ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 525/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 02 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2020-2021
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6
năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo tại Công văn số 243/SGDĐT-KHTC ngày 10 tháng 02 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Nhà vệ sinh trường học giai đoạn
2020- 2021 ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo
dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3;
- Bộ GD&ĐT (để b/c);
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh (để b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện,
thị xã, TP Huế;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- VP: LĐ và các CV;
- Lưu: VT, GD,
XDCB.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phan Ngọc Thọ
|
CHƯƠNG
TRÌNH
NHÀ
VỆ SINH TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2020 - 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm
2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH
Nhà vệ sinh (gọi tắt là nhà WC) trong
trường học có tầm quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho học sinh, đây là
nhu cầu cấp thiết không thể thay thế, những năm qua được sự quan tâm của các cấp,
các ngành, các tổ chức xã hội, các nhà tài trợ, các chương trình đề án, dự án
và sự đóng góp của phụ huynh học sinh, nhiều nhà WC đã được cải tạo, xây mới, đảm
bảo một phần nhu cầu thiết yếu
cho học sinh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tỷ lệ nhà WC trong các cơ
sở giáo dục trên địa bàn tỉnh chưa đạt yêu cầu, chưa đảm bảo chiếm tỷ lệ khá
cao, nhiều công trình bị xuống cấp, quá tải đối với học sinh vào giờ giải lao,
nhà WC xây xa khu vực học sinh, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, thiếu nguồn nước, các
thiết bị hư hỏng (vòi nước, bồn rửa tay, bệ tiểu, máng tiểu...); đặc biệt đối với
bậc học mầm non có một số cơ sở giáo dục giáo viên còn dùng chung nhà WC với
các cháu mầm non.
Vấn đề nhà WC trong trường học đã được Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo tại phiên họp thường kỳ vào tháng 4/2018 và nhấn mạnh, đây là
việc làm rất quan trọng; đồng thời,
yêu cầu ngành giáo dục khẩn trương triển khai thực hiện. Do vậy việc xây dựng
Chương trình Nhà vệ sinh trường học giai đoạn 2020- 2021 (gọi tắt là Chương
trình) là hết sức cần thiết và cấp bách.
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP
LÝ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
- Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP
ngày 26/12/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều về Luật Quản lý,
sử dụng tài sản công;
- Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Căn cứ Quyết định số
14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
ban hành Điều lệ trường mầm non; Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường
mầm non; Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/02/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc về việc sửa đổi, bổ sung của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo
Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT
ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ
trường tiểu học;
- Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT
ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường
THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Căn cứ Tiêu chuẩn quốc gia Trường mầm
non - Yêu cầu thiết kế (TCVN 3907 : 2011); Trường tiểu học - Yêu cầu thiết kế
(TCVN 8793 : 2011), Trường trung học - Yêu cầu thiết kế (TCVN 8794 : 2011);
- Căn cứ Công văn số
917/BGGD&ĐT-CSVC ngày 11/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo
công tác rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và rà
soát nhà vệ sinh, công trình nước sạch;
- Căn cứ Công văn số 3958/UBND-GD ngày
21/6/2019 của UBND tỉnh về việc rà soát, thống kê hệ thống nhà vệ sinh trường học,
xuống cấp không đảm bảo yêu cầu sử dụng;
- Căn cứ Công văn số 7598/UBND-GD ngày
16/10/2019 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc triển khai một số Đề án liên quan ngành Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ Thông báo số 424/TB-UBND ngày
12/11/2019 về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ về Chương trình Nhà
vệ sinh trường học.
