ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
562/QĐ-UBND
|
Long
Xuyên, ngày 06 tháng 3 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN SỞ
HỮU TRÍ TUỆ TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 08/5/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành
Chương trình Nghiên cứu Khoa học và Phát triển công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn
2006-2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 20/KHCN-TTr
ngày 17/01/2007 về việc phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu
trí tuệ tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương
trình Hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ tỉnh An Giang giai đoạn
2006-2010, bao gồm các nội dung như sau:
1. Mục tiêu
chung: Nâng cao nhận thức và khả năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất và
doanh nghiệp trong tỉnh về bảo hộ sở hữu trí tuệ để chủ động xây dựng, khai
thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm chiến lược, có
tiềm năng xuất khẩu trong tỉnh
2. Mục tiêu cụ
thể: Tập huấn và hỗ trợ cho 150 cơ sở sản xuất và doanh nghiệp có các sản phẩm
chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh xác lập, khai thác, bảo vệ
và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước.
Chương trình
hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trong tỉnh đăng ký bảo hộ độc quyền
trong nước và ngoài nước. Trong 04 năm, sẽ có 350 nhãn hiệu hàng hóa đăng ký bảo
hộ trong nước và 15 nhãn hiệu đăng ký bảo hộ ở nước ngoài (05 ở Hoa Kỳ, 05 ở EU
và 05 theo Madrid) được Nhà nước hỗ trợ phí và lệ phí đăng ký.
3. Kinh phí
thực hiện: tổng kinh phí thực hiện chương trình là 2.150 triệu đồng, trong đó
doanh nghiệp đóng góp 840 triệu đồng, phần còn lại từ nguồn sự nghiệp khoa học
công nghệ.
Kinh phí hoạt
động hàng năm của chương trình là 300 triệu đồng, bắt đầu năm 2007.
Điều 2. Căn cứ Quyết định
số 913/QĐ-UBND ngày 08/5/2006 và Quyết định số 457/QĐ-UBND ngày 09/3/2006 của
UBND tỉnh An Giang cơ quan quản lý chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí
tuệ của doanh nghiệp tỉnh An Giang là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang;
Cơ quan chủ trì thực hiện chương trình là Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học
và Công nghệ tỉnh An Giang; các đơn vị có liên quan phối hợp gồm Sở Thương mại,
Công nghiệp và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, thủ trưởng các Sở ngành có liên quan và Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
Nơi nhận:
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh (bc);
- Sở, Ban ngành cấp tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu VT, VHXH, TH, KT.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Kim Yên
|
CHƯƠNG TRÌNH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN SỚ HỮU TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP
TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Thuộc Chương trình Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh An
Giang giai đoạn 2006-2010, ban hành theo Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày
08/5/2006 của UBND tỉnh An Giang)
I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Căn cứ
pháp lý
- Quyết định
số 68/2005/QÐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình
hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp
Việt Nam.
- Quyết định
số 913/QĐ-UBND ngày 08/5/2006 của UBND tỉnh An Giang ban hành Chương trình
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010,
trong đó có chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.
- Quyết định
số 457/QĐ-UBND ngày 09/3/2006 của UBND tỉnh An Giang về việc chỉ định cơ quan
quản lý chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp tỉnh An
Giang là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
2. Hiện trạng
và nhu cầu phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp tỉnh An Giang
Ở An Giang,
việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu đã được tỉnh quan
tâm từ những năm 1990, UBND tỉnh đã ban hành 2 chỉ thị về việc tăng cường công
tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, đồng thời giao cho Sở
Thương mại và Sở Khoa học & Công nghệ triển khai Kế hoạch hỗ trợ các doanh
nghiệp phát triển thương hiệu 2004-2006 theo quyết định số 1968/QĐ-CTUB ngày
23/9/2004.
Kết quả thực
hiện đến cuối năm 2006, toàn tỉnh đã có 639 nhãn hiệu hàng hóa, 51 kiểu dáng
công nghiệp, 06 sáng chế, 01 chỉ dẫn địa lý đăng ký bảo hộ; trong đó kế hoạch
phát triển thương hiệu đã hỗ trợ 253 nhãn hiệu hàng hóa, 02 kiểu dáng công nghiệp,
03 sáng chế và 01 chỉ dẫn địa lý.
