UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 494/QĐ-UBND.ĐTXD
|
Nghệ
An, ngày
04 tháng 02
năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND-UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày
26/11/2003; Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Luật Bảo vệ
môi trường số 52/2005/QH11 ngày 12/12/2005;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ/CP ngày 24/01/2005 của
Chính phủ về Quy hoạch xây dựng; Nghị định số 37/2010/NĐ.CP ngày 07/4/2010 của
Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định
số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải
rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 798/QĐ - TTg ngày
25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải
rắn giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 29/3/2012
của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định quản lý chất thải rắn thông thường
trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 5042/QĐ-UBND.ĐTXD ngày 27/12/2012 về
việc phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, giai đoạn 2012 - 2020, có tính đến 2025;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Văn bản thẩm định số
50/SXD-HTKT ngày 11/01/2013 về việc xin thẩm định đồ án quy hoạch quản lý chất
thải rắn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn đến 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn đến năm 2020, với các
nội
dung như sau:
1. Tên đồ án quy hoạch: Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
Nghệ
An, giai đoạn đến năm 2020.
2. Chủ đầu
tư: Sở Xây dựng Nghệ
An.
3. Phạm vi, đối tượng và niên
hạn quy hoạch
- Phạm vi nghiên cứu:
Địa bàn toàn tỉnh
Nghệ An.
- Đối tượng quy hoạch:
+ CTR sinh hoạt đô thị và điểm dân cư nông thôn;
+ CTR công nghiệp của KCN, cụm CN, xí nghiệp riêng lẻ;
+ CTR y tế;
- Niên hạn quy hoạch: Đến năm 2020.
4. Quan
điểm và mục
tiêu quy hoạch
4.1. Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn (CTR) trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải phù hợp với chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp (KCN)
Việt Nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt (tại QĐ số 798/2011/QĐ-
TTg
ngày 25/05/2011) và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến
năm
2020. Phù hợp với các quy hoạch ngành (quy hoạch đô thị, công nghiệp, y tế)
đã được
Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tiếp cận phương thức quản lý CTR của các nước tiên tiến hiện nay trên thế
giới; ưu tiên lựa chọn các công nghệ hoàn chỉnh trong nước có khả năng xử lý triệt để chất thải rắn và có hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật. Đồng thời, tìm cách giảm tối đa lượng CTR phải chôn lấp, nhằm giảm thiểu tác động môi trường, chi phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Quy hoạch phân bố hợp lý địa điểm xây dựng các khu xử lý chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh đảm bảo bán kính thu gom, tiếp nhận CTR
phù hợp.
4.2. Mục tiêu quy hoạch
a) Mục tiêu tổng quát
Đề ra chiến lược quản lý tổng hợp CTR trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe
cộng đồng
và góp phần vào sự nghiệp phát triển
bền
vững của
tỉnh Nghệ An.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2015: 85% lượng CTR
sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường; 80% lượng CTR không nguy hại phát sinh từ các KCN được phân loại, thu gom và xử lý bằng những phương pháp thích hợp,
trong đó 70% được thu hồi và tái sử dụng; 100% lượng chất thải rắn y tế tại các cơ
sở y tế được thu gom, phân loại và vận chuyển đến các cơ sở xử lý, trong đó 70%
lượng chất thải rắn y tế
nguy hại được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
- Đến năm 2020: 90% lượng CTR
sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiếu chuẩn môi trường; 90% lượng CTR không nguy hại phát sinh từ các KCN được phân loại, thu gom và xử lý bằng những phương pháp thích hợp,
trong đó 75% được thu hồi và tái sử dụng; 100% lượng CTR y tế nguy hại tại các cơ sở
y tế
thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về
môi trường.
- Đẩy mạnh hiệu quả quản lý Nhà
nước
về
quản lý CTR, nâng cao chất lượng
dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
5. Nội dung quy hoạch
Quản
lý CTR trên
địa
bàn tỉnh đến năm 2020
5.1. Dự báo khối lượng chất
thải rắn phát sinh
đến năm 2020
Loại chất thải rắn
|
Đến năm 2015(tấn/ngày)
|
Đến năm 2020
(tấn/ngày)
|
- Chất thải rắn thông thường
|
967
|
1.560
|
- Chất thải rắn nguy hại công nghiệp
|
14
|
23
|
- Chất thải rắn nguy hại
bệnh viện
|
4
|
5
|
- Chất thải rắn xây dựng
|
240
|
380
|
- Chất thải rắn nông thôn
|
290
|
430
|
Tổng
|
1.515
|
2.398
|
5.2. Quy hoạch các điểm trung chuyển đến
năm
2020
Quy hoạch xây dựng các điểm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn phải phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch quản
lý
chất thải rắn đã
được
cấp có thẩm quyền phê duyệt; có địa điểm thuận tiện giao thông, không gây cản trở các
hoạt động giao thông chung, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan
đô
thị.
- Tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò: Mỗi phường bố trí 3 - 4 điểm, diện tích
50
- 200 m2, địa điểm xây dựng căn cứ theo quy hoạch các phường lựa chọn. Các xã ngoại thành, mỗi xã bố trí 2 -
3 điểm trung chuyển có hạ tầng kỹ thuật, tổng diện tích khoảng từ 0,5 - 1ha, địa điểm xây dựng căn cứ theo quy hoạch các
xã
lựa chọn.
- Khu vực các xã vùng đồng bằng, trung du: Mỗi xã bố trí 2 - 3 điểm trung chuyển
có hạ tầng kỹ thuật, tổng
diện tích
khoảng từ 1,0 - 2,0
ha,
địa điểm xây dựng căn cứ theo quy hoạch các
xã
lựa chọn.
- Khu vực
các xã miền núi,
vùng
sâu,
vùng xa
sử dụng
hình
thức tổ
hợp
vườn, ao, chuồng; sử dụng thùng chứa rác, hố chứa rác tự phân hủy, hố ủ phân trát
bùn tại các
hộ
gia đình để xử lý CTR
sinh hoạt.
5.3. Quy hoạch các Khu
xử
lý CTR đến năm 2020
Lựa chọn vị trí quy hoạch xây dựng các khu xử lý CTR được đảm bảo các
tiêu chí về xây dựng khu xử lý CTR theo quy định hiện hành (tiêu chí về địa chất, thủy văn, xã hội và
môi trường…)
Trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 quy hoạch 20 khu xử lý chất thải rắn
(Có phụ lục 1 chi tiết kèm theo),
gồm:
- Quy hoạch 13 khu xử lý chất thải rắn tại các huyện, thị xã trong tỉnh (08 địa
điểm
của các huyện vùng đồng bằng, trung du, diện tích mỗi địa điểm từ 7 - 10 ha;
5 địa điểm của các huyện vùng miền núi, diện tích mỗi địa điểm từ 3 - 5 ha).
- Quy hoạch 07 khu xử lý chất thải rắn vùng có cả chất
thải rắn thông thường, chất thải nguy hại (công nghiệp, y tế...) tại các địa
bàn: xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc; xã Nghĩa Hòa, thị xã Thái Hòa; xã Quỳnh Lộc,
huyện Quỳnh Lưu; xã Yên Khê , huyện Con Cuông; xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu; xã
Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên; xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn.
5.4. định hướng công nghệ
xử
lý CTR
- Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn phải căn cứ theo tính chất và thành
phần của chất thải và các
điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế,
tái
sử dụng chất thải để
tạo
ra nguyên liệu và
năng
lượng.
- Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý triệt để chất thải, giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và
bảo đảm vệ sinh môi trường.
- Riêng công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại: lựa chọn công nghệ tân tiến
nhất, hiện
đại
nhất,
thân
thiện với môi trường, không gây
ô nhiễm môi trường, không lạc hậu cho đến 10 - 15 năm sau, chi phí đầu tư và vận hành phù hợp với
điều kiện kinh tế của tỉnh.
6. Giải pháp chủ yếu để thực hiện
quy hoạch
- Phân bổ hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hoặc các nguồn vốn vay
dài
hạn với lãi suất ưu đãi cho các đô thị để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các
khu xử lý chất thải rắn.
- Đẩy mạnh việc huy động
các nguồn vốn
đầu
tư,
xây dựng chính
sách
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết nhiều
thành phần kinh tế cùng tham gia góp vốn. Khuyến khích các doanh nghiệp môi
trường đô thị sử dụng vốn tự có, vốn tín dụng để đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
- Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; Tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng trong thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật.