III. THỰC TRẠNG NHÀ
WC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CỦA TỈNH
1. Số trường, số học
sinh, số giáo viên tính đến tháng 9/2019:
STT
|
Bậc học
|
Số học sinh
(HS)
|
Số CB,GV, NV (Người)
|
Số trường (Trường)
|
Tổng số điểm
trường
|
Trong đó
|
Tỷ lệ điểm trường có
nhà
vệ sinh (%)
|
Cơ sở chính
|
Cơ sở lẻ
|
1
|
Giáo dục Mầm non
|
53.246
|
6.131
|
186
|
482
|
186
|
296
|
100
|
2
|
Giáo dục Tiểu học
|
95.491
|
6.480
|
199
|
378
|
199
|
179
|
100
|
3
|
Giáo dục THCS (Có 15 trường TH+THCS)
|
67.493
|
5.237
|
131
|
142
|
131
|
11
|
100
|
4
|
Giáo dục THPT (Có 01 trường
THCS+THPT)
|
37.357
|
2.674
|
36
|
38
|
36
|
2
|
100
|
|
Cộng
|
253.587
|
20.522
|
552
|
1.040
|
552
|
488
|
100
|
2. Thực trạng nhà vệ sinh hiện có:
(Chi tiết
theo Phụ lục 1,
1a,
1b, 1c, 1d đính kèm)
3. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng
nhà WC hiện nay:
- Nhiều nhà WC xây dựng đã lâu, xuống
cấp, không đảm bảo quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành.
- Nhiều cơ sở giáo dục quá tải việc sử
dụng nhà WC do tăng quy mô học sinh; việc học 2 buổi/ngày làm tăng tần suất sử
dụng nhà WC dẫn đến nhà WC nhanh xuống cấp.
- Công tác duy tu, bảo dưỡng, nhà WC
chưa được quan tâm đúng mức và thiếu nguồn kinh phí, nên các thiết bị vệ sinh
chậm hoặc không được thay thế, sửa chữa (hầm cầu, vòi nước, bồn rửa tay, bệ tiểu,
máng tiểu, hệ thống bơm nước, điện...).
- Công tác quản lý của Ban
Giám hiệu, nhân viên y tế trường học đối với công tác nhà WC chưa được quan tâm đúng
mức, thiếu kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở. Nhiều nơi khoán trắng cho nhân viên bảo
vệ trường học hoặc nhân viên tạp vụ với mức thù lao thấp; một số cơ sở giáo dục
tìm cách đối phó với cấp trên khi đi
thanh tra về y tế và vệ sinh trường học (làm vệ sinh rất sạch sẽ khi đoàn thanh
tra đến, nhưng quay lại mốc như ban đầu khi đoàn kiểm tra, thanh tra
đi khỏi trường).
- Ý thức của học sinh trong việc giữ
gìn vệ sinh chung còn kém, nhà trường thiếu kiểm tra, thiếu giáo dục ý thức giữ
gìn vệ sinh nơi công cộng cho học sinh.
- Một số nhà vệ sinh ở các trường miền
núi chủ yếu dùng nguồn nước mưa hoặc nguồn nước tự chảy nên thiếu nguồn nước
sử dụng khi vào mùa nắng, mùa khô.
- Một số quy định của Nhà nước còn bất
cập, gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện
công tác vệ sinh trong trường học đặc biệt là nhà WC. Cụ thể, theo Thông tư
16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn danh mục
vị trí việc làm và định
mức số người làm việc thì không có
nhân viên làm vệ sinh trong trường học; Nghị định 68 về hướng dẫn hợp đồng lao
động có cho phép nhà trường hợp đồng để làm vệ sinh trường học, nhưng các cơ sở
giáo dục không được cấp có thẩm quyền giao chỉ tiêu để hợp đồng nhân viên làm vệ
sinh, nên trong dự toán ngân sách được giao hàng năm các cơ sở giáo dục không
cân đối kinh phí. Bên cạnh đó Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh có
quy định: “ ...nhà trường không được thu tiền vệ sinh lớp học, vệ sinh trường
...” điều này gây khó khăn trong việc huy động xã hội hóa để thực hiện công tác
nhà vệ sinh trong trường học.
IV. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp, duy
tu, bảo dưỡng hệ thống nhà WC trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế để đảm bảo nhu cầu sử dụng, đảm bảo sức khỏe cho học sinh và giáo
viên.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Sửa chữa, nâng cấp duy tu, bảo dưỡng:
- Nhà (phòng) WC học sinh: 501 nhà
(phòng), diện tích khoảng 8.537 m2.