Tuy nhiên, so
với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế trong nước, khu vực và toàn cầu, kết
quả trên còn quá khiêm tốn. Số lượng các doanh nghiệp trong tỉnh đăng ký bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ còn thấp, nhiều sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ đã có uy tín trên thị trường hay có tiềm năng xuất khẩu
nhưng chưa được quan tâm xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Mặt khác, một số
doanh nghiệp do chưa nhận thức đầy đủ, đã có những hành vi vi phạm quyền sở hữu
trí tuệ của các doanh nghiệp khác, làm thiệt hại đến uy tín của chính doanh nghiệp
và thiệt hại cho nền kinh tế của tỉnh nói chung.
Từ
11/01/2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) và một trong những nguyên tắc căn bản để mua bán toàn cầu là phải
tuân thủ các tiêu chuẩn của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS).
Vì vậy, nhu cầu
nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ và phát triển tài sản trí
tuệ của các doanh nghiệp trong tỉnh trong thời gian tới là hết sức bức thiết.
II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu
chung
Nâng cao nhận
thức của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trong tỉnh về bảo hộ sở hữu trí tuệ
để chủ động xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ.
Nâng cao khả
năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp thông quan việc hỗ trợ
xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của các cơ sở sản xuất
và doanh nghiệp có các sản phẩm chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu trong tỉnh.
2. Mục tiêu cụ
thể
Nâng cao nhận
thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh thông qua các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
Tập huấn và hỗ
trợ cho khoảng 150 cơ sở sản xuất và doanh nghiệp có các sản phẩm chiến lược,
có tiềm năng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển
tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thông tin,
tuyên truyền về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh
An Giang.
Thông tin,
tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
về sở hữu trí tuệ như: Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành;
các Điều ước quốc tế và Hiệp định song phương mà Việt Nam ký kết với các nước
có liên quan đến sở hữu trí tuệ; kết quả và kinh nghiệm hoạt động sở hữu trí tuệ
ở địa phương, trong nước và trên thế giới …
Hình thức
tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng:
- Chuyên mục
Khoa học và Công nghệ trên Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang, phát hình định
kỳ mỗi tháng 01 kỳ.
- Chuyên đề Sở
hữu trí tuệ trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, phát hành mỗi năm
02 số.
- Chuyên mục
Sở hữu trí tuệ trên website Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, cập nhật
tin bài thường xuyên hàng ngày.
2. Hoạt động
hội thảo, tọa đàm về sở hữu trí tuệ
Tổ chức mỗi
năm 02 cuộc hội thảo, tọa đàm về sở hữu trí tuệ nhằm đánh giá kết quả các hoạt
động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ, trao đổi kinh nghiệm và đề
xuất các giải pháp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp có
hiệu quả.
Tham gia hội
thảo, tạo đàm có các chuyên gia, chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học
& Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, các Công ty tư vấn sở hữu trí tuệ, các
cơ sở sản và doanh nghiệp phát huy tốt tài sản sở hữu trí tuệ, các hiệp hội
ngành nghề, các cơ quan ban ngành, các cơ quan thông tin, báo, đài …
3. Khảo sát
và lựa chọn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp của tỉnh được hỗ trợ phát triển tài
sản sở hữu trí tuệ
Chương trình
chỉ tập trung hỗ trợ các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp có sản phẩm chiến lược,
có tiềm năng xuất khẩu có nhu cầu được hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.
Sẽ có 150 cơ
sở sản xuất, doanh nghiệp trong tỉnh được chương trình hỗ trợ. Các tiêu chí
chính để lựa chọn cơ sở sản xuất hay doanh nghiệp tham gia là:
- Có sản phẩm
chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu.
- Hoạt động sản
xuất kinh doanh có hiệu quả và thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
- Lãnh đạo
doanh nghiệp quan tâm, sẵn sàng đầu tư nhân lực và kinh phí để phát triển tài sản
trí tuệ của doanh nghiệp.
Cuộc điều tra
khảo sát được tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh, sử dụng phiếu câu hỏi và phỏng
vấn trực tiếp doanh nghiệp, đồng thời có tham khảo ý kiến của các cơ quan, ban
ngành có liên quan.
4. Tập huấn về
sở hữu trí tuệ cho chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ
phát triển tài sản sở hữu trí tuệ của tỉnh.
Các cơ sở sản
xuất, doanh nghiệp được chọn tham gia chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
tài sản trí tuệ sẽ được mời tham dự các lớp tập huấn chuyên đề về sở hữu trí tuệ
dành cho doanh nghiệp.