- Kết hợp mô hình nhà nước - nhân dân và doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động trong lĩnh vực
quản lý chất thải rắn.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật
tiên tiến, đổi mới
công
nghệ, lựa chọn công
nghệ phù hợp với việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
- Tổ chức rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về
chất thải rắn.
- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh nghiệp
nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và lĩnh vực môi trường đô thị nói chung.
- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn, chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề
bằng nhiều hình thức
thích
hợp.
7. Tiến
độ
thực hiện
- Giai đoạn đến
năm 2015
+ Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, vận động đến mọi tổ chức, cá nhân và hộ
gia
đình nhằm thực hiện việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
+ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý CTR; nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn;
+ Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn đáp ứng cho việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn; bổ sung, kiện
toàn tổ chức các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường tại các huyện, thị xã.
+ Tổ chức các khoá học đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ quản lý và nhận thức
của
cộng đồng trong việc thu gom và
xử
lý chất thải rắn.
+ Hoàn thiện cơ chế chính sách trong đó khuyến khích sự tham gia của cộng
đồng trong việc thu gom và
xử
lý chất thải rắn.
+ Thực hiện thí điểm
phân loại chất thải rắn tại nguồn tại thành phố Vinh, thị xã
Cửa Lò.
+ Tập trung
đầu
tư xây
dựng và
hoàn thiện
15 khu xử
lý CTR
bằng
các nguồn vốn trong và ngoài nước
(có phụ lục 2 chi tiết kèm theo).
- Giai đoạn 2015 đến năm 2020: Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển CTR
(dự án
chuyển tiếp); xây
dựng
các khu xử
lý CTR tập trung cho
các địa phương chưa được xây dựng; nâng cấp các khu xử lý hiện có đồng thời xây dựng các dây chuyền tái chế, tái sử dụng, xử lý CTR nguy hại; xã hội hóa công tác quản
lý
CTR (dự án chuyển tiếp); thực hiện mức
độ
cao việc phân loại CTR
tại nguồn.
8. Khái toán kinh phí
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.460 tỷ, trong đó giai đoạn đến năm 2015 khoảng 1.110 tỷ. Từ năm 2016 đến năm 2020 là
350
tỷ.
- Nguồn Vốn: Dự kiến cơ cấu nguồn vốn ngân sách (219 tỷ), vốn vay ODA
và
các tổ chức nước ngoài khác (532 tỷ), vốn viện trợ không hoàn lại (220 tỷ), vốn xã
hội
hóa của tư nhân và
các nguồn vốn khác (489 tỷ).
9. Phân
công trách
nhiệm cho các Sở, ngành, địa phương
9.1 Sở Xây
dựng
- Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý CTR vùng tỉnh, là đầu mối phối hợp
với
các Sở, ngành địa phương
xây
dựng kế
hoạch thực hiện quy hoạch này đến năm 2020.
- Thẩm định quy hoạch xây dựng các khu xử lý CTR, kiểm
tra,
giám sát việc
xây
dựng theo quy hoạch
- Phối hợp với các huyện, Sở KH-ĐT lập danh mục dự án đầu tư theo thứ tự
ưu
tiên để bố trí vốn (ngân sách, vốn ODA và các nguồn vốn khác theo chủ trương
xã hội hóa).
- Chủ trì kiểm tra, đôn đốc
tiến độ thực hiện của
các
dự án.
- Chủ trì phối hợp với Sở TN&MT
hướng dẫn UBND các huyện về các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật lựa chọn địa điểm và xây dựng các trạm trung chuyển CTR
cho
các điểm dân cư nông thôn.
- Chủ trì
phối
hợp các cơ quan liên quan
thự
hiện báo
cáo Bộ Xây dựng, UBND tỉnh tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, tình hình quản lý CTR trên địa
bàn.
9.2 Sở Kế
hoạch & Đầu tư
- Chủ trì, phối
hợp với Sở ngành
liên
quan xây
dựng chính sách khuyến
khích và ưu đãi đầu tư cho các tổ chức tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa
bàn
toàn tỉnh trình UBND tỉnh phê
duyệt.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định và phê duyệt
đối với các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý nguồn vốn của Chủ tịch UBND tỉnh theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
- Chủ trì, phối hợp với Sở ngành liên quan trình UBND tỉnh ban hành Quy chế đấu thầu hoặc đặt hàng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn
toàn tỉnh.
- Bố trí vốn ngân sách cho các kế hoạch quản lý CTR đã được UBND tỉnh phê duyệt.
