Quyết định 466/QĐ-BHXH năm 2011 về Quy trình giám định bảo hiểm y tế do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 466/QĐ-BHXH
Ngày ban hành 19/04/2011
Ngày có hiệu lực 19/04/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Lê Bạch Hồng
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thể thao - Y tế

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 466/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/08/2009 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế;
Căn cứ Quyết định số 82/QĐ-BHXH ngày 20/01/2010 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy định về tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh, giám định, chi trả chi phí khám chữa bệnh, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế;
Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 1914/BTC-HCSN ngày 14/02/011 và ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 1709/BYT-BH ngày 01/04/2011;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Thực hiện Chính sách bảo hiểm y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình giám định bảo hiểm y tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban Thực hiện Chính sách bảo hiểm y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Bảo hiểm xã hội: Bộ Quốc phòng, Công an nhân dân, Ban Cơ yếu Chính phủ và các tổ chức, đơn vị có hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Y tế, Bộ Tài chính (để báo cáo);
- HĐQL BHXH Việt Nam (để báo cáo);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc;
- Các BV, Viện có giường bệnh TT BYT;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Quân y BQP, Cục Y tế BCA;
- Lưu: VT, CSYT (30b).

TỔNG GIÁM ĐỐC




Lê Bạch Hồng

 

QUY TRÌNH

GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 466/QĐ-BHXH ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Chương 1.

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH

Điều 1. Kiểm tra thủ tục khám chữa bệnh BHYT

Giám định viên bảo hiểm y tế (BHYT) chủ trì phối hợp với cán bộ của cơ sở khám chữa bệnh kiểm tra thủ tục khám chữa bệnh BHYT cụ thể như sau:

1. Tại khu vực đón tiếp người bệnh:

1.1. Kiểm tra thẻ BHYT hoặc giấy tờ thay thế thẻ BHYT:

a) Kiểm tra hình thức thẻ, đảm bảo đúng thẻ BHYT do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành; thẻ còn nguyên vẹn, không bị rách nát, không bị tẩy xóa, sửa chữa.

b) Đối chiếu ảnh (có đóng dấu giáp lai) dán trên các loại giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ gồm: chứng minh thư nhân dân; hộ chiếu; giấy phép lái xe, thẻ đảng viên, thẻ đoàn viên; thẻ đoàn viên công đoàn; thẻ hưu trí, thẻ học sinh, sinh viên; thẻ công chức, viên chức với người bệnh, đảm bảo đúng người đúng thẻ.

c) Kiểm tra các thông tin ghi trên thẻ BHYT: ngày cấp và giá trị sử dụng của thẻ, tên, tuổi, năm sinh, giới tính của người bệnh; mã thẻ, mã cơ sở khám chữa bệnh ban đầu theo đúng các quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

d) Kiểm tra đối chiếu giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng các loại giấy tờ trên để thay thế thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh. Giám định viên BHYT có trách nhiệm hướng dẫn cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ liên hệ với cơ quan có trách nhiệm (Ủy ban nhân dân cấp xã, Bảo hiểm xã hội cấp huyện) để hoàn thiện các thủ tục cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi theo đúng quy định.

1.2. Kiểm tra giấy chuyển viện và các loại giấy tờ thay thế giấy chuyển viện (giấy hẹn khám lại, giấy đăng ký tạm trú, giấy công tác, quyết định cử đi học):

a) Kiểm tra hình thức và các nội dung ghi trên giấy chuyển viện, đảm bảo đúng mẫu theo quy định của Bộ Y tế, không bị rách nát, không bị tẩy xóa, sửa chữa; con dấu và chữ ký của đại diện hợp pháp của cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển bệnh nhân đi theo đúng Quy chế bệnh viện do Bộ Y tế ban hành. Đối chiếu các thông tin ghi trên giấy chuyển viện với thẻ BHYT và các loại giấy tờ khác (nếu có) của người bệnh. Kiểm tra, xác định ngày chuyển viện phù hợp với ngày vào viện.

b) Đối chiếu với quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế để xác định tính hợp lý của việc chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bệnh có thẻ BHYT.

c) Kiểm tra tính hợp lý của giấy hẹn khám lại; giấy đăng ký tạm trú; giấy công tác trong trường hợp người bệnh sử dụng các loại giấy tờ nêu trên để thay giấy chuyển viện.

1.3. Xác định điều kiện, mức hưởng BHYT trong các trường hợp:

[...]