Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 527/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số hiệu 527/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/03/2017
Ngày có hiệu lực 07/03/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Thanh Liêm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 527/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 07 tháng 03 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2544/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 371/STC-NS ngày 23/02/2017,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (đính kèm Chương trình).

Điều 2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Doanh nghiệp nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- CT và các PCT;
- Sở Tài chính;
- Các, Sở, ngành, đoàn thể tỉnh (60);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố TDM;
- Các DNNN tỉnh;
- LĐVP, Tạo, CV, HCTC, TH;
- Lưu VT

CHỦ TỊCH




Trần Thanh Liêm

 

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 của UBND tỉnh Bình Dương)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Mục tiêu

Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2016-2020 là tiếp tục đẩy mạnh công tác THTK, CLP, khắc phục và đẩy lùi lãng phí đang diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, sử dụng tài sản công, sử dụng thời gian lao động, tiêu dùng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm góp phần tích cực bổ sung nguồn lực thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống, tiêu dùng của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

2. Yêu cầu

- Đẩy mạnh việc THTK, CLP để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường,... đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020;

- THTK, CLP là trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là DNNN) và các cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và gắn kết giữa các ngành, lĩnh vực đtạo chuyn biến tích cực trong chống lãng phí và thực hành tiết kiệm;

- THTK, CLP phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;

- THTK, CLP phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi và phải được tiến hành đồng bộ với các hoạt động phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị.

3. Nhiệm vụ trọng tâm

Việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 của tỉnh. Để đạt được các yêu cầu đó, việc THTK, CLP giai đoạn 2016-2020 cần triển khai làm tốt các nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện chống lãng phí trong sử dụng nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên để góp phần đưa tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,3%/ năm.

b) Quản lý chặt chẽ thu, chi NSNN, đảm bảo thu đúng, thu đủ, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế. Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo. Triệt để tiết kiệm chi ngân sách, lồng ghép các chính sách, xây dựng phương án tiết kiệm ngay từ khâu phân bổ dự toán và trong quá trình thực hiện; không tăng chi thường xuyên trừ lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp cho người lao động theo quy định.

c) Chống lãng phí trong mua sắm tài sản nhà nước thông qua việc đẩy mạnh mua sắm theo phương thức tập trung đối với những loại tài sản có lượng mua sắm nhiều, giá trị mua sắm lớn và các loại tài sản theo quy định.

d) Chống lãng phí trong sử dụng nguồn lực lao động, nâng cao chất lượng lao động, tăng hiệu suất hiệu quả lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động tht nghiệp xuống mức thấp nhất. Góp phần vào việc đưa tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của cả ước đến năm 2020 xuống dưới 4%. Phấn đấu tinh giản biên chế hành chính ở mức tối đa trên cơ sở nâng cao hiệu suất, hiệu quả làm việc trong các cơ quan nhà nước.

[...]