Trong thời
gian 03 ngày, các chủ cơ sở sản xuất và doanh nghiệp sẽ được tập huấn về:
- Các quy định
pháp luật về sở hữu trí tuệ (bao gồm cả các Điều ước Quốc tế, Hiệp định song
phương, đa phương có liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ).
- Quy trình
xây dựng, đăng ký bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ.
- Vấn đề bảo
vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
- Phát triển
tài sản trí tuệ.
- Sử dụng Internet
để tra cứu thông tin sở hữu trí tuệ.
5. Lồng ghép
chương trình đổi mới thiết bị công nghệ và chương trình xây dựng hệ thống quản
lý đo lường chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá và
dịch vụ mạnh đủ sức cạnh tranh trong thương trường.
5.1 Lựa chọn
nhóm sản phẩm theo nghành nghề và dịch vụ:
- Nhóm 05:
Thuốc tân dược, y học cổ truyền
- Nhóm 07: Cơ
khí
- Nhóm 09: Lắp
ráp điện tử
- Nhóm 19: Vật
liệu xây dựng
- Nhóm 20:
Nghề mộc, và tiểu thủ công mỹ nghệ
- Nhóm 24:
Thêu, dệt, may
- Nhóm 29: Chế
biến thủy, hải sản
- Nhóm 30:
Lúa gạo, đậu mè
- Nhóm 31: Hạt
giống lúa, bắp, đậu ...
- Nhóm 32: Thực
phẩm đồ uống, nước đóng chai
- Nhóm 35:
kinh doanh mua bán
- Nhóm 39: Dịch
vụ Du Lịch lữ hành, vận tải
- Nhóm 43:
Nhà hàng, khách sạn, ăn uống.
5.2 Hỗ trợ đổi
mới công nghệ và chuyển giao công nghệ:
Thực hiện
theo Đề án hỗ trợ đổi mới thiết bị và công nghệ đến năm 2010 do UBND tỉnh phê
duyệt.
5.3 Tuyên tuyền
quảng bá:
Thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ triễn lãm tăng cường quảng bá sản phẩm
của các doanh nghiệp trong kế hoạch. Doanh nghiệp cần có các chương trình xúc
tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm cho công chúng qua các phương tiện buôn
bán lưu động để người dân tiêu dùng hàng nội tỉnh. Tham gia hội chợ quốc tế
thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Thực hiện và ban hành các quy định của nhà
nước trong việc bảo vệ người tiêu dùng nhằm tạo sân chơi công bằng cho các
doanh nghiệp.
5.4 Hội thảo
kết hợp nghiên cứu thị trường.
Thường xuyên
tổ chức hội thảo về thương hiệu, sức mạnh của thương hiệu, nhất là các thông
tin phản hồi của người tiêu dùng sẽ là điều kiện giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch
tốt cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Mời các chuyên gia có nhiều
kinh nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc các doanh nghiệp xây dựng thành công
thương hiệu về trao đổi hướng dẫn cho các doanh nghiệp tỉnh học tập rút kinh
nghiệm. Nội dung hội thảo được lựa chọn kỹ theo từng nhóm sản phẩm. Có thể linh
động kết hợp trong các kỳ hội chợ triển lãm tại địa phương hoặc ngoài nước nghiên
cứu các chợ biên giới nhằm phát triển du lịch và tăng biên mậu của địa phương.
5.5 Tham gia
hội chợ, xúc tiến bán hàng trong nước và nước ngoài:
Tạo điều kiện
hỗ trợ một phần chi phí cho các doanh nghiệp muốn tìm thị trường trong và ngoài
nước để tiếp thị sản phẩm. Hướng dẫn thủ tục, theo dõi thời gian đăng ký, tổ chức
đoàn tham dự, hội thảo giới thiệu tiềm năng của tỉnh thông qua các kỳ hội chợ
trong hoặc ngoài nước.
6. Hướng dẫn
và hỗ trợ chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ
Các chủ cơ sở
sản xuất, doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ được ưu tiên hướng dẫn thủ tục,
hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền và được hỗ trợ từ 50% - 80% mức phí và lệ phí
đăng ký bảo hộ theo quy định.
Chương trình
tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trong tỉnh đăng ký bảo hộ độc
quyền trong nước và ngoài nước.
