Quyết định 552/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 552/QĐ-TTg
Ngày ban hành 21/04/2017
Ngày có hiệu lực 21/04/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 552/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu b, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch), với nội dung chủ yếu sau đây:

I. PHẠM VI, QUY MÔ, MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Phạm vi và quy mô lập quy hoạch

Trong phạm vi Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, bao gồm các xã, phường: Hy Cương, Chu Hóa và Vân Phú (thành phố Việt Trì); Tiên Kiên (huyện Lâm Thao) và Phù Ninh (huyện Phù Ninh); với tổng diện tích 845 ha.

2. Mục tiêu quy hoạch

a) Bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Định hướng kế hoạch tổng thể quản lý và đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Xác định lộ trình và các nhóm giải pháp chính đtriển khai các dự án.

b) Tạo lập các không gian tưởng niệm, tôn vinh các vua Hùng và các bậc tiền nhân thời đại Hùng Vương, để Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc, điểm du lịch về với cội nguồn dân tộc đặc biệt hấp dẫn; tổ chức hệ thống hạ tầng phù hợp với các giai đoạn bảo tồn và tôn tạo khu di tích. Xác định chức năng và chỉ tiêu sử dụng đất cho khu vực di tích, khu dân cư và khu vực cảnh quan xung quanh.

c) Hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú, trên nguyên tắc bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thn cho người dân địa phương.

d) Tạo căn cứ pháp lý cho việc lập, thẩm định, phê duyệt, triển khai các dự án thành phần đầu tư xây dựng, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị khu di tích gắn với phát triển du lịch theo đồ án Quy hoạch được duyệt.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH CHỦ YẾU

1. Định hướng quy hoạch không gian và phân vùng chức năng

a) Đối với Khu vực I (vùng lõi), diện tích 32,2ha: Là khu vực bao gồm các di tích Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng, Lăng Vua Hùng, Chùa Thiên Quang, Bảo tháp, Nhà thờ Tổ, gác Chuông. Khu vực này tiếp tục bảo tồn nguyên trạng các di tích, hệ thống đường bậc, cây xanh cảnh quan và rừng nguyên sinh.

b) Đối với Khu vực II (vùng đệm), diện tích 812,8ha: Bao gồm các khu Núi Vặn, núi Trọc; khu Trung tâm lễ hội; khu cảnh quan Hồ Mu; khu rừng quốc gia Đn Hùng và cảnh quan sinh thái phía Bắc; tháp Hùng Vương; đài tưởng niệm liệt sỹ và đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân và khu dân cư hiện trạng. Định hướng phát triển chủ yếu là không gian kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên bảo vệ khu di tích, không gian tổ chức lễ hội và dịch vụ du lịch. Phân vùng chức năng cụ thể như sau:

- Khu núi Trọc, núi Vặn, diện tích 61ha: Thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, trồng bổ sung và phục hồi các loài cây bản địa. Tiếp tục tôn tạo Đền thờ Mu Âu Cơ trên núi Vặn.

- Khu trung tâm lễ hội, diện tích 172,2ha:

+ Duy tu, bảo dưỡng các công trình đã xây dựng, gồm: Cổng vào Khu trung tâm lễ hội, trục hành lễ nối từ cổng vào sân lễ hội, nhà làm việc (cũ) của Khu di tích trên đồi Công Quán, nhà chụp ảnh nghệ thuật; nhà triển lãm các tác phẩm nghệ thuật; nhà làm việc (mới) của Khu di tích, nhà đón tiếp, chợ quê Hy Cương, khu trưng bày phong lan và sinh vật cảnh, các công trình dịch vụ du lịch và các công trình hạ tầng kiến trúc cảnh quan phục vụ lễ hội (Khu dịch vụ ngã năm Đền Giếng, khu hồ Gò Cong, hồ Cây Xẻn, hồ Ngã Năm, hồ Cây Khế và cảnh quan xung quanh hồ Cây Khế). Thực hiện trồng bổ sung cây xanh, cây bóng mát để tạo cảnh quan; cải tạo, chỉnh trang kè đá, lối đi xung quanh các hồ nước;

+ Tôn tạo cảnh quan đồi Công Quán; tu bổ, nâng cấp trang thiết bị và nội thất Bảo tàng Hùng Vương; tu bổ, tôn tạo bãi xe và giếng Rồng;

+ Di chuyển Trung tâm thanh thiếu niên Hùng Vương ra khỏi đồi Phân Bùng, dành quỹ đất xây dựng Tượng đài Hùng Vương. Tổ chức không gian khu vực tượng đài bảo đảm gắn kết hài hòa với tổng thể khu trung tâm lễ hội; quy mô khu vực xây dựng có diện tích 7,6ha, bao gồm các hạng mục: Tượng đài Hùng Vương (đặt trên đỉnh đồi Phân Bùng), phù điêu, khối phụ trợ và các công trình kiến trúc cảnh quan, sân vườn, cây xanh bao quanh;

[...]