Quyết định 54/2024/QĐ-UBND về Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Số hiệu | 54/2024/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 30/10/2024 |
Ngày có hiệu lực | 10/11/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cao Bằng |
Người ký | Hoàng Xuân Ánh |
Lĩnh vực | Bất động sản |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2024/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 30 tháng 10 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 71/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 4322/TTr-STNMT ngày 30 tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO
BẰNG
(Kèm theo Quyết định số: 54/2024/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2024 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Quy định này quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
1. Cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Người sử dụng đất theo quy định tại Điều 4 của Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thu hồi.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2024/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 30 tháng 10 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 71/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 4322/TTr-STNMT ngày 30 tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO
BẰNG
(Kèm theo Quyết định số: 54/2024/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2024 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Quy định này quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
1. Cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Người sử dụng đất theo quy định tại Điều 4 của Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thu hồi.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
Điều 3. Bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi
1. Điều kiện để được bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi.
a) Người có đất thu hồi đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định tại Điều 95 Luật Đất đai và Điều 5 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP;
b) Người có đất thu hồi có đơn đề nghị được bồi thường bằng đất khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở;
c) Trên địa bàn cấp huyện nơi có đất thu hồi có điều kiện về quỹ đất nông nghiệp khác mục đích sử dụng với loại đất nông nghiệp thu hồi; có quỹ đất ở, chưa giao đất, chưa cho thuê đất.
2. Tỷ lệ quy đổi
a) Trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được bồi thường bằng đất khác thuộc nhóm đất nông nghiệp, tỷ lệ quy đổi tính theo giá đất của loại đất thu hồi và loại đất bồi thường theo bảng giá đất tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
b) Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất ở:
- Khi nhà nước thu hồi diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 4.000 m2 đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác trong cùng một dự án thì được bồi thường bằng việc giao một (01) lô đất ở có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
- Khi nhà nước thu hồi diện tích từ 4.000 m2 trở lên đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác trong cùng một dự án thì được bồi thường bằng việc giao hai (02) lô đất ở có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
- Khi nhà nước thu hồi đất từ 0,7 ha trở lên đất rừng sản xuất trong cùng một dự án thì được bồi thường bằng việc giao một (01) lô đất ở có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
- Khi nhà nước thu hồi đất từ 1,5 ha trở lên đất rừng sản xuất của hộ gia đình, cá nhân trong cùng một dự án thì được bồi thường bằng việc giao hai (02) lô đất ở có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
- Trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp thuộc nhiều dự án trong cùng địa bàn cấp xã thì được cộng dồn diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trong địa bàn phường xã đó để áp dụng quy đổi. Thời hạn áp dụng cộng dồn trong vòng 2 năm kể từ ngày ban hành Quyết định thu hồi đủ điều kiện quy đổi.
- Trường hợp thu hồi đất của người có 2 hoặc 3 nhóm loại đất theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này mà diện tích đất thu hồi của từng nhóm loại đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu để được quy đổi thì được cộng vào diện tích nhóm loại đất có diện tích tối thiểu được quy đổi lớn hơn để đáp ứng đủ điều kiện quy đổi của nhóm loại đất có diện tích tối thiểu được quy định lớn hơn.
c) Diện tích đất thu hồi tại các điểm a, điểm b khoản này không được cộng dồn diện tích trong cùng dự án Nhà nước đã thu hồi đất, đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước ngày Quy định này có hiệu lực.
Mỗi hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế chỉ được quy đối tối đa bằng 02 (hai) thửa đất ở theo quy hoạch chi tiết và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của các đối tượng: hộ gia đình, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế thì không thuộc đối tượng quy định tại Điều này.
4. Tỷ lệ quy đổi bồi thường bằng nhà ở: Căn cứ quỹ nhà ở trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối với từng dự án cụ thể.
1. Đối với các trường hợp theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 1 Điều 107 Luật Đất đai được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại bằng 50% giá đất của loại đất thu hồi của Bảng giá đất. Kinh phí bồi thường được trả cho người đã đầu tư vào đất.
2. Đối với các trường hợp theo quy định tại điểm d, điểm e, khoản 1 Điều 107 Luật Đất đai được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại bằng 100% giá đất của loại đất thu hồi của Bảng giá đất. Kinh phí bồi thường được trả cho người đã đầu tư vào đất.
