ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TRÀ VINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 460/QĐ-UBND
|
Trà Vinh, ngày
04 tháng 3 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm
2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm
2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 26 tháng
11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14
tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25
tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong thành lập
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều
3. Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục trưởng Cục thuế
tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đồng Văn Lâm
|
QUY CHẾ
THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN
THÔNG TRONG THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2016 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định mục
tiêu, nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan
đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong việc cấp giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế một cửa liên thông.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Cục Thuế tỉnh Trà
Vinh (Phòng Kê khai và Kế toán thuế) và các Chi Cục Thuế huyện, thị xã, thành
phố.
2. Sở Kế hoạch và Đầu
tư (Phòng Đăng ký kinh doanh).
3. Các tổ chức, cá
nhân có liên quan.
Điều
3. Mục tiêu của việc phối hợp theo
cơ chế một cửa liên thông trong thành lập doanh nghiệp
1. Nâng cao tinh thần
trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính về thành
lập doanh nghiệp.
2. Rút ngắn thời gian
giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp gia nhập thị trường.
3. Góp phần xây dựng
môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, thúc đẩy đầu tư sản xuất kinh
doanh nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Điều
4. Nguyên tắc thực hiện
1. Trách nhiệm xử lý
được phân định rõ ràng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ
quan nhà nước.
2. Trao đổi thông tin
và trả kết quả phải kịp thời, nhanh chóng, chính xác và đúng quy định của pháp
luật.
Chương
II
TRAO ĐỔI, XỬ
LÝ THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Điều
5. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh
1.Trực tiếp tiếp nhận
hồ sơ của doanh nghiệp, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ doanh nghiệp (Điều 14,
Điều 27 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ)
2. Nếu không hợp lệ đề
nghị doanh nghiệp chỉnh sửa; nếu hợp lệ cán bộ tiếp nhận hồ sơ nhập thông tin
tiếp nhận vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, in ký tên
vào giấy biên nhận và trao cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng
ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Lệ phí đăng ký
doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào
tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử (Điều
32 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày ngày 14/9/2015 của Chính phủ).
3. Cán bộ, công chức xử
lý hồ sơ nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ doanh nghiệp, tải các văn
bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và chuyển qua cơ quan thuế để cấp mã số doanh
nghiệp. Thời gian xử lý tối đa 01 ngày làm việc.
4. Sau khi nhận được
mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, cán bộ, công chức xử lý hồ sơ doanh nghiệp
in giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông tin cơ quan quản lý thuế đối với
doanh nghiệp trình lãnh đạo ký (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
5. Doanh nghiệp sẽ nhận
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin cơ quan quản lý thuế trực tiếp
tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua đường bưu điện và phải nộp phí theo quy định
(Điều 27 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ).
6. Tổng thời gian xử