và hư hỏng nặng, 2.340 căn nhà hư hỏng một phần, chìm 6 ghe, thuyền, thiệt hại nông nghiệp 335,5ha, thiệt hại thủy sản 92,65ha, sạt lở 504m bờ bao và kè, hư hỏng 8 dầm cầu.
- Năm 2007: chết 3 người, bị thương 10 người, 29 căn nhà sập và hư hỏng nặng, 187 căn nhà hư hỏng một phần, thiệt hại nông nghiệp 383,3ha, thiệt hại thủy sản 16ha.
2. Số liệu thiệt hại từng loại thiên tai:
- Bão: chết 5 người, bị thương 2 người, mất tích 2 người, 363 căn nhà sập và hư hỏng nặng; 2.416 căn nhà hư hỏng một phần, chìm và hư hỏng 15 ghe, thuyền, thiệt hại nông nghiệp 1.282ha, thiệt hại thủy sản 767,5ha, sạt lở 2.308m bờ bao và kè, hư hỏng 8 dầm cầu, 3 cống thủy lợi.
- Lốc xoáy và gió lớn: chết 4 người, bị thương 43 người, 102 căn nhà sập và hư hỏng nặng, 973 căn nhà hư hỏng một phần.
- Sạt lở: chết 2 người, 13 căn nhà sập và hư hỏng nặng, 75 căn nhà hư hỏng một phần, thiệt hại nông nghiệp 9,8ha, sạt lở 3.892m bờ bao và kè.
- Triều cường và mưa to: bị thương 2 người, 32 căn nhà hư hỏng một phần, thiệt hại nông nghiệp 4.236,2ha, thiệt hại thủy sản 240,85ha, sạt lở 1.419m bờ bao và kè, hư hỏng 2 cống.
- Động đất: xảy ra 2 trận (ngày 08 tháng 11 năm 2005 và ngày 28 tháng 11 năm 2007), tuy nhiên không gây thiệt hại.
- Sóng thần: không xảy ra trên địa bàn thành phố.
III. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI
1. Công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra:
a) Hàng năm, thành phố thực hiện kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các cấp, các ngành từ những tháng đầu năm và thường xuyên trong năm khi có sự thay đổi thành viên. Trong đó, phân công cụ thể nhiệm vụ của các thành viên phụ trách địa bàn, lĩnh vực liên quan để nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các cấp, các ngành trong việc triển khai và kiểm tra thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn ở từng cấp, từng ngành.
b) Trước mùa mưa, bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, Sở - ngành, quận - huyện, phường - xã, thị trấn kịp thời tham mưu cho Cấp ủy, Chính quyền tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai năm trước và xây dựng kế hoạch, bổ sung phương án phòng, chống lụt, bão - tìm kiếm cứu nạn năm sau.
c) Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành quyết định để quy định trách nhiệm phòng, chống lụt, bão - thiên tai cho các sở - ngành, quận - huyện, phường - xã, thị trấn nhằm xác định nhiệm vụ, tăng tính chủ động, ứng phó nhanh ở mỗi cấp, mỗi ngành trong công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả). Đồng thời, xuất phát từ thực tế tình hình của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã giao bổ sung nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, ứng phó với động đất, sóng thần và tràn dầu cho Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố để tập trung đầu mối điều hành, chỉ huy khi xảy ra sự cố thiên tai trên địa bàn thành phố.
2. Công tác thông tin, tuyên truyền, ứng trực, thực hiện các phương án phòng, tránh ứng phó thiên tai:
a) Thành phố luôn chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh, ứng phó các loại thiên tai thường xảy ra tại thành phố cho các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị trên phương tiện thông tin đại chúng, in và cấp phát miễn phí các tờ bướm, sổ tay… nhằm giúp người dân, trước hết là người dân đang sinh sống và sản xuất tại các khu vực xung yếu, nhạy cảm với các loại thiên tai hiểu biết để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, tránh, ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi sự cố thiên tai xảy ra.
b) Thành phố luôn đảm bảo chế độ ứng trực thiên tai theo quy định.
c) Hàng năm, thành phố, quận - huyện, sở - ngành tổ chức rà soát, kiểm tra trang thiết bị, phương tiện phòng, chống lụt, bão, kiểm tra các công trình thủy lợi, phòng, chống lụt, bão để chủ động bổ sung xử lý kịp thời, đảm bảo cho công tác phòng, chống lụt, bão; chủ động cân đối ngân sách địa phương và Quỹ Phòng, chống lụt, bão các cấp để đầu tư xây dựng công trình và mua sắm trang bị phương tiện, thiết bị cần thiết cho công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.