Người bị thu hồi đất tự kê khai, nêu rõ các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại phù hợp với mục đích sử dụng từng loại đất, diện tích, thời điểm sử dụng đất; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tiến hành kiểm tra và tổ chức họp lấy ý kiến của xóm, tổ dân phố để xác định và thống nhất các khoản bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại của người có đất thu hồi (Việc tổ chức họp lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện các thành phần tham dự cuộc họp để làm căn cứ xác định chi phí đã đầu tư vào đất còn lại cho người đã đầu tư vào đất).
1. Đối với đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 kv thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất, không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng theo quy định chuyên ngành:
a) Diện tích đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất ở, đất phi nông nghiệp có đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định tại Điều 95 của Luật Đất đai thì diện tích đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn được bồi thường bằng 80% giá đất bồi thường cùng loại do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;
b) Đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất (đất có rừng trồng) đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 95 và khoản 3 Điều 96 Luật Đất đai thì diện tích đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn được bồi thường bằng 30% mức bồi thường đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất.
Diện tích đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất, do hạn chế khả năng sử dụng thì được hỗ trợ bằng 50% mức bồi thường quy định tại điểm a và điểm b khoản này.”
2. Bồi thường thiệt hại khi xây dựng các công trình có hành lang bảo vệ khác: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập phương án bồi thường, hỗ trợ, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Việc bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Điều này chỉ được thực hiện một (01) lần.
Điều 6. Bồi thường chi phí di chuyển tài sản khi Nhà nước thu hồi đất
Việc bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện như sau:
1. Đối với tổ chức:
Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dỡ và di chuyển được, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân lập dự toán tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt lại bao gồm cả phần thiệt hại (nếu có) để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất phải phá dỡ nhà, công trình di chuyển chỗ ở thì được bồi thường chi phí di chuyển như sau:
a) Diện tích sàn xây dựng (tính cho công trình nhà chính và bếp) dưới 100m2 là: 5.000.000,đồng/hộ;
b) Diện tích sàn xây dựng (tính cho công trình nhà chính và bếp) từ 100m2 trở lên là: 7.000.000,đồng/hộ.
3. Đối với nhà, công trình có thể tháo dỡ, di chuyển đến vị trí khác để lắp đặt được bồi thường chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt theo Quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại thực tế về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, trường hợp không có đơn giá để áp dụng thì tính dự toán theo Định mức dự toán xây dựng công trình hiện hành.
4. Đối với nhà, công trình ngoài ranh giới thu hồi nếu phải tháo dỡ, xây dựng lại các công trình trên đất để đảm bảo điều kiện sinh hoạt thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng kiểm tra cụ thể mức độ ảnh hưởng và đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định bồi thường hoặc hỗ trợ di dời công trình.
Điều 7. Bồi thường thiệt hại đối với nhà, công trình xây dựng
1. Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật Đất đai thì được bồi thường theo quy định sau:
Mức bồi thường nhà, công trình |
= |
Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại |
+ |
Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) theo giá trị hiện có của nhà, công trình |
a) Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng (=) tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân (x) với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành. Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định theo công thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP;
b) Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình như sau:
- Được tính bằng 20% giá trị hiện có của nhà, công trình, nhưng mức bồi thường không quá 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.
- Đối với nhà, công trình đã hết thời gian khấu hao theo quy định nhưng tại thời điểm thông báo thu hồi đất vẫn đang sử dụng và trường hợp nhà, công trình chưa hết thời gian khấu hao, nhưng giá trị bồi thường nhà, công trình thấp hơn 20% giá trị xây mới của nhà, công trình bị thiệt hại tại thời điểm thông báo thu hồi đất thì khoản tiền tính tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình được tính bằng 20% giá trị xây mới nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành quy định; đối với các cấp nhà, công trình đã hết thời gian khấu hao và không còn sử dụng thì không được bồi thường.