- Nhà (phòng) WC giáo viên: 108 nhà
(phòng), diện tích khoảng 1.060 m2.
b) Xây mới nhà WC nhằm đáp ứng nhu
cầu:
- Nhà (phòng) WC học sinh: 88 nhà
(phòng) với 451 bệ xí, diện tích khoảng 3.334 m2.
- Nhà (phòng) WC giáo viên: 131 nhà
(phòng) với 368 bệ xí, diện tích khoảng 3.680 m2.
(Chi tiết
theo Phụ lục 2 đính kèm)
V. GIẢI PHÁP:
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về
mục đích, ý nghĩa của Chương trình đến với lãnh đạo các cấp, cộng đồng xã hội.
Việc triển khai Chương trình là một
trong những nội dung, điều kiện quan trọng để thực hiện Đề án Trường học kiểu mẫu
đáp ứng theo tiêu chí trường học hạnh phúc, trường học thông minh, trường học
xanh; đảm bảo sức khỏe, điều kiện học tập tốt cho học sinh khi tham gia học tập.
2. Huy động nguồn lực xã hội tham gia
vào Chương trình.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Sở
Xây dựng, Viện nghiên cứu phát triển liên hệ, làm việc với các Tập đoàn, Công
ty lớn về thiết bị, vật liệu xây dựng để đàm phán, đề nghị ký kết hợp đồng tài trợ cho Chương
trình nhà vệ sinh của tỉnh.
3. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp các
đơn vị liên quan thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Chương trình theo nội dung đã được phê duyệt.
4. Xây dựng cơ chế quản lý vận hành và
giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh trong quá trình sử dụng nhà WC trường
học.
- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp các
đơn vị liên quan chỉ đạo và kiểm tra các Trường xây dựng kế hoạch, chương trình
phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh trong việc sử dụng, bảo quản,
bảo dưỡng nhà vệ sinh trường học.
- Hàng năm, các cơ sở giáo dục phải có
trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí và tiến hành bảo trì, sửa chữa nhà WC; có
thể sử dụng từ các nguồn: ngân sách cấp, học phí, quỹ phát triển, nguồn xã hội
hóa và từ các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Các đơn vị trường học phải thường
xuyên tuyên truyền, vận động học sinh, giáo viên nâng cao ý thức giữ gìn vệ
sinh chung và ứng xử
có văn hóa nơi công cộng.
Thường xuyên hướng dẫn cho các em cách thức sử dụng các vật dụng, thiết bị vệ
sinh (đặc biệt là thiết bị hiện đại) và nâng cao ý thức bảo vệ tài sản chung.
VI. NGUỒN VỐN VÀ THỜI
GIAN THỰC HIỆN:
1. Tổng kinh phí thực hiện Chương
trình:
Khoảng 101 tỷ đồng.
2. Nguồn vốn thực hiện:
a) Tỷ lệ phân chia ngân sách tỉnh và
ngân sách huyện để thực hiện chương trình như sau:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% (bao gồm
nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hàng năm), ngân sách huyện
(bao gồm nguồn huy động hợp pháp, xã hội hóa) đảm bảo 70% đối với các địa
phương có nguồn thu cân đối lớn và số thu tiền sử dụng đất đạt trên 100 tỷ đồng/năm,
gồm: thành phố Huế; thị xã Hương Thủy; huyện Phú Vang.
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 40% (bao gồm
nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hàng năm), ngân sách huyện
(bao gồm nguồn huy động hợp pháp, xã hội hóa) đảm bảo 60% đối với các địa phương
có nguồn thu tiền sử dụng đất đạt từ 50-100 tỷ đồng/năm, gồm: các huyện Phong
Điền, Quảng Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Trà.
