BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
******
Số
: 49/2003/QĐ-BGDĐT
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
******
Hà
Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ THƯ VIỆN
TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TỪ NĂM HỌC 2003-2004
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trong các trường phổ
thông từ năm học 2003-2004.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Chánh Văn
phòng, Vụ trưởng các Vụ có liên quan và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Vọng
|
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỜNG NGHIỆP VỤ THƯ VIỆN TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TỪ
NĂM HỌC 2003-2004
(ban hành kèm theo Quyết định số 49/2003/QĐ-BGDĐT ngày 28/10/2003 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Mục đích
Nhằm tiếp tục
nâng cao trình độ, năng lực, tổ chức, quản lý thư viện trường học và từng bước
thực hiện việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ (giáo viên) làm công tác thư viện
trong nhà trường phổ thông, để đưa vào thực hiện thống nhất ở các địa phương từ
năm học 2003-2004. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện quy định
các đơn vị kiến thực, kỹ năng cơ bản cần phải đạt và thời lượng thực hiện ở mỗi
lớp học (10 ngày hoặc 15 ngày).
2. Yêu cầu.
a) Về kiến thức
:
Giúp cán bộ
(giáo viên) làm công tác thư viện trong các trường học phổ thông:
- Nhận thức đầy
đủ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của thư viện nói chung và thư viện nói
riêng, hiểu rõ mối quan hệ giữa công tác xuất bản – phát hành và thư viện trường
học trong ngành giáo dục.
- Nắm được những
nội dung kiến thức về kỹ thuật nghiệp vụ thư viện.
- Nắm được một
số văn bản của Nhà nước, của Ngành và công tác thư viện trong nhà trường phổ
thông.
b) Về kỹ năng
- Biết quản
lý thư viện trường phổ thông, tổ chức các hoạt động thư viện như : tuyên truyền,
giới thiệu sách, thi kể chuyện theo sách …phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường.
- Biết xử lý
đúng kỹ thuật nghiệp vụ thư viện: Bổ sung, đăng ký, phân loại, mô tả…tài liệu,
đồng thời tổ chức mục lục, danh mục tài liệu, phục vụ các đợt tuyên truyền giới
thiệu sách theo từng chủ đề lớn trong từng năm học.
- Tổ chức tốt
việc cho thuê, cho mượn sách giáo khoa và tham gia việc phát hành sách giáo dục
phục vụ yêu cầu của học sinh, giáo viên trong nhà trường.
c) Về thái độ,
tình cảm, trách nhiệm
- Yêu nghề
thư viện, yêu sách, gắn bó với công việc.
- Tích cực đổi
mới, học hỏi kinh nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của thư
viện trường học.
- Rèn luyện đức
tính kiên nhẫn, bền bỉ, chuyên cần để hoàn thành trách nhiệm của người cán bộ
(giáo viên) thư viện.
3. Đối tượng
Đối tượng thực
hiện Chương trình này là: những cán bộ (giáo viên) được phân công làm công tác
thư viện ở các trường phổ thông, nhưng chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện,
hoặc đã được bồi dưỡng từ 2 năm trở về trước hoặc tham dự các lớp bồi dưỡng ngắn
hạn dưới 10 ngày.
- Số tiết cho lớp 10 ngày : 75
tiết (5 đơn vị học trình).
+ Số tiết giảng : 41 tiết.
+ Số tiết thực hành + tham quan
thực tế : 34 tiết.
+ Số tiết kiểm tra : 2 tiết.
- Số tiết cho lớp 15 ngày : 105
tiết (7 đơn vị học trình).
+ Số tiết giảng : 46 tiết.
+ Số tiết thực hành + tham quan
thực tế : 59 tiết.
Số
thứ tự
|
Nội
dung
|
Số
tiết/lớp 10 ngày
|
Số
tiết/lớp 15 ngày
|
Lý
thuyết
|
Thực
hành
|
Lý
thuyết
|
Thực
hành
|
Chương 1
|
Thư viện trường học
|
4
|
|
4
|
|
Chương 2
|
Kỹ thuật nghiệp vụ thư viện
|
26
|
22
|
26
|
32
|
Chương 3
|
Công tác bạn đọc
|
8
|
6
|
8
|
12
|
Chương 4
|
Tổ chức và quản lý thư viện
trường học
|
3
|
4
|
8
|
12
|
|
Kiểm tra
|
|
2
|
|
3
|
|
|
41
|
34
|
46
|
59
|
|
Cộng
|
75
|
105
|
- Số bài giảng của lớp 15 ngày
nhiều hơn lớp 10 ngày:
+ Kỹ thuật nghiệp vụ thư viện:
10 tiết thực hành;
+ Công tác phục vụ bạn đọc: 6 tiết
thực hành.