2. Trường hợp nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP, bị phá dỡ một phần khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì quy định như sau:
a) Nếu khoảng cách từ mép tường (cột) chịu lực ngoài cùng đến đường ranh giới thu hồi đất nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 (một nửa) chiều sâu của phòng hoặc bước gian đầu tiên (tính theo hướng mở rộng phần đất thu hồi) thì bồi thường bằng 100% diện tích của phòng hoặc bước gian nhân với đơn giá bồi thường theo quy định;
b) Nếu khoảng cách từ mép tường (cột) chịu lực ngoài cùng đến đường ranh giới thu hồi đất lớn hơn 1/2 (một nửa) nhỏ hơn 3/4 chiều sâu của phòng hoặc bước gian đầu tiên thì được bồi thường như điểm a nêu trên và được hỗ trợ bồi thường kinh phí dự toán sửa chữa bằng 10% giá trị bồi thường đó;
c) Nếu khoảng cách từ mép tường (cột) chịu lực ngoài cùng đến đường ranh giới thu hồi đất hoặc bằng hoặc lớn hơn 3/4 (ba phần tư) chiều sâu của phòng hoặc bước gian đầu tiên thì được bồi thường như điểm a nêu trên và được hỗ trợ bồi thường kinh phí dự toán sửa chữa bằng 20% giá trị bồi thường đó;
d) Nếu khoảng cách từ mép tường (cột) chịu lực ngoài cùng đến đường ranh giới thu hồi đất bằng hoặc lớn hơn chiều sâu của phòng hoặc bước gian đầu tiên thì được bồi thường như điểm a nêu trên và được hỗ trợ bồi thường kinh phí dự toán sửa chữa bằng 50% giá trị bồi thường đó.
3. Đối với nhà, công trình xây dựng phục vụ cho sinh hoạt của nhà ở được xây dựng thành các phần tách biệt về kết cấu chịu lực và các công trình xây dựng có dạng nhà nhưng không phải là nhà để ở (nhà xưởng, nhà hàng kinh doanh,...) thì từng phần tách biệt được xử lý như một ngôi nhà quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật cùng cấp theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường.
5. Xử lý các trường hợp cụ thể:
a) Đối với nhà ở, các công trình xây dựng khác của các hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất không bị phá dỡ nhưng quá trình thực hiện dự án làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt thiết yếu như (mất lối đi lại, lối thoát nước, nguồn điện, cấp nước...) thì được bồi thường chi phí khắc phục. Trường hợp không thể khắc phục thì được bồi thường, hỗ trợ như đối với trường hợp bị phá dỡ toàn bộ nhà, công trình;
b) Đối với nhà, công trình xây dựng có trong Bảng giá nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất để tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (sau đây gọi là Bảng giá nhà và các công trình xây dựng) thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ đơn giá bồi thường lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tổ chức lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý; hoàn chỉnh phương án, trình Hội đồng thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt;
c) Đối với nhà, công trình xây dựng không có trong Bảng giá nhà và các công trình xây dựng thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán hoặc thuê tư vấn lập dự toán để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (nhà đang thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp được cơ quan quản lý nhà cho phép và phù hợp với quy hoạch. Tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập dự toán hoặc thuê đơn vị tư vấn lập dự toán để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
Điều 9. Bồi thường, hỗ trợ do phải di dời mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất
1. Đối với mồ mả trong phạm vi đất thu hồi phải di dời thì được bồi thường các chi phí gồm: Đào, bốc, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác theo mức bồi thường theo đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
2. Hỗ trợ do phải di dời mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP
Trường hợp người bị thu hồi đất tự thu xếp việc di chuyển mồ mả ngoài khu vực được bố trí và có xác nhận của nơi di chuyển đến thì được hỗ trợ tiền như sau:
- Di chuyển trong tỉnh: 4.000.000 đồng/mộ;
- Di chuyển ngoài tỉnh: 5.000.000 đồng/mộ;
Trường hợp mộ chưa phân hủy hết và được Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có đất thu hồi xác nhận thì ngoài mức hỗ trợ trên còn được hỗ trợ thêm 3.000.000 đồng/mộ.
3. Trường hợp mồ mả không có người nhận quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP (mộ vắng chủ) thì giao Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi thực hiện việc di chuyển. Mức hỗ trợ di chuyển là: 7.000.000 đồng/mộ. (Đã bao gồm hỗ trợ phần lễ, công đào, bốc, sang tiểu, di chuyển, chôn cất tại nơi an táng mới theo phong tục tập quán của địa phương,...)
3. Trường hợp đối với nơi không bố trí về đất, hộ gia đình, cá nhân tự lo đất, địa điểm di chuyển mồ mả thì ngoài khoản bồi thường, hỗ trợ quy định tại khoản 1, 2 Điều này còn được hỗ trợ như sau:
- Đối với khu vực thành phố Cao Bằng: 10.000.000 đồng/mộ.
- Đối với khu vực các huyện còn lại: 7.000.000 đồng/mộ.