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 80% (bao gồm
nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hàng năm), ngân sách huyện
(bao gồm nguồn huy động hợp pháp, xã hội hóa) đảm bảo 20% đối với các huyện Nam
Đông, A Lưới (2 đơn vị có nguồn thu tiền sử dụng đất và nguồn thu cân đối ngân
sách khá thấp, thu cân đối và thu tiền sử dụng đất chưa đến 35 tỷ đồng/năm).
- Ngân sách tỉnh đảm bảo 100% đối với
các trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.
(Chi tiết
theo Phụ lục 3 đính kèm)
b) Về nguồn vốn thực hiện:
- Đối với kinh phí do tỉnh hỗ trợ (sử
dụng nguồn vốn sự nghiệp (bao gồm vốn chương trình mục tiêu) và một phần từ nguồn
thu tiền sử dụng đất): Giao Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bổ sung trong năm 2020 và bố
trí trong dự toán năm 2021 để bổ sung cho ngân sách cấp huyện đủ theo tỷ lệ quy
định (UBND huyện quyết toán vào ngân sách huyện theo quy định của Luật NSNN hiện
hành).
- Đối với phần ngân sách huyện đảm bảo:
Giao UBND các huyện,
thị xã, thành phố bố trí từ nguồn thu tiền sử dụng đất năm 2020, 2021
(bao gồm tăng thu tiền sử dụng đất năm 2019); một phần nguồn tăng thu thực hiện
dự toán năm 2019, 2020 (sau khi trừ nguồn huy động làm lương theo quy định) để
thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và hoàn thành Chương trình trong năm 2021.
- Đối với nguồn vốn xã hội hóa và huy
động các nguồn vốn hợp pháp khác:
+ Giao Sở Giáo dục và Đào tạo
phối hợp với Sở Xây dựng, Viện nghiên cứu phát triển làm việc với các Tập đoàn,
Công ty lớn về thiết bị, vật liệu xây dựng để đàm phán, đề nghị ký kết biên bản
ghi nhớ, hợp đồng tài trợ, giảm giá thành trang thiết bị cho Chương trình nhà vệ
sinh của tỉnh.
+ Hàng năm, chi phí vận hành, duy tu,
bảo dưỡng hệ thống nhà WC, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo vận
động tham gia đóng góp tài trợ của phụ huynh học sinh trên tinh thần tự nguyện
đúng quy định.
3. Thời gian thực hiện: 2020-2021.
VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Chương trình thực hiện sẽ góp phần
mang lại sức khỏe cho học sinh và giáo viên, đồng thời thông qua đó giáo dục ý thức
giữ gìn vệ sinh cho học sinh ở nơi công cộng, tránh và giảm thiểu các bệnh về
đường tiết niệu.
- Chương trình góp phần xây dựng trường
chuẩn quốc gia, trường học kiểu mẫu, trường hạnh phúc, trường học an toàn ...
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Là cơ quan quản lý, thường trực của
Chương trình có nhiệm vụ phối hợp với UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế và các
sở, ban ngành:
- Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch
hàng năm để thực hiện sau khi Chương trình được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, đơn vị
tư vấn khảo sát, đánh giá, nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, mô
hình thiết kế mẫu nhà vệ sinh trường học phù hợp theo từng địa bàn (nông thôn,
miền núi, thành thị) và lứa tuổi của từng cấp học, đảm bảo tiên tiến, trình thẩm
định, phê duyệt để thống nhất áp dụng triển khai xây dựng và quản lý trên toàn tỉnh
(bao gồm các nội dung xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp nhà vệ sinh).
- Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng và các
địa phương, đơn vị liên quan xây dựng quy định, cơ chế quản lý vận hành, duy tu
bảo dưỡng nhà vệ sinh khi đưa vào sử dụng, đảm bảo khả thi, hiệu quả thực hiện.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính và UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh phương án phân bổ ngân sách
thực hiện Chương trình và các cơ chế, chính sách về khai thác, vận hành, sử dụng
hiệu quả nhà vệ sinh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai
thực hiện Chương trình.