+ Tổ chức và
quản lý thư viện trường học : 5 tiết lý thuyết, 8 tiết thực hành, trong đó có 1
bài mới (bài ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và hoạt động thư viện trường
học).
- Khai giảng,
bế giảng nằm ngoài các học trình (Ban tổ chức lớp học tự bố trí, sắp xếp).
- Hàng năm,
các địa phương lập kế hoạch mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện cho số cán bộ
(giáo viên) làm công tác thư viện ở các trường phổ thông, gửi về Nhà xuất bản
Giáo dục trước ngày 01 tháng 12 của năm trước, trong đó ghi rõ: Thời gian dực
kiếm mở lớp (tháng/năm), số học viên tham dự, và những đề nghị với Nhà xuất bản
Giáo dục, như việc hỗ trợ giảng viên, đặt mua tài liệu, Giấy chứng nhận cấp cho
các học viên... để giúp Nhà xuất bản Giáo dục có kế hoạch theo dõi và phối hợp,
giúp đỡ.
- Yêu cầu đối
với mỗi lớp học phải đảm bảo được nội dung và thời lượng theo chương trình quy
định (lý thuyết và thực hành). Kết thúc lớp học, mỗi học viên được cấp giấy chứng
nhận do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ký (mẫu giấy chứng nhận do Nhà xuất bản
Giáo dục in và phát hành).
THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC
Bài 1. Thư viện và thư viện
trường học
I. ĐỊNH NGHĨA
1. Thư viện
2. Thư viện trường học
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA THƯ
VIỆN VÀ THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC.
1. Chức năng nhiệm vụ của thư viện.
2. Chức năng nhiệm vụ của thư viện
trường học.
Ghi chú: Đối
với cán bộ; giáo viên làm công tác thư viện ở bậc tiểu học sẽ có thêm nội dung
phù hợp với định hướng đổi mới hoạt động thư viện trường tiểu học.
III. TỔ CHỨC
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
1. Một số
quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và phát triển như viện trong trường phổ
thông.
2. Các quy định
về tổ chức, quản lý và hoạt động của thư viện trong trường phổ thông (giới thiệu
một số văn bản của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo…)
3. Những kết
quả đạt được.
Bài 2: Mối
quan hệ giữa công tác xuất bản – phát hành và thư viện trong ngành giáo dục.
I. Công tác
xuất bản – phát hành và thư viện trong ngành giáo dục.
1. Công tác
xuất bản.
2. Công tác
phát hành.
3. Công tác
thư viện trường học.
4. Mối quan hệ
giữa công tác xuất bản – phát hành và thư viện trong ngành giáo dục.
II. Công tác
xuất bản – phát hành và thư viện trong ngành giáo dục trước yêu cầu mới.
1. Sự nghiệp
phát triển giáo dục trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Công tác
xuất bản – phát hành và thư viện trường học trước yêu cầu mới.
Chương 2:
KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ THƯ VIỆN
Bài 3: Xây
dựng vốn tài liệu
I. TÀI LIỆU
VÀ VỐN TÀI LIỆU CỦA THƯ VIỆN.
1. Khái niệm
2. Vai trò của
tài liệu trong thư viện.
3. Một số dạng
tài liệu.
II. TỔ CHỨC
XÂY DỰNG VỐN TÀI LIỆU
1.Những
nguyên tắc xây dựng vốn tài liệu thư viện.
2. Các phương
thức xây dựng vốn tài liệu thư viện.
3. Khai thác
các nguồn tài liệu bổ sung cho thư viện.
4. Thanh lý
tài liệu ra khỏi thư viện.
III. HƯỚNG DẪN
THỰC HÀNH.
Bài 4.
Đăng ký tài liệu.
I. MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU.
1. Mục đích
yêu cầu.
2. Đơn vị
đăng ký.
3. Đăng ký
sách giáo khoa.
II. CÁC
PHƯƠNG PHÁP ĐĂNG KÝ TÀI LIỆU.
1. Đăng ký tổng
quát.
2. Đăng ký cá
biệt.
3. Đăng ký
báo và tạp chí.
III. HƯỚNG DẪN
THỰC HÀNH.
Bài 5. Mô
tả tài liệu.
I. MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU.
II. SƠ ĐỒ MÔ
TẢ ISBD.
III. QUY TẮC
MÔ TẢ TÀI LIỆU.
1. Tiêu đề mô
tả.
2. Nội dung
mô tả.
3. Các dấu hiệu
ngăn cách quy định trong mô tả.
4. Các quy định
cho từng khu vực và yếu tố mô tả.
IV. CÁC LOẠI
HÌNH MÔ TẢ.
1. Mô tả
chính.
2. Mô tả bổ
sung.
3. Mô tả ấn
phẩm nhiều tập.
4. Mô tả báo,
tạp chí.
5. Mô tả bản
đồ.
V. HƯỚNG DẪN
THỰC HÀNH.
Bài 6.
Phân loại tài liệu.
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU.
II. GIỚI THIỆU
BẢN PHÂN LOẠI.
1. Khái niệm.
2. Bảng phân
loại dùng trong hệ thống thư viện.
3. Bảng phân
loại dùng trong hệ thống trường học.
III. PHƯƠNG
PHÁP PHÂN LOẠI CỤ THỂ.
1. Phương
pháp chung.
2. Phương
pháp phân loại cụ thể.
IV. HƯỚNG DẪN
THỰC HÀNH.
Bài 7. Mục
lục thư viện.
I. MỤC LỤC
THƯ VIỆN
1. Định
nghĩa.
2. Ý
nghĩa và tác dụng.
II. PHÂN LOẠI
MỤC LỤC THƯ VIỆN.
1. Các loại mục
lục thư viện.
2. Các hình
thức của mục lục thư viện.
3. Phích và tủ
phích.
4. Hướng dẫn
bạn đọc sử dụng mục lục.
III. TỔ CHỨC
MỤC LỤC CHỮ CÁI.
1. Cấu tạo của
mục lục chữ cái.
2. Quy tắc sắp
xếp trong mục lục chữ cái.
3. Chỉnh lý mục
lục chữ cái.
IV. TỔ CHỨC MỤC
LỤC PHÂN LOẠI.
1. Cấu tạo của
mục lục phân loại.
2. Quy tắc sắp
xếp trong mục lục phân loại.
3. Chỉnh lý mục
lục phân loại.
V. HƯỚNG DẪN
THỰC HÀNH.
Bài 8.
Công tác thư mục.
I. CÔNG TÁC
THƯ MỤC TRONG THƯ VIỆN.
1. Khái niệm.
2. Yêu cầu đối
với công tác thư mục.
II. PHƯƠNG
PHÁP CÔNG TÁC THƯ MỤC.
1. Tìm tài liệu.
2. Lựa chọn
tài liệu.
3. Phân tích
tài liệu.
4. Sắp xếp
tài liệu.
III. CÁC LOẠI
THƯ MỤC.
1. Thư mục giới
thiệu.
2. Thư mục
nhân vật.
3. Thư mục địa
chỉ.
IV. QUY TRÌNH
BIÊN SOẠN THƯ MỤC.
1. Chọn đề
tài và lập đề cương.
2. Sưu tập
tài liệu.
3. Dẫn giải nội
dung.
4. Sắp xếp
tài liệu.
5. Lập bảng
tra cứu.
6. Viết lời
giới thiệu.
7. Biên tập
và hoàn chỉnh thư mục.
V. Tổ chức
biên soạn thư mục.
1. Kế hoạch
biên soạn thư mục.
2. Tổ chức chấm
chọn, khen thưởng.
VI. Hướng dẫn
thực hanh.
Bài 9. Tổ
chức kho tài liệu
I. Tổ chức
kho tài liệu.
1. Mục đích ý
nghĩa.
2. Các loại
kho tài liệu.
3. Phương
pháp sắp xếp kho.
II. Kiểm kê
kho tài liệu.
1. Mục đích,
yêu cầu.
2. Tổ chức kiểm
kê.
3. Phương
pháp tiến hành.
4. Đáng giá kết
quả kiểm kê.
III . Bảo quản
kho tài liệu.
1. Mục đích
yêu cầu.
2. Nguyên
nhân hư hại và các phòng chống.
3. Phục chế
tài liệu.
4. Một số loại
kệ, giá thông dụng dùng để tài liệu trong thư viện.
Chương 3:
CÔNG TÁC BẠN ĐỌC
Bài 10. Tổ
chức phục vụ bạn đọc.
I. VỊ TRÍ VAI
TRÒ VÀ NỘI DUNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC.