4. Vật kiến trúc khác liên quan đến phần mộ nếu không có trong Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại thực tế về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất của tỉnh thì căn cứ vào hiện trạng thực tế, Tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập dự toán hoặc thuê đơn vị tư vấn lập dự toán để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Điều 10. Hỗ trợ ổn định đời sống khi nhà nước thu hồi đất
1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP bị thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng đất trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi đất mà diện tích thu hồi từ 100m2 trở lên đối với đất sản xuất nông nghiệp và 1.000m2 trở lên đối với đất rừng sản xuất thì được hỗ trợ như sau:
- Thu hồi từ 20 % đến dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ bằng tiền tương đương 30 kg gạo/nhân khẩu/tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ, thời gian hỗ trợ là 03 tháng;
- Thu hồi từ 10% đến dưới 20% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ bằng tiền tương đương 30 kg gạo/nhân khẩu/tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ, thời gian hỗ trợ là 1,5 tháng;
- Trường hợp thu hồi dưới 10% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì không được hỗ trợ.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không đủ điều kiện bồi thường về đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo, đề xuất mức hỗ trợ gửi các cơ quan liên quan để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả tiền hỗ trợ cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP.
Điều 11. Hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh khi nhà nước thu hồi đất
1. Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghị định 88/2024/NĐ-CP
2. Mức hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 88/2024/NĐ-CP như sau:
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp đủ điều kiện được bồi thường về đất thì được hỗ trợ một lần bằng tiền để ổn định sản xuất, kinh doanh, gồm: Mua giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp; các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.
Mức hỗ trợ: Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản: 10.000 đồng/m2 đất thu hồi; đối với các loại đất còn lại: 5.000 đồng/m2 đất thu hồi. Mức hỗ trợ tối đa không quá 15.000.000 đồng/01 hộ gia đình, cá nhân/dự án.
b) Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 88/2024/NĐ-CP thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh bằng tiền, mức hỗ trợ bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 (ba) năm liền kề trước đó; trường hợp thời gian kinh doanh chưa đủ 03 (ba) năm thì tính theo mức thu nhập bình quân (tính theo năm) từ khi bắt đầu kinh doanh (theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Thu nhập sau thuế được xác định theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 88/2024/NĐ-CP thuê lao động theo hợp đồng lao động thì được hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động gồm: Đối tượng được hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc là người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng; mức hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc được tính bằng 60% mức lương tối thiểu vùng theo quy định của nhà nước tại thời điểm thu hồi đất.
Thời gian trợ cấp ngừng việc không quá 06 tháng và được chi trả một lần khi thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.”
Hỗ trợ để tháo dỡ, lắp đặt, di dời, phá dỡ tài sản gắn liền với đất là phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn theo pháp luật về xây dựng mà đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn:
1. Đối với tài sản gắn liền với đất là phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn theo pháp luật về xây dựng mà đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn thì chủ sở hữu tài sản không được bồi thường mà được hỗ trợ để tháo dỡ, lắp đặt, phá dỡ, di dời. Mức hỗ trợ bằng 100% chi phí để tháo dỡ, lắp đặt, phá dỡ, di dời;
2. Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư căn cứ định mức, đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành lập dự toán hỗ trợ vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
3. Đối với các hạng mục không có định mức, đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định thì Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thuê Đơn vị tư vấn lập chi tiết các mức hỗ trợ và đưa vào phương án bồi thường trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt;
4. Chủ sở hữu tài sản tự tổ chức thực hiện các biện pháp tháo dỡ, phá dỡ, di dời công trình xây dựng.
Hỗ trợ bằng tiền cho các đối tượng đang sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật Đất đai, khi Nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Mức hỗ trợ bằng 3,5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 176 Luật Đất đai.
Đối tượng được hỗ trợ là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại khoản 1, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP.
Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ bằng hình thức đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, như sau:
1. Đối tượng hỗ trợ
a) Người được hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 109 Luật Đất đai.
b) Hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 109 Luật Đất đai.
2. Thời hạn hỗ trợ
Người có đất thu hồi được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất.
3. Hỗ trợ đào tạo nghề
a) Điều kiện hỗ trợ đào tạo
Người có đất thu hồi có nhu cầu tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng điều kiện hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các quy định khác nếu được sửa đổi, bổ sung.
b) Hỗ trợ đào tạo nghề
Người có đất thu hồi tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng được hỗ trợ như sau: Hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại đối với người có đất thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm a,b,c khoản 2 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các quy định khác nếu được sửa đổi, bổ sung:
- Hỗ trợ chi phí đào tạo, mức hỗ trợ theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 03 triệu đồng/người/khóa học;
- Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại: Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học; Mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;
Người có đất thu hồi tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ học phí cho một khóa học. Mức học phí được hỗ trợ bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi bổ sung hiện hành.