d) Những năm qua, kể từ sau cơn bão số 5 xảy ra vào tháng 11 năm 2007, hàng năm, thành phố đều bố trí kinh phí (khoảng 200 triệu đồng/năm) cho quận - huyện, phường - xã, thị trấn tổ chức diễn tập phòng, tránh, ứng phó với bão, tổ chức di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, cứu hộ, cứu nạn, cứu sập khi lụt, bão, thiên tai xảy ra để không ngừng hoàn chỉnh, bổ sung phương án điều hành, chỉ huy, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.
đ) Hàng năm, tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách cấp thành phố và quận - huyện, phường - xã, thị trấn.
e) Thành phố đã chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch phòng, tránh, ứng phó với lụt, bão, thiên tai trên địa bàn. Đến nay, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố đã ban hành và thẩm định, phê duyệt để triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể phù hợp với thực tế tình hình của thành phố khi xảy ra sự cố thiên tai, như sau:
- Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố (số 151/PA-PCLB ngày 02 tháng 7 năm 2008).
- Phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản trên địa bàn thành phố của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố (số 147/QĐ- PCLB ngày 24 tháng 6 năm 2008).
- Phương án ứng phó khắc phục hậu quả động đất, sóng thần và sự cố tràn dầu của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 4805/TNMT-CCBVMT ngày 18 tháng 6 năm 2007).
- Kế hoạch sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn của Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố (số 1375/BC-PTM ngày 30 tháng 5 năm 2008).
- Kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ cho người và tàu thuyền hoạt động trên địa bàn thành phố và khu vực giáp ranh thành phố của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố (số 555/KHPH-TKCN ngày 26 tháng 6 năm 2008).
- Xây dựng bản đồ cảnh báo các khu vực dân cư phải di dời đến nơi an toàn khi xảy ra lụt, bão, thiên tai cung cấp cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố và quận - huyện (338 điểm xung yếu, 752.313 người dân phải di dời đến 583 điểm tạm cư an toàn).
- Ban hành quy chế làm việc của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố và các sở - ngành, quận - huyện; quy định chế độ trực ban trong mùa mưa bão, thiên tai trên địa bàn thành phố theo quy định.
3. Công tác tổ chức khắc phục hậu quả sau thiên tai:
Ngay sau khi các sự cố thiên tai xảy ra, lãnh đạo thành phố luôn kịp thời quan tâm và tập trung chỉ đạo cho các sở - ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ thành phố đến quận - huyện, phường - xã - thị trấn khẩn trương trong thời gian sớm nhất huy động mọi lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phí cứu trợ kịp thời, đúng mức cho nhân dân vùng bị thiệt hại. Trọng tâm là trợ cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu, chăm lo đời sống cho người dân, phòng trừ dịch bệnh, sửa chữa, xây dựng lại nhà ở bị hư hại, khôi phục lại sản xuất, vệ sinh môi trường, đảm bảo trật tự trị an, không để xảy ra tình trạng thiếu đói hoặc người dân bị thiệt hại do thiên tai không có nơi ở an toàn khi nhà cửa bị sập đổ, hư hỏng, ngăn chặn không để xảy ra tình trạng đầu cơ tăng giá lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch cũng như nhiên liệu, vật liệu xây dựng. Đồng thời, tập trung mọi nguồn lực trực tiếp trợ giúp nhân dân bị thiệt hại xây dựng, sửa chữa lại nhà ở, khôi phục công trình hạ tầng đảm bảo trở lại hoạt động bình thường trong thời gian ngắn nhất.
