ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
51/2016/QĐ-UBND
|
Bến
Tre, ngày 03 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÁT ÂM
THANH TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế
hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
Căn cứ Quyết định số
308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Căn cứ Thông tư số
04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy
định chi tiết thi hành một số quy định tại quy chế hoạt động văn hóa và kinh
doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP của
Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số
39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy
định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Căn cứ Thông tư số
04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Căn cứ Nghị định
167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Nghị định số
179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19
tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày
12 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
Căn cứ Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày
26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 167/TTr-SVHTTDL
ngày 21 tháng 9 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này
Quy định quản lý việc sử dụng phương tiện phát âm thanh trong sinh hoạt văn hóa
cộng đồng và kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên
quan hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2016./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Cao Văn Trọng
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN
PHÁT ÂM THANH TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA VÀ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND
ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến
Tre)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định
này điều chỉnh việc sử dụng các phương tiện phát âm thanh trong sinh hoạt văn
hóa gia đình, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, văn hóa tín ngưỡng, quảng
cáo bằng âm thanh và các hình thức tương tự trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.
Các tổ chức, cá nhân tổ chức hát nhạc sống, nhạc lễ tại cơ quan, doanh nghiệp,
nhà hàng ăn uống, quán cà phê - giải khát, tụ điểm ca nhạc cố định.
2. Hộ
gia đình có trang bị dàn âm thanh, loa, karaoke, máy phát nhạc, chiếu phim; hộ
gia đình thuê dàn nhạc để ca hát hoặc phục vụ các sinh hoạt khác như việc cưới,
việc tang, sinh nhật và các dạng sinh hoạt khác.
3.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh cho thuê âm thanh, dàn nhạc sống, nhạc lễ (kể cả
doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngoài tỉnh hoạt động trên địa bàn tỉnh Bến Tre).
4.
Các cơ sở sản xuất, điểm kinh doanh, buôn bán cố định, buôn bán di động có sử dụng
phương tiện phát âm thanh nhằm quảng cáo thu hút khách hàng.
Điều 3. Nguyên tắc chung trong việc sử dụng phương tiện
phát âm thanh trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, văn hóa tín ngưỡng, quảng cáo
bằng âm thanh
1. Giữ
gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng,
hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2.
Tuân thủ đúng quy định pháp luật.
3. Giữ
gìn sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự, an ninh, xã hội.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 4. Sử dụng phương tiện phát âm thanh trong sinh hoạt
văn hóa gia đình, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
1.
Khi thực hiện kinh doanh các dịch vụ văn hóa công cộng có sử dụng phương tiện
phát âm thanh, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh và ký cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động
với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, nơi hộ kinh doanh đăng
ký hộ khẩu thường trú.
2.
Trong thời gian hoạt động, âm thanh phải bảo đảm không vượt quá giới hạn tiếng ồn
và độ rung quy định tại QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng
ồn và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung ban hành kèm
theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT.
3. Phải
bảo đảm sự yên tĩnh chung tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian
từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, trừ trường hợp di quan lễ
tang.
4.
Không đặt để các phương tiện phát âm thanh lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa
hè gây cản trở giao thông.
Điều 5. Sử dụng phương tiện phát âm thanh trong quảng cáo
thu hút khách hàng
1.
Khi sử dụng phương tiện phát âm thanh để quảng cáo thu hút khách hàng, cơ sở sản
xuất, điểm kinh doanh, buôn bán cố định, di động phải thực hiện theo Điều 4 Quy
định này.
2. Việc
quảng cáo thu hút khách hàng có sử dụng loa phóng thanh và các hình thức tương
tự được thực hiện theo quy định của Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
Điều 6. Khuyến khích thực hiện
1.
Quay hệ thống loa vào phía người có nhu cầu sử dụng.
2. Sử
dụng ngôn ngữ văn minh, lịch sự trên hệ thống âm thanh.
3. Sử
dụng các loại hình âm nhạc phù hợp với lễ tang.
Điều 7. Xử lý vi phạm
1. Vi
phạm Khoản 1 Điều 4 Quy định này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 7 Điều 1
Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại,
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Vi
phạm Khoản 2 Điều 4 Quy định này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 17, Điều
18 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Vi
phạm Khoản 3 Điều 4 Quy định này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định
167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Vi
phạm Khoản 4 Điều 4 sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều
12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ và đường sắt.