- Chịu trách nhiệm triển khai đối với
các trường thuộc Sở quản lý.
- Nghiên cứu cơ chế huy động nguồn lực
xã hội hóa để đảm bảo nguồn lực duy trì hệ thống nhà vệ sinh trường học đảm bảo
vệ sinh, sạch sẽ.
- Định kì 6 tháng, tổ chức kiểm tra,
đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào
tạo tham mưu UBND tỉnh bố trí một phần từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2021-2025 để thực hiện Chương trình.
- Quá trình thẩm định chủ trương đầu tư,
dự án đầu tư trường học căn cứ vào các tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình thiết kế mẫu
nhà vệ sinh trường học được phê duyệt để triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất
trong quản lý, thi công xây dựng công trình.
3. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư tham mưu UBND tỉnh bổ sung phần kinh phí hỗ trợ của ngân sách tỉnh về cho
ngân sách huyện.
- Chỉ đạo các chủ đầu tư quyết toán
công trình theo quy định hiện hành.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu
tư trong việc tham
mưu phân bổ vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới liên quan
đến Giáo dục và Đào tạo.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc tham mưu phân bổ
vốn chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, an toàn khu.
6. Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào
tạo và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt
các tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình thiết kế mẫu nhà vệ sinh trường học phù hợp
theo từng địa bàn (nông thôn, miền núi, thành thị) và lứa tuổi của từng cấp học,
đảm bảo tiên tiến để thống nhất áp dụng triển khai xây dựng và quản lý trên
toàn tỉnh (bao gồm các nội dung xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp nhà
vệ sinh).
- Quá trình thẩm định chủ trương đầu
tư, dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế thi công dự án trường học căn cứ vào các
tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình thiết kế mẫu nhà vệ sinh trường học được phê duyệt
để triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất trong quản lý, thi công xây dựng công
trình.
- Chủ trì hướng dẫn các địa phương, chủ
đầu tư và đơn vị liên quan triển khai áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình thiết kế mẫu nhà vệ
sinh trường học.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn
các địa phương việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xây dựng trường, lớp học,
nhà vệ sinh. Ưu tiên quỹ đất để xây dựng nhà WC trường học.
8. Ủy ban Nhân
dân các huyện, thị xã và thành phố Huế:
- Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch
hàng năm để thực hiện sau khi Chương trình được phê duyệt.
- Quá trình tổ chức thẩm định, phê duyệt
chủ trương đầu tư, dự án đầu
tư, thiết kế thi công dự án trường học căn cứ vào các tiêu chí, tiêu chuẩn, mô
hình thiết kế mẫu nhà vệ sinh trường học được phê duyệt để triển khai thực hiện,
đảm bảo thống nhất trong quản lý, thi công xây dựng công trình.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan
định kỳ 2 năm (hoặc hàng
năm) tiến hành rà soát, đánh giá hiện trạng nhà vệ sinh trường học để có phương
án xử lý kịp thời (hạn chế tối đa các trường hợp ít thực hiện công tác duy tu,
bảo dường thường xuyên).
- Huy động, lồng ghép các nguồn vốn để
thực hiện Chương trình, bố trí đủ nguồn lực theo tỷ lệ; thực hiện các thủ tục đầu
tư liên quan đến việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo nhà vệ sinh trường học và thực hiện
hoàn thành trong năm 2021.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình trên địa bàn, báo cáo tiến độ thực hiện Chương
trình khi có yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm triển khai đối với
các trường do cấp huyện, thị xã, thành phố quản lý.
9. Các cơ quan thông tin báo chí ở
Trung ương và địa phương, tuyên truyền rộng rãi để toàn xã hội biết,
cùng tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo
chủ trì tổng hợp, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình. Quá
trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, thấy cần sửa đổi, bổ
sung những nội dung cụ thể, các sở, ngành, địa phương kịp thời phản ánh, chủ động
đề xuất các biện pháp để thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, gửi Sở Giáo dục và
Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.