IV. MỘT SỐ TỒN TẠI
Nhìn chung, trong thời gian qua, nhất là 10 năm qua gần đây thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố với tần suất ngày càng cao, ảnh hưởng trên diện rộng, đặc biệt là triều cường, áp thấp nhiệt đới, bão, mưa to kéo dài gây ngập úng, sạt lở bờ sông, lốc xoáy. Riêng hai cơn bão đổ bộ trực tiếp vào địa bàn thành phố gây thiệt hại nặng về người và tài sản ở huyện Cần Giờ. Các tổn thất về người và tài sản sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất nếu được tập trung hỗ trợ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tăng cường đúng mức trách nhiệm quản lý, thông tin cảnh báo, kiên quyết xử lý kịp thời, khắc phục tốt các nguyên nhân dẫn đến sự cố thiệt hại. Cụ thể, các trường hợp tử vong, mất tích, bị thương ở người chủ yếu do bị chìm ghe, tàu đánh cá ngoài biển khi có bão nhưng vẫn còn người ở lại trên phương tiện không có áo phao cứu sinh, phao cứu hộ (chết, mất tích: 7 người, bị thương 2 người); lốc xoáy, sét đánh, sạt lở bờ sông, làm sập nhà ở ven sông (chết 6 người, bị thương: 43 người); tàu, ghe bị chìm, hư hỏng (15 chiếc) xảy ra vào thời điểm bão đổ bộ, chủ phương tiện, thuyền trưởng không kịp thời tránh, trú bão theo hướng dẫn cũng như không chấp hành nghiêm túc lệnh cấm ra khơi của cơ quan thẩm quyền, đồng thời công tác quản lý của cơ quan chức năng chưa thật chặt chẽ; nhà ở bị ngập và hư hỏng (3.965 căn) phần lớn do bão và giông gió, lốc xoáy (hiện nay các cơ quan chuyên môn chưa dự báo được địa điểm và thời gian xảy ra lốc xoáy) xảy ra ở khu vực ven biển, ven sông, ngoại thành, vật liệu xây dựng đơn sơ, tạm bợ, không có khả năng chống chịu được khi có giông gió mạnh, chưa kịp thời chàng chống an toàn trước mùa mưa bão; tình trạng sạt lở bờ sông thường xuyên xảy ra vào thời điểm biên độ triều cường lớn, chân triều rút sâu cùng với tình trạng khai thác cát trái phép, xây dựng lấn chiếm sông rạch… làm thay đổi dòng chảy, tàu thuyền chạy quá tốc độ trên sông, công trình xây dựng, tồn tại ven sông (trong phạm vi chỉ giới bảo vệ an toàn bờ sông, kênh, rạch) tạo tác nhân gây sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ngập úng kéo dài vào mùa mưa kết hợp với triều cường (từ mức báo động 2 trở lên) do hệ thống tiêu thoát nước ở khu vực nội thành quá tải, lại bị thu hẹp, chặn dòng tiêu thoát nước, mặt bằng bị bê tông hóa, thiếu hồ điều tiết, hệ thống bờ bao vùng ngoại thành chủ yếu ở dạng bờ đất nhỏ, yếu, nhiều năm qua chưa được đầu tư kiên cố hóa đồng bộ, nhiều địa phương thiếu kinh phí duy tu gia cố theo kế hoạch định kỳ hàng năm trước mùa mưa bão, triều cường nên thường xuyên xảy ra bể bờ, tràn bờ, nhất là các khu vực có địa hình thấp trũng.
V. XU THẾ BIẾN ĐỔI THIÊN TAI VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
- Dự báo thiên tai sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn về loại hình và tần suất xuất hiện, phức tạp hơn về diễn biến và nghiêm trọng hơn về hậu quả. Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, các hiện tượng El Nino, La Nina và sự gia tăng các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, thời tiết bất thường đã xảy ra tác động trực tiếp đến nước ta, trong đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chịu ảnh hưởng.
- Địa hình thành phố nhiều nơi thấp trũng, sông, rạch chằng chịt, trong khi mực nước biển đang có xu hướng dâng cao, mưa to xuất hiện nhiều hơn đang làm cho bài toán, giải pháp chống ngập lụt, sạt lở trên địa bàn thành phố trở nên khó khăn, phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí.
- Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ tại các vùng ven và ngoại thành nhưng thiếu lồng ghép đồng bộ các giải pháp phòng, chống thiên tai, năng lực quản lý, kiểm soát tiến trình phát triển còn bất cập đang làm gia tăng nguy cơ mất an toàn khi có thiên tai xảy ra.
- Trên địa bàn thành phố hiện còn nhiều nhà ở xây dựng tạm bợ, không chắc chắn ở khu vực Nhà Bè, Cần Giờ…, nhiều chung cư cũ, xuống cấp ở các quận nội thành và công trình, dự án phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai triển khai chậm hoặc chưa được triển khai cũng là những thách thức trong việc đảm bảo an toàn về người và giảm thiệt hại về tài sản khi xảy ra thiên tai./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