1. Khái niệm
phục vụ bạn đọc.
2. Vị trí,
vai trò của công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện.
3. Nội dung
công tác phục vụ bạn đọc.
+ Hướng dẫn sử
dụng thư viện.
+ Hướng dẫn
chọn tài liệu theo yêu cầu.
+ Hướng dẫn
cách tra cứu tài liệu.
+ Hướng dận
phương pháp đọc sách.
II. NGHIÊN CỨU
NHU CẦU BẠN ĐỌC.
1. Các yếu tố
ảnh hưởng tới nhu cầu.
2. Các phương
pháp nghiên cứu nhu cầu bạn đọc.
Ghi chú : Đối
với cán bộ, giáo viên làm công tác thu viện ở bậc tiểu học có thêm nội dung đi
sâu nắm vững tâm sinh lý học sinh tiểu học và quan hệ giữa “bạn đọc nhỏ tuổi” với
thư viện nhà trường.
III. TỔ CHỨC
PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC.
1. Tổ chức phục
vụ bạn đọc trong thư viện.
2. Tổ chức phục
vụ bạn đọc ngoài thư viện.
Bài 11. Tổ
chức tuyên truyền, giới thiệu sách trong nhà trường.
I. KHÁI NIỆM
II. CÁC PHƯƠNG
PHÁP TUYÊN TRUYỀN.
1. Phương
pháp tuyên truyền miệng.
2. Phương
pháp tuyên truyền giới thiệu trực quan.
III. TỔ CHỨC
GIỚI THIỆU TÀI LIỆU.
1. Đọc nghiên
cứu tài liệu.
2. Viết bài
giới thiệu.
3. Chuẩn bị
giáo cụ trực quan.
4. Tổ chức giới
thiệu tài liệu.
5. Xây dựng kế
hoạch giới thiệu tài liệu.
IV. TÀI LIỆU
THAM KHẢO (MỘT SỐ BÀI MẪU GIỚI THIỆU TRONG HỘI THI GIÁO VIÊN THƯ VIỆN GIỎI NĂM
2001).
V. HƯỚNG DẪN
THỰC HÀNH.
Chương 4:
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC
Bài 12. Công tác tổ chức và
quản lý thư viện trường học.
I. Công tác tổ chức thư viện
trong một trường học.
1. Tổ chức khâu kỹ thuật thư viện.
2. Tổ chức phục vụ bạn đọc trong
và ngoài thư viện.
II. Nhiệm vụ của người cán bộ,
giáo viên thư viện trường học.
1. Một số yêu cầu đối với người
cán bộ, giáo viên thư viện trường học.
2. Nhiệm vụ cụ thể của người cán
bộ, giáo viên thư viện trường học.
Bài 13. Ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác quản lý và hoạt động của thư viện trường học.
I. MỤC TIÊU CỦA TIN HỌC HÓA CÔNG
TÁC THƯ VIỆN.
1. Quá trình tin học hóa thư viện.
2. Các mục tiêu của tin học hóa
thư viện.
3. Lợi ích của công tác tin học
hóa thư viện.
II. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIN HỌC HÓA
CÔNG TÁC THƯ VIỆN.
1. Phần cứng.
2. Phần mềm.
3. Người sử dụng.
4. Dữ liệu.
5. Các thủ tục.
III. CÁC ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC.
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu.
2. Tìm kiếm thông tin.
3. Quản lý kho và bạn đọc.
4. In phích mục lục và thư mục.
5. Kết nối mạng.
Bài 14. Tổ chức tham quan thực
tế.
I. NỘI DUNG THAM QUAN THỰC TẾ.
1. Công tác tổ chức và quản lý
thư viện trường học.
2. Công tác kỹ thuật nghiệp vụ
thư viện.
3. Công tác bạn đọc.
II. TỔ CHỨC RÚT KINH NGHIỆP SAU
ĐỢT THAM QUAN THỰC TẾ.
PHỤ LỤC
Một số văn bản của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về công tác thư viện trường học:
1. Quyết định
số 57/CT ngày 12/8/1981 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về phương thức phân phối
sách giáo khoa.
2. Thông tư
liên Bộ số 30/TT-LB ngày 26/7/1990 của liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào
tạo về “Hướng dẫn quản lý vốn sự nghiệp đầu tư cho giáo dục phổ thông”.
3. Quyết định
số 61/1998/QĐ-BGDĐT ngày 06/11/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông.
4. Quyết định
số 01/2003/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định
tiêu chuẩn như viện trường phổ thông.