Người học nghề đồng thời được hưởng hỗ trợ học phí ở nhiều chính sách khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách cao nhất.
Người lao động có đất thu hồi được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách quy định tại điểm b khoản này.
c) Kinh phí hỗ trợ đào tạo quy định tại điểm b khoản này được xây dựng trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm và được tính trong tổng kinh phí của phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Hỗ trợ việc làm
a) Hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người có đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ thu hồi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hưởng hỗ trợ theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
- Nội dung, mức chi hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ:
Đào tạo ngoại ngữ: theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa.
Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học.
Tiền ăn trong thời gian đào tạo: mức 40.000 đồng/người/ngày.
Chi phí đi lại (01 lượt đi và về): Đối với người lao động cư trú hợp pháp cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên: 200.000 đồng/người/khóa; người lao động từ nơi cư trú tại các vùng đặc biệt khó khăn đến địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên: 300.000 đồng/người/khóa.
- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm:
Lệ phí làm hộ chiếu theo mức quy định tại Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 07 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam và Thông tư số 63/2023/TT-BTC ngày 16/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Thông tư quy định về phí, lệ phí của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Lệ phí cấp lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động.
Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám chữa bệnh thực tế của cơ sở được phép thực hiện khám sức khỏe: mức hỗ trợ 750.000đ/người.
Kinh phí thực hiện: được xây dựng trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm và được tính trong chi phí đầu tư của dự án hoặc tổng kinh phí của phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Người có đất nông nghiệp, đất kinh doanh thu hồi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc đối tượng theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được hỗ trợ theo Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Người lao động thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ ở nhiều chính sách khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách cao nhất.
Kinh phí thực hiện: Được xây dựng trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm và được tính trong chi phí đầu tư của dự án hoặc tổng kinh phí của phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Điều kiện vay vốn:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Có đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, nơi Ngân hàng chính sách xã hội giải quyết thủ tục cho người có đất thu hồi vay vốn;
Có bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật đối với mức vay trên 100 triệu đồng.
Mức vay: tối đa bằng 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Lãi suất: bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định; lãi suất quá hạn: bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định.
Thời hạn vay vốn: tối đa bằng thời hạn hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, không bao gồm thời gian gia hạn hợp đồng.
Xử lý nợ rủi ro vốn vay thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế xử lý rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Cao Bằng hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, thủ tục vay vốn, định kỳ hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn.
b) Hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước
- Người có đất thu hồi được hỗ trợ:
Tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cao Bằng.
Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
Mức vay: tối đa 100 triệu đồng/người
Thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng (thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn).
Lãi suất vay vốn: người lao động được vay vốn lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay đối với hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
- Điều kiện đảm bảo tiền vay: Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, người lao động vay vốn ưu đãi để tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Điều 15. Hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở đủ điều kiện bố trí tái định cư theo quy định mà tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiền, mức hỗ trợ bằng diện tích suất tái định cư tối thiểu nhân (x) 50% giá đất ở được bồi thường của hộ gia đình.
2. Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thuộc diện gia đình chính sách, gia đình đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của Nhà nước (có xác nhận của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội), ngoài các khoản hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 2 Điều 6 của Quy định này thì hộ gia đình còn được hỗ trợ như sau:
a) Người hoạt động Cách mạng trước năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước ngày khởi nghĩa tháng 8/1945, Anh hùng lực lượng vũ trang, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, thương binh, bệnh binh và người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên được hỗ trợ 5.000.000 đồng/hộ gia đình;
b) Thân nhân liệt sĩ (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con và người có công trực tiếp nuôi dưỡng liệt sĩ), thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị mất sức lao động từ 21% đến dưới 61%, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng được hỗ trợ 4.000.000 đồng/hộ gia đình;
c) Hộ gia đình có người đang được hưởng chế độ trợ cấp xã hội (bảo trợ xã hội) của Nhà nước, hộ nghèo (có xác nhận của chính quyền địa phương) được hỗ trợ là 3.000.000 đồng/hộ gia đình.
Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều người thuộc diện được hỗ trợ một trong các mức hỗ trợ trên thì hộ gia đình đó chỉ được tính hỗ trợ 01 lần theo mức cao nhất.
1. Hộ gia đình, cá nhân có đất ở thu hồi, phải tháo dỡ nhà di chuyển chỗ ở, không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm là 500.000 đồng/nhân khẩu/tháng; hộ độc thân là 1.000.000 đồng/tháng. Riêng địa bàn thành phố, mức hỗ trợ thuê nhà ở tạm là 700.000 đồng/nhân khẩu/tháng; hộ độc thân là 1.200.000 đồng/tháng, thời gian được tính như sau:
a) Trường hợp chờ bố trí vào tái định cư, thời gian hỗ trợ tiền tự lo nhà ở tạm được tính từ khi di chuyển (bàn giao đất) đến khi được giao đất tái định cư tại thực địa (theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền) và được cộng thêm 06 tháng xây dựng nhà;
b) Trường hợp tự lo đất ở thì thời gian hỗ trợ tiền tự lo nhà ở tạm là 12 tháng (được tính kể từ khi bàn giao đất thu hồi để thực hiện dự án).
2. Thưởng đối với người có đất thu hồi bàn giao mặt bằng trước thời hạn
a) Thưởng bàn giao mặt bằng đất phi nông nghiệp
STT |
Hiện trạng đất |
Mức thưởng |
Mức thưởng tối đa |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
Đất không có công trình xây dựng |
5.000 đồng/m2 |
Không quá 5.000.000đồng/hộ |
2 |
Đất có công trình xây dựng |
20.000 đồng/m2 |
Tài sản gắn liền với đất
STT |
Loại tài sản |
Mức thưởng |
|
Nhà bị tháo dỡ toàn bộ (đồng) |
Nhà bị tháo dỡ một phần (đồng) |
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
Nhà cột tre, gỗ hoặc cột bê tông, vách toóc xi; vách đất; ván thưng. |
2.500.000 |
2.000.000 |
2 |
- Nhà sàn vách toóc xi; vách đất; ván thưng. - Nhà xây 01 tầng, tường gạch 110 bổ trụ hoặc tường xây gạch xi măng. |
3.000.000 |
2.500.000 |
3 |
- Nhà xây 01 tầng tường xây gạch 220; tường xây đá hộc (bao gồm cả mái có hiên tây, sàn bê tông cốt thép). - Nhà sàn có tường xây gạch bao quanh. |
4.000.000 |
3.500.000 |
4 |
Nhà xây 02 tầng trở lên |
5.500.000 |
4.500.000 |
b) Thưởng bàn giao mặt bằng đất nông nghiệp
STT |
Loại đất |
Mức thưởng |
Mức thưởng tối đa |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
Đối với đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác |
5.000 đồng/m2 |
Không quá 8.000.000 đồng/hộ |
2 |
Đất rừng sản xuất |
1.500 đồng/m2 |
c) Quy định thời gian bàn giao mặt bằng
1. Đối với đất phi nông nghiệp và tài sản thời bàn giao mặt bằng là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo và đã chi trả tiền theo quy định của pháp luật.
2. Đối với đất nông nghiệp thời gian bàn giao mặt bằng là 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo và đã chi trả tiền theo quy định của pháp luật..
Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ nhà mà không còn chỗ ở nào khác trong địa bàn cấp huyện nơi có đất thu hồi thì được hỗ trợ thuê nhà ở tại nơi tái định cư; giá thuê nhà là giá thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê. Việc hỗ trợ được thực hiện như sau:
1. Trường hợp tự lo chỗ ở mới thì mức hỗ trợ thuê nhà ở thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm là 500.000 đồng/nhân khẩu/tháng; hộ độc thân là 1.000.000 đồng/tháng. Riêng địa bàn thành phố, mức hỗ trợ thuê nhà ở tạm là 700.000 đồng/nhân khẩu/tháng; hộ độc thân là 1.200.000 đồng/tháng, thời gian hỗ trợ là 06 tháng.
