Quyết định 519/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 519/QĐ-TTg
Ngày ban hành 16/04/2020
Ngày có hiệu lực 16/04/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 519/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DANH LAM THẮNG CẢNH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT NGŨ HÀNH SƠN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định s 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Theo đề nghị của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Tờ trình s 59/TTr-BVHTTDL ngày 03 tháng 4 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn (sau đây gọi là di tích), với các nội dung cụ thể sau đây:

1. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch

a) Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch, có diện tích 1.049.701 m2, được xác định theo bản đồ khoanh vùng Khu vực bảo vệ I và Khu vực bảo vệ II của di tích, thuộc địa bàn phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

b) Ranh giới lập quy hoạch: Phía Đông giáp đường Trường Sa và các khu nghỉ dưỡng (resort) ven biển; phía Tây giáp sông Cổ Cò; phía Nam giáp sông Cổ Cò và khu dân cư hiện trạng; Phía Bắc giáp đường Phạm Hữu Nhật và khu tái định cư Hòa Hải 2.

2. Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch

a) Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, không gian cảnh quan, môi trường xung quanh; các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thvà giá trị cảnh quan thiên nhiên gn với danh lam thng cảnh.

b) Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh.

c) Các yếu tố về đô thị, kinh tế - xã hội, dân cư trong khu vực nghiên cứu; các thể chế chính sách liên quan; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, tình hình sử dụng đất khu vực xung quanh di tích.

d) Các di tích, công trình, địa điểm du lịch và di sản văn hóa trong khu vực có mối liên hệ để kết nối, phát triển du lịch.

3. Mục tiêu lập quy hoạch

a) Bảo tồn và phát huy giá trị di tích, hài hòa với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dịch vụ du lịch; trở thành không gian văn hóa, không gian tổ chức lễ hội kết hợp điểm vui chơi giải trí đặc sắc của Thành phố Đà Nng, điểm đến quan trọng trên hành trình du lịch “Con đường Di sản miền Trung”.

b) Làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các giá trị đặc trưng, hệ sinh thái nguyên gốc của di tích.

c) Định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật của khu vực di tích; bảo đảm kết nối hài hòa, đồng bộ với cảnh quan, môi trường xung quanh, với quy hoạch chung thành phố Đà Nng và các quy hoạch khác có liên quan.

d) Định hướng lộ trình và các nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển bền vững các loại hình du lịch.

đ) Làm căn cứ pháp lý để xây dựng quy định quản lý, bảo vệ, kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan; để lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích theo quy hoạch được duyệt. Tạo điều kiện, cơ chế, nguồn lực để thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển bền vững tại khu vực.

4. Nội dung Nhiệm vụ lập Quy hoạch

a) Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát; đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội và các nguồn lực phát triển khác trên địa bàn.

- Nghiên cứu khảo sát hệ thống di tích:

+ Khảo sát, đánh giá hiện trạng, đặc điểm, giá trị di tích; vai trò của di tích trong mối liên hệ vùng. Tình trạng kỹ thuật, quản lý sử dụng và phát huy giá trị di tích;

[...]