Trong 04 năm,
sẽ có 350 nhãn hiệu hàng hóa đăng ký bảo hộ trong nước và 15 nhãn hiệu đăng ký
bảo hộ ở nước ngoài (05 ở Hoa Kỳ, 05 ở EU và 05 theo Madrid) được Nhà nước hỗ
trợ phí và lệ phí đăng ký.
IV. SẢN PHẨM, KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- 350 nhãn hiệu
đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nước.
- 15 nhãn hiệu
bảo hộ ở nước ngoài (Mỹ, Châu Âu, Nhật, Trung Quốc, Campuchia).
- 15 nhãn hiệu
tham gia hội chợ Thương hiệu nổi tiếng
- 15 sản phẩm
đạt giải thưởng chất lượng Việt Nam.
- 150 chủ cơ
sở sản xuất, doanh nghiệp được tập huấn về sở hữu trí tuệ
- Tài liệu
tuyên truyền, tập huấn về SHTT trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đĩa CD-ROM
các kỳ phát hình chuyên mục KHCN trên Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang.
- Đĩa CD-ROM
chuyên mục sở hữu trí tuệ trên website Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
- Các chuyên
đề Sở hữu trí tuệ trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ Quyết
định số 457/QĐ-UBND ngày 09/3/2006 của UBND tỉnh An Giang, Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh An Giang là cơ quan quản lý chương trình hỗ trợ phát triển tài sản
trí tuệ của doanh nghiệp tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ
trì thực hiện chương trình: Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học và Công nghệ
tỉnh An Giang
Cơ quan phối
hợp chính:
- Sở Khoa học
và Công nghệ (Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ).
- Sở Thương mại.
- Sở Công
nghiệp.
- Hiệp hội
Doanh nghiệp tỉnh An Giang
Tiến độ và nội
dung công việc:
TT
|
Nội
dung
|
Sản
phẩm
|
Thời
gian
|
Cơ
quan thực hiện
|
1
|
Truyền
thông về SHTT trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài PT-TH, website
KHCN, Tạp chí KHCN)
|
Tài liệu và
CD-ROM 12 kỳ phát hình, 2 chuyên đề SHTT, Tin bài SHTT trên website Sở KHCN
hàng năm
|
01/2007-12/2010
|
- Trung tâm
Tin học & Thông tin KHCN
- Sở
KH&CN
- Đài PTTH
An Giang
- Ban Biên
tập Tạp chí KHCN An Giang
- BBT
website Sở KH&CN An Giang
|
2
|
Hội thảo, tọa
đàm SHTT
|
Tài liệu,
báo cáo kết quả hội thảo, tọa đàm mỗi năm từ 1-2 lần.
|
01/2007-11/2010
|
- TT Tin học
& Thông tin KHCN
- Sở
KH&CN (Phòng Quản lý SHTT)
|
3
|
Khảo sát điều
tra nhu cầu bảo hộ SHTT của doanh nghiệp
|
Báo cáo kết
quả điều tra và danh sách các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được Tỉnh hỗ trợ
|
01/2007
01/2008
01/2009
|
- TT Tin học
& Thông tin KHCN
- Sở
KH&CN (Phòng Quản lý SHTT)
|
4
|
Tập huấn
SHTT
|
- Tài liệu
tập huấn
- 150 chủ
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được tập huấn
|
01/2007-06/2009
|
- TT Tin học
& Thông tin KHCN
- Sở
KH&CN (Phòng Quản lý SHTT)
|
5
|
Hỗ trợ
doanh nghiệp đăng ký bảo hộ độc quyền SHTT
|
- 350 nhãn
hiệu hàng hóa đăng ký bảo hộ trong nước
- 15 nhãn
hiệu hàng hóa đăng ký bảo hộ ở nước ngoài
|
06/2007-09/2010
|
- TT Tin học
& Thông tin KHCN
- Sở
KH&CN (Phòng Quản lý SHTT)
|
6
|
Tổng kết
đánh giá chương trình
|
Báo cáo tổng
kết chương trình
|
11/2010
|
TT Tin học
& Thông tin KHCN
|
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 2007 - 2010
Để đạt mục
tiêu đề ra, tổng kinh phí thực hiện chương trình là 2.150 triệu đồng, trong đó
doanh nghiệp đóng góp 840 triệu đồng, phần còn lại từ nguồn sự nghiệp khoa học
công nghệ.
Kinh phí hoạt
động hàng năm của chương trình là 300 triệu đồng, bắt đầu năm 2007.