2. Hỗ trợ giao đất ở có thu tiền sử dụng đất, diện tích đất giao không thấp hơn suất tái định cư tối thiểu và không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Điều 18. Hỗ trợ đất ở khi Nhà nước thu hồi đất
Việc hỗ trợ giao đất ở có thu tiền sử dụng đất cho mỗi hộ gia đình còn thiếu thuộc trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình mà trong hộ gia đình có nhiều thế hệ hoặc có nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở bị thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi mà diện tích đất ở được bồi thường không đủ để giao riêng cho từng hộ gia đình quy định tại khoản 4 Điều 111 Luật Đất đai (ngoài diện tích lô tái định cư đã được nhận) được thực hiện như sau:
1. Hộ gia đình có 03 cặp vợ chồng hoặc 03 thế hệ cùng chung sống trên 01 thửa đất ở bị thu hồi thì xem xét giao thêm 01 lô đất ở tái định cư; điều kiện để giao thêm 01 lô đất ở tái định cư phải đảm bảo tổng diện tích đất ở thu hồi sau khi đã trừ đi phần diện tích của suất tái định cư được bố trí tại nơi tái định cư (lô thứ nhất) thì phần diện tích còn lại tối thiểu phải ≥ 80% diện tích của suất tái định cư tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.
2. Hộ gia đình có 04 cặp vợ chồng trở lên hoặc 04 thế hệ cùng chung sống trên một thửa đất ở bị thu hồi thì xem xét giao thêm 02 lô đất ở tái định cư, điều kiện để giao thêm 02 lô đất ở tái định cư phải đảm bảo tổng diện tích đất ở bị thu hồi sau khi đã trừ đi phần diện tích của lô thứ 01 (lô tiêu chuẩn) và lô giao thêm (lô thứ 02), thì phần diện tích còn lại tối thiểu phải > 80% diện tích của suất tái định cư tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.
Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở tái định cư phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Luật Đất đai.
TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
Điều 19. Suất tái định cư tối thiểu
Suất tái định cư tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP, thực hiện trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Suất tái định cư tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP, thực hiện trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
a) Đối với các phường của thành phố Cao Bằng có diện tích là 60 m2;
b) Các xã của thành phố Cao Bằng và thị trấn của các huyện là 100 m2;
c) Các xã còn lại của các huyện là 120 m2.
2. Giá trị suất tái định cư tối thiểu bằng (=) diện tích suất tái định cư tối thiểu nhân (x) với giá đất cụ thể tại nơi bố trí tái định cư.
Điều 20. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tiến độ giải phóng mặt bằng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, của chủ đầu tư theo kế hoạch đã được duyệt.
b) Kịp thời phát hiện và tiếp nhận ý kiến, kiến nghị các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng các dự án, đề nghị các sở, ngành, đơn vị có liên quan giải quyết theo chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến chỉ đạo giải quyết.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
d) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chủ trì giải quyết các vướng mắc về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu trách nhiệm thẩm định nội dung bồi thường về đất; tổng hợp phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Sở Tài Chính
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan thẩm định phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết vướng mắc trong xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại; vướng mắc trong việc xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người có đất thu hồi.
3. Sở Xây dựng
a) Hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tài sản nhà, công trình xây dựng, mồ mả.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan thẩm định phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu trách nhiệm thẩm định nội dung bồi thường, hỗ trợ tài sản là nhà và các công trình xây dựng và mồ mả gắn liền với đất.
c) Giải quyết các nội dung vướng mắc liên quan đến việc thu hồi, di dời nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
4. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Thẩm định hoặc cho ý kiến về phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho các đối tượng bị thu hồi đất do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện đề nghị; tổng hợp phương án đào tạo, chuyển đổi nghề của cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì thẩm định dự án nhóm C; Là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A; báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B của tỉnh đối với các hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Tổng hợp, cân đối và tham mưu bố trí nguồn vốn đầu tư công báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
6. Cục Thuế tỉnh: Xác nhận mức thu nhập sau thuế đối với các tổ chức kinh doanh thuộc Cục Thuế quản lý theo phân cấp trên cơ sở kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế. Trường hợp không có kết luận thanh tra, kiểm tra, cơ quan Thuế căn cứ vào báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan Thuế để xác nhận mức thu nhập sau thuế theo đề nghị của người nộp thuế. Chi cục Thuế xác định doanh thu tính thuế và số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước của hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh; giải quyết các vướng mắc liên quan đến nghĩa vụ thuế của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
7. Các Sở: Công thương, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Phối hợp hướng dẫn xác định chỉ giới hành lang an toàn đường điện, các chỉ giới hành lang an toàn công trình công cộng khác theo quy định và mức độ hạn chế khả năng sử dụng, ảnh hưởng của công trình.