5. Vi
phạm Khoản 2 Điều 5 sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày
12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chịu
trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị xử lý các vi phạm
theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
tỉnh trong việc thực hiện các nội dung trong Quy định này.
b)
Triển khai nội dung Quy định này đến các sở, ban, ngành tỉnh để biết và phối hợp
thực hiện.
c) Hướng
dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường thị
trấn thực hiện các biện pháp đưa hoạt động này vào nề nếp.
d) Phối
hợp với cơ quan chức năng, chỉ đạo Đội kiểm tra liên ngành 814 và 108 tỉnh Bến
Tre, có kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất vào các dịp
cao điểm lễ, tết để kịp thời chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm theo
đúng pháp luật.
2. Sở
Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ
động phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền rộng rãi các quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về tiếng ồn trong các hoạt động, sinh hoạt có sử dụng khuếch đại
âm thanh; tăng cường phối hợp, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, kiểm tra và
xử lý vi phạm về tiếng ồn.
b)
Trang bị máy đo độ ồn và mở lớp tập huấn cho cán bộ, công chức các cấp đủ điều
kiện thực thi nhiệm vụ.
3.
Công an tỉnh
Tổ chức
nắm tình hình và phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh chỉ đạo các đơn vị
trực thuộc tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm những hoạt động kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt văn hóa gia đình… có sử dụng thiết bị phát âm thanh vi phạm về an
ninh trật tự; gây ồn ào, huyên náo; lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè.
4. Đề
nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể hướng dẫn, tuyên truyền,
vận động và giám sát đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt
nội dung Quy định này.
5. Đề
nghị Báo Đồng Khởi; Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre; hệ thống Đài truyền
thanh các huyện, thành phố
a)
Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, lực
lượng vũ trang tích cực thực hiện nghiêm Quy định này;
b) Kịp
thời phản ánh, phê phán các cá nhân, địa phương, đơn vị, tổ nhân dân tự quản
còn để xảy ra vi phạm, gây mất an ninh, trật tự;
c) Biểu
dương các cá nhân, hộ gia đình, khu dân cư thực hiện tốt Quy định này.
6.
Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các
cấp có trách nhiệm hướng dẫn bổ sung việc thực hiện Quy định này vào quy ước của
ấp, khu phố văn hóa.
7. Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ
đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tuyên truyền phổ biến đầy đủ các
quy định của pháp luật hiện hành cho tất cả mọi đối tượng; thiết lập đường dây
nóng để kịp thời xử lý các vi phạm trên địa bàn; kiểm tra đối với tổ chức, cá
nhân trong việc chấp hành thực hiện Quy định này.
b) Chỉ
đạo Phòng Văn hóa và Thông tin và Đội kiểm tra liên ngành 814 và 178 phối hợp với
Công an huyện, thành phố có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và đột xuất để kịp
thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm được phản ánh qua đường
dây nóng ở xã, phường, thị trấn.
c) Có
biện pháp định hướng tổ chức hoạt động của các nhà văn hóa xã, khu Văn hóa - Thể
thao ấp, khu phố góp phần đưa loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần và rèn luyện
thể chất trong cộng đồng vào nề nếp.
8. Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn
a) Phối
hợp các ngành hữu quan tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang, lễ hội; các quy định trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng,
trong kinh doanh đến tổ nhân dân tự quản và tất cả các cơ sở sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn.
b) Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thiết lập đường dây
nóng, chỉ đạo phổ biến trên Đài truyền thanh, niêm yết tại trụ sở, phổ biến đến
tổ nhân dân tự quản cho mọi người biết.
Chỉ đạo
Trưởng ấp, Trưởng khu phố kịp thời nhắc nhở các hộ gia đình thực hiện Quy định
này khi tổ chức việc cưới, việc tang và sinh hoạt vui chơi, giải trí.
c)
Khi nhận được phản ánh của công dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn chỉ đạo đơn vị chức năng nhanh chóng đến hiện trường kiểm tra, nhắc nhở hoặc
lập biên bản xử lý nghiêm, kịp thời hành vi vi phạm theo Điều 7 Quy định này.
d)
Khi phát hiện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên các đoàn thể vi
phạm Quy định này và bị xử lý vi phạm hành chính, Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn nơi cư trú của người vi phạm có trách nhiệm phản ánh bằng văn bản về
cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc.
9.
Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị nhà nước, các tổ chức chính
trị - xã hội
a) Thực
hiện nghiêm và có trách nhiệm tuyên truyền, vận động gia đình, người thân nơi
cư trú thực hiện Quy định này và các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sử
dụng phương tiện phát âm thanh trong sinh hoạt văn hóa và kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Bến Tre.
b) Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm điểm đối với cán bộ, công chức, viên chức
vi phạm Quy định này bị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú phản
ánh về cơ quan, đơn vị công tác.
Trong
quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các tổ chức, cá nhân
phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.