Quyết định 48/2010/QĐ-UBND về quản lý các chợ mua bán đại gia súc trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Số hiệu | 48/2010/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 24/12/2010 |
Ngày có hiệu lực | 03/01/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lào Cai |
Người ký | Nguyễn Văn Vịnh |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2010/QĐ-UBND |
Lào Cai, ngày 24 tháng 12 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÁC CHỢ MUA BÁN ĐẠI GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14/6/2005;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 07/1 1/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban quản lý chợ:
Căn cứ Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 02/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành quy định về tổ chức, quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Căn cứ Quyết định số 1843/2007/QĐ-UBND ngày 03/8/2007 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010, xét đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai tại Tờ trình số 60/TTr-SCT ngày 29/10/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
VỀ
QUẢN LÝ CÁC CHỢ MUA BÁN ĐẠI GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về tổ chức và quản lý các chợ mua bán đại gia súc trên địa bàn tỉnh Lào Cai; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động liên quan đến chợ mua bán đại gia súc bao gồm: Đầu tư xây dựng chợ; mua bán, kinh doanh đại gia súc; quản lý các hoạt động của chợ mua bán đại gia súc trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dung đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng, mua bán, kinh doanh, quản lý, khai thác và tham quan chợ mua bán đại gia súc.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2010/QĐ-UBND |
Lào Cai, ngày 24 tháng 12 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÁC CHỢ MUA BÁN ĐẠI GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14/6/2005;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 07/1 1/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban quản lý chợ:
Căn cứ Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 02/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành quy định về tổ chức, quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Căn cứ Quyết định số 1843/2007/QĐ-UBND ngày 03/8/2007 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010, xét đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai tại Tờ trình số 60/TTr-SCT ngày 29/10/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
VỀ
QUẢN LÝ CÁC CHỢ MUA BÁN ĐẠI GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về tổ chức và quản lý các chợ mua bán đại gia súc trên địa bàn tỉnh Lào Cai; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động liên quan đến chợ mua bán đại gia súc bao gồm: Đầu tư xây dựng chợ; mua bán, kinh doanh đại gia súc; quản lý các hoạt động của chợ mua bán đại gia súc trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dung đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng, mua bán, kinh doanh, quản lý, khai thác và tham quan chợ mua bán đại gia súc.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1. Chợ chuyên doanh: Là chợ kinh doanh chuyên biệt một ngành hàng hoặc một số ngành hàng có đặc thù và tính chát riêng.
2. Chợ tổng hợp: Là chợ kinh doanh nhiều ngành hàng.
3. Chợ dân sinh: Là chợ hạng 3 (do xã, phường quản lý) kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiết yêu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân.
4. Đại gia súc: bao gồm trâu, bò, ngựa, la.
5. Chợ buôn bán đại gia súc là chợ chuyên doanh độc lập hoặc chợ lồng nhép gắn liền với chợ dân sinh hoặc chợ tổng hợp có khu mua bán đại gia súc riêng biệt.
6. Công tác thú y: Là các hoạt động chuyên môn về thú y nhằm đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh động vật xảv ra, lây lan theo con đường mua bán, vận chuyển gia súc và đảm bảo vệ sinh thú y.
Điều 3. Chợ mua bán đại gia súc
1. Chợ mua bán đại gia súc được đầu tư xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển và quản lý các loại chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Yêu câu của chợ chuyên doanh buôn bán đại gia súc:
a) Xây dựng thành khu riêng biệt, có hàng rào chắc chắn ngăn cách với xung quanh, có các hàng cọc buộc gia súc bằng bê tông và việc xây dựng chợ phải phù hợp với bản sắc văn hóa của đồng bào và cảnh quan của khu vực;
b) Có hệ thống cấp nước, máng uống nước cho đại gia súc đảm bảo vệ sinh thú y;
c) Có hệ thống thu gom và xứ lý nước thải, chất thải và rác thải;
d) Có cầu dẫn để đưa gia súc lên xuống phương, tiện vận chuyển;
đ) Trồng cây xanh tạo bóng mát trong khu vực chợ;
g) Có khu cách biệt để nuôi nhốt đại gia súc khi nghi mắc bệnh truyền nhiễm để theo dõi chữa trị;
h) Có nhà làm việc cho Ban quản lý, Tổ quản lý chợ và nơi giao dịch của thương nhân;
i) Có khu đỗ phương tiện;
3. Yêu cầu của khu dành riêng buôn bán đại gia súc trong các chợ lồng ghép:
a) Khu dành riêng buôn bán dại gia súc trong các chợ lồng ghép phải đảm bảo các quy định tại khoản 2 điều 3; trong khu vực dành riêng cho buôn bán đại gia súc không được bố trí các ngành hàng khác cùng kinh doanh.