8. Các sở, ngành khác
Có trách nhiệm phối hợp, tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với những nội dung liên quan thuộc chức năng quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình.
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn.
2. Phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; ban hành thông báo thu hồi đất; ban hành quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thuộc thẩm quyền; phê duyệt dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định.
3. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập đối với từng dự án; thành phần Hội đồng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 86 Luật Đất đai.
4. Lập và thực hiện các dự án tái định cư theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định.
6. Ban hành các quyết định: Kiểm đếm bắt buộc; cưỡng chế thực hiện kiểm đếm bắt buộc; cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và tổ chức thực hiện các quyết định nêu trên theo quy định.
7. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ hằng tháng, quý, năm hoặc báo cáo đột xuất về kết quả, tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của các dự án trên địa bàn.
8. Đề xuất chính sách hỗ trợ khác (nếu có) quy định tại khoản 2 Điều 108 Luật Đất đai, gửi các cơ quan liên quan cho ý kiến để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Phối hợp với đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các đoàn thể thực hiện các bước trong quy trình thu hồi đất, lập, hoàn thiện và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định.
3. Thẩm tra, xác nhận các hồ sơ liên quan
a) Tình trạng tranh chấp, nguồn gốc, quá trình, thời điểm sử dụng đất đối với trường hợp người đang sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận.
b) Tính hợp pháp, thời điểm và quá trình hình thành của tài sản gắn liền với đất.
c) Xác nhận đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, tỷ lệ phần trăm (%) diện tích đất nông nghiệp thu hồi; số nhân khẩu trong độ tuổi lao động (đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp, thu hồi đất ở kết hợp với kinh doanh có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, học nghề và tìm kiếm việc làm).
d) Xác nhận đối tượng chính sách.
4. Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo và các vấn đề khác liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 23. Trách nhiệm của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1. Tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đã được phê duyệt.
2. Lập, hoàn thiện và trình thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; tổ chức triển khai thực hiện các phương án đã được phê duyệt.
3. Có trách nhiệm áp dụng đúng quy định các văn bản pháp luật, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, hợp lý của số liệu thống kê đất đai, được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định. Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất về những vấn đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
5. Thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư dự án để thực hiện các thủ tục tiếp theo hoặc quản lý quỹ đất đã giải phóng mặt bằng khi chưa có dự án.
6. Báo cáo, đề xuất kịp thời với cấp có thẩm quyền để giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
7. Tổng hợp, gửi báo cáo theo định kỳ công tác giải phóng mặt bằng hàng tháng, quý, 06 tháng và hàng năm trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng tỉnh.
Điều 24. Trách nhiệm của Chủ đầu tư dự án (Đối với trường hợp xác định chủ đầu tư trước khi thu hồi đất, chủ đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư)
1. Cung cấp các hồ sơ liên quan đến dự án, phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định.
2. Phối hợp với đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi xây dựng kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện chuẩn bị quỹ đất tái định cư để di chuyển các hộ đến nơi ở mới trước khi thực hiện dự án.
4. Đảm bảo đầy đủ, kịp thời kinh phí để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện.
1. Các quy định khác về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không quy định tại Quy định này thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Xử lý các trường hợp chuyển tiếp
a) Đối với những dự án, hạng mục đã chi trả xong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước ngày 01 tháng 8 năm 2024 thì không áp dụng theo Quy định này.
b) Đối với những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước ngày 01 tháng 8 năm 2024 mà đang thực hiện chi trả thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng theo Quy định này.
c) Đối với những dự án, hạng mục đã có Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng đến trước ngày 01 tháng 8 năm 2024 chưa thực hiện chi trả thì việc xử lý bồi thường chậm thực hiện như sau:
Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì thực hiện phê duyệt lại theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 94 Luật Đất đai năm 2024; trường hợp giá trị bồi thường, hỗ trợ tính theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 thấp hơn giá trị bồi thường, hỗ trợ đã phê duyệt trước ngày 01 tháng 8 năm 2024 thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt.
Trường hợp bồi thường chậm do người có đất bị thu hồi gây ra thì tiếp tục thực hiện theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã phê duyệt.
Trường hợp người có đất bị thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mở tại ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo lãi suất không kỳ hạn chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản.
d) Đối với trường hợp đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 8 năm 2024, đã tổ chức chi trả tiền nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất, không bàn giao mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định tại Điều 89 Luật Đất đai và Điều 61 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và điều chỉnh cho phù hợp./.