9.3 Sở Tài nguyên & Môi trường
- Chịu trách nhiệm
quản
lý nhà nước về
môi
trường tại
các trạm
trung chuyển, khu xử lý CTR
trên toàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các
dự
án đầu tư trình UBND tỉnh phê
duyệt.
- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Ban quản lý KKT Đông Nam và UBND các huyện, thành thị định kỳ kiểm tra, giám sát tình hình quản lý CTR tại các KCN, CCN và
các xí nghiệp riêng lẻ trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, định kỳ kiểm tra giám sát việc quản lý CTR
tại
các cơ sở y tế
trên
địa bàn tỉnh
- Chủ trì chương trình thực hiện
phân loại CTR tại nguồn.
- Chủ trì cùng các ngành thẩm định thành phần và tính chất CTR được nhập
khẩu vào tỉnh.
- Hàng năm lập báo cáo tổng hợp tình hình quản lý CTR bao gồm CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR y tế và CTR nguy hại trên toàn tỉnh, báo cáo HĐND và UBND tỉnh.
9.4 Sở Tài chính
- Chủ trì phối hợp với các Sở Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường tổ chức
xây
dựng và
ban
hành chi
phí
đầu tư, chi phí xử lý chất thải rắn trên địa bàn;
- Chủ trì
thẩm định
và trình UBND tỉnh phê duyệt
khung giá dịch vụ
thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tổ chức xây dựng chính sách ưu đãi về thuế, tài chính cho các tổ chức
tham gia
xã
hội hóa quản lý CTR.
9.5 Sở Công thương
- Chịu trách nhiệm
quản
lý nhà nước về
CTR công nghiệp, thường
xuyên
giám
sát quản lý thành phần CTR công nghiệp, khối lượng CTR phát sinh trong các
khu, cụm công nghiệp, làng nghề, xí nghiệp riêng lẻ, việc chấp hành các quy định
về quản lý CTR
trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR nguy hại có xuất xứ từ
sản
xuất công nghiệp.
9.6 Ban quản lý
KKT Đông Nam
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống nhất về quản lý CTR trong phạm vi do mình quản lý.
- Phối hợp với Thanh tra môi trường, Cảnh sát môi trường để thanh tra và xử
lý
các trường hợp vi phạm quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực CTR tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
9.7 Sở Y
tế
- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về
CTR y tế trên địa
bàn tỉnh.
- Thường xuyên giám sát tình hình thu gom, xử lý CTR nguy hại có nguồn gốc từ hoạt động y tế
trên địa bàn tỉnh.
9.8 Sở Khoa học & Công nghệ
- Thẩm
định các công nghệ, thiết bị xử lý, tái chế CTR của các dự án trên địa bàn tỉnh.
- Thẩm định các công nghệ xử lý CTR nguy hại trên địa
bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở TN&MT đánh giá
thành phần, tính chất CTR có xuất xứ từ
nước
ngoài nhập vào tỉnh.
9.9 UBND các huyện, thị xã, thành phố Vinh
- Chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh
môi trường trên địa bàn, trong đó có CTR.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan lập kế hoạch, dự án đầu tư các công trình xử lý CTR trên địa bàn, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý CTR theo nội dung đã được phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm lập quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm trung chuyển
CTR trên địa bàn, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
9.10 Cảnh sát môi trường -
Công an
Nghệ An
- Kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường; tiến hành hoạt động điều tra đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường; kiểm định tiêu chuẩn môi trường và thực hiện các công việc khác về bảo vệ môi trường theo nhiệm vụ
được
giao.
- Chủ động triển khai lực lượng trinh sát các
điểm nóng về
môi trường.
9.11 Các đơn vị, tổ chức hoạt động thu gom CTR trên địa bàn tỉnh
- Thu gom, vận chuyển và
xử
lý CTR theo các hợp đồng ký kết.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thí điểm
và nhân rộng chương trình phân loại CTR đô thị tại nguồn (tại hộ gia đình, các cơ quan, trường học, cơ
sở
thương mại - dịch vụ…).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể
từ
ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài
nguyên và Môi trường; Ban quản lý KKT Đông Nam; Cảnh sát môi trường - Công an
Nghệ An; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Các đơn vị, tổ chức hoạt động
thu gom CTR trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hồ Đức Phớc
|