b) Đối với những chợ lồng ghép hiện đang hoạt động nhưng chưa đảm bao yêu cầu tại khoản 2 điều 3, trước mắt cần bố trí riêng một khu vực buôn bán đại gia súc trong phạm vi chợ nhưng phải đảm bảo các quy định tại mục b, mục c khoản 2 điều 3.
Điều 4. Điều kiện vệ sinh đối với phương tiện vận chuyển đại gia súc:
1. Phương tiện vận chuyển đại gia súc phải đảm bảo:
a) An toàn về mặt kỹ thuật để bảo vệ động vật trong suốt quá trình vận chuyển;
b) Tùy theo loài động vật, nơi chứa động vật phải có đủ diện tích, không gian để đảm bảo an toàn cho động vật trong quá trình vận chuyển;
c) Sàn xe phải phẳng, kín, không trơn, không để lọt nước và chát thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển; dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; thành, nóc và cửa xe phải chắc chắn.
2. Nghiêm cấm vận chuyển đại gia súc trên phương tiện chở hành khách và nghiêm cấm việc vận chuyển đại gia súc không rõ nguồn gốc, không giây kiểm dịch thú y.
QUYỂN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG MUA BÁN TẠI CHỢ GIA SÚC.
Điều 5. Quyền lợi của tổ chức, cá nhân tham gia mua bán đại gia súc tại chợ
1. Được bố trí sắp xếp địa điểm tập kết đại gia súc tại chợ cho hoạt động mua, bán và trao đổi đại gia súc.
2. Được hưởng các chính sách về tiêm phòng đại gia súc theo quy định.
3. Đại gia súc mua tại chợ, nếu chủ hàng có nhu cầu vận chuyển thì đăng ký kiểm dịch vận chuyển với Trạm thú y huyện nơi có chợ theo quy định của Pháp lệnh thú y.
4. Được quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia mua bán đại gia súc tai chợ
1. Chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh đại gia súc kiểm dịch, vận chuyển đại gia súc.
2. Đại gia súc đưa đến chợ phải đảm bảo đang trong tình trạng khỏe mạnh. Không, bán, mua, giết mổ đại gia súc ốm, chết làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người và động vật khác.
3. Khi thấy hiện tượng đại gia súc ốm, chết phải báo ngay cho nhân viên Thú y và thực hiện việc xứ lý theo hướng dẫn của cơ quan Thú y.
4. Thực hiện nghiêm các hướng dẫn của cơ quan Thú y về quy trình kiểm dịch động vật; đảm bảo việc mua bán, trao đổi vận chuyển gia súc không làm lây lan dịch bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường.
5. Nộp các khoản phí và lệ phí theo quy định.
6. Ngoài các nghĩa vụ trên còn phải thực hiện các quy định tại điều 11, Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 02/12/2008 về quy định đối với thương nhân kinh doanh tại chợ và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thú y.
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ KINH DOANH TẠI CHỢ ĐẠI GIA SÚC
Điều 7. Quy định về đầu tư xây dưng chợ và bố trí các công trình trong phạm vi chợ
Ngoài việc chấp hành các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Quy định này còn phải tuân thủ các quy định sau:
1. Đối với chợ chuyên doanh: địa điểm xây dựng chợ phải phù hợp với quy hoạch xây dựng chợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế xã bội của địa phương.
2. Đối với chợ kết hợp: Xây dựng; thành khu vực riêng, có gianh giới địa lý xác định được UBND cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng và hoạt động, phù hợp với quy hoạch phát triển chợ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đảm bảo cách xa khu dân cư và các công trình công cộng 100 m trở lên, xung quanh xây tường rào bảo vệ, không gây ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng đến giao thông hoặc các công trình công cộng khác.
4. Đường đi trong chợ bằng bê tông; giữa các khoảng đất trống trồng cây xanh.
5. Đối với chợ chuyên doanh: Có khu vệ sinh công cộng cho người trong khu vực chợ.
Điều 8. Quản lý, kinh doanh và khai thác chợ
1. Chợ chuyên doanh đại gia súc có Ban quản lý hoặc Tổ quản lý chợ, áp dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 02/12/2008 Trạm thú y cấp huyện có trách nhiệm bố trí từ 02 đến 03 cán bộ làm công tác thú y tại chợ.
2. Đối với chợ kết hợp, ngoài thành phần chính của Ban quản lý chợ hoặc Tổ quản lý chợ hiện có, Trạm thú y cấp huyện bố trí từ 01 đến 02 cán bộ làm công tác thú y tại chợ.
Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác thú y tại các chợ thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Tùy theo tính chất, đặc điểm, khối lượng công việc và khả năng tài chính. Trưởng ban hoặc Tổ trưởng, Tổ quản lý chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận quản lý và tổ chức các dịch vụ, vệ sinh môi trường tại chợ cho phù hợp với điều kiện thực tế.
4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý, Tổ quản lý chợ:
Ngoài chức năng nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 02/12/2008 các Ban hoặc Tổ quản lý chợ phải thực nhiệm thêm một số nhiệm vụ sau:
a) Phối hợp phổ biến tuyên truyền, tiếp nhận, cung cấp thông tin và tham gia tích cực vào công tác phòng chống và xử lý dịch bệnh cho đại gia súc kinh doanh tại chợ. Không cho đưa vào chợ các trường hợp gia súc mà cơ quan thú y nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc nhiễm bênh;
b) Thu gom rác thải, chất thải của gia súc, thực hiện vệ sinh khứ trùng tiêu độc sau mỗi phiên chợ;
c) Tổ chức kinh doanh, phát triện các dịch vụ hỗ trợ như: Trông giữ phương tiện vận chuyển, cung cấp thông tin, kiểm dịch thú y, vệ sinh môi trường và một số hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với quy định của pháp luật.
Trạm thú y cấp huyện thực hiện nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Quy định này để triển khai các nhiệm vụ:
1. Thường trực tại các phiên chợ, kiểm tra lâm sàng đại gia súc trước khi vào chợ, nếu nghi ngờ đại gia súc mác bệnh phải cách ly theo dõi và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm dịch bệnh.
2. Thực hiện và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh đại gia súc cho người bán và người mua đại gia súc.
3. Cung ứng hóa chất và hướng dẫn các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
4. Tổ chức tiêm phòng bổ sung bắt buộc cho gia súc theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc Tiêm phòng bắt buộc vác xin cho gia súc, gia cầm.
5. Kịp thời báo cáo với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện về dịch bệnh nguy hiểm xảy ra đối với đại gia súc để triển khai các biện pháp phòng chống và đình chỉ hoạt động của chợ trong khu vực, thời gian xảy ra dịch bệnh. Phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân và thương nhân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đại gia súc.
6. Cấp giấy Chứng nhận kiểm dịch thú y theo yêu cầu của chủ sở hữu đại gia súc (hoặc người được chủ sở hữu đại gia súc ủy quyền) có nhu cầu vận chuyển đại gia súc ra ngoài địa bàn, phù hợp với quy định của pháp luật về kiểm dịch thú y.
Điều 10. Nội quy chợ mua bán đại gia súc
1. Ban quan lý chợ có trách nhiệm xây dựng Nội qui chợ trình UBNĐ cấp huyện phê duyệt. Nội quy chợ được niêm yết tại nơi dễ quan sát trong khu vực chợ và được thông báo rộng rãi đến mọi thành phần tham gia kinh doanh tại chợ được biết và thực hiện.
2. Nội dung cơ bản của Nội quy chợ:
Nội dung cua Nội quy chợ mua bán đại gia súc phải thể hiện đầy đủ các quy định tại điều 9 Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 02/12/2008, các quy định tại Điều 6 của Quy định này.
1. Chịu trách nhiệm chung về công tác phát triển và quản lý chợ, chấp thuận về điểm quy hoạch các dự án đầu tư xây dụng chợ kinh doanh đại gia súc.
2. Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, UBND cấp huyện tổ chức quy hoạch chợ chuyên doanh hoặc chợ lồng ghép mua bán, vận chuyển động vật trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động mua bán, vận chuyển động vật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký, biểu mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện, quy trình thẩm định điều kiện hoạt động mua bán, vận chuyển động vật trên địa bàn tỉnh.
2. Chi đạo Chi cục Thú y:
a) Tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y động, vật, phương tiện vận chuyển, vệ sinh thú y cơ sở kinh doanh động vật;
b) Kiểm tra, và cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh động vật thời gian thực hiện trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
3. Chỉ đạo Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra xử lý vi phạm thuộc phạm vi quản lý của ngành.
Hướng, dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động các chợ trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Hướng dẫn việc thực hiện điều kiện môi trường đối với hoạt động của chợ kinh doanh mua bán đại gia súc trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm các quy định trong lĩnh vực môi trường.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân về tác hại, nguy cơ lây nhiễm và các biện pháp phòng chống, dịch bệnh gia súc lây nhiễm từ động vật sang người. Áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, phòng tránh dịch bệnh đảm bảo an toàn cho người trong vùng xảy ra dịch bệnh.
Điều 16. UBND các huyện, thành phố
1. Chỉ đạo các cơ quan thú y của huyện, UBND các xã và các cơ quan liên quan nơi có chợ đại gia súc kiểm tra, giám sát dịch bệnh nếu phát hiện dịch bệnh yêu cầu đóng ngay cửa chợ, tạm thời vận chuyển đại gia.
2. Chỉ đạo các lực lượng kiên quyết xử lý các hành vi kinh doanh đại gia súc không đúng địa điểm quy định, bán chạy đại gia súc mắc bệnh, và những vi phạm về phòng chống dịch làm lây lan dịch bệnh theo quy định hiện hành.
3. Quyết định đình chỉ hoạt động của chợ trong thời gian cơ quan thú y thông báo có dịch bệnh đại gia súc tại địa phương.
4. Phê duyệt nội quy chợ.
5. Chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp Trạm Thú y kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho các đối tượng; do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp phép.
6. Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nội dung Quy định này tại địa phương theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh gia súc theo chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Bố trí quỹ đất hợp lý để đầu tư xây đựng chợ chuyên doanh mua bán đại gia súc phù hợp với quy mô, quy hoạch chợ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
8. Tổng hợp, báo cáo hoạt động của chợ trên địa bàn cho các cơ quan chức năng và UBND tỉnh.
Điều 17. UBND các xã, phường, thị trấn nơi có chợ
1. Trình UBND cấp huyện quyết định thành lập, giải thể và quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và quản lý hoạt động của ban hoặc tổ quản lý chợ.
2. Xác nhận nguồn gốc mua bán đại gia súc tại chợ cho thương nhân và nhân dân, cử cán bộ thường trực tại các ngày có phiên chợ.
3. Thông báo rộng rãi cho nhân dân và thương nhân chấp hành nghiêm việc đình chỉ hoạt động của chợ khi có dịch bệnh và phối hợp tốt với cơ quan thú y thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khử trùng, tiêu độc khu vực chợ.
4. Phối hợp với cán bộ thú y xác định nguồn gốc đại gia súc (khi có yêu cầu) và tổ chức tiêm phòng cho đại gia súc theo quy định.
5. Phối hợp với Ban quản lý, tổ quản lý chợ và cơ quan thú y xử lý các trường hợp đại gia súc mang đến chợ bị ốm, chết, mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Tổng hợp, báo cáo các hoạt động của chợ cho UBND cấp huyện thành phố.
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng phát triển và quản lý chợ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Các tổ chức, cá nhân vi phạm về kinh doanh mua bán đại gia súc tại các chợ trên địa bàn, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; Tài chính; Nội vụ; Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Y tế; Cục Thuế tỉnh; Chi cục Thú y; UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện quy chế này.
Trong quá trình triển khai thực hiện có vướng mắc hoặc cần điều chỉnh bổ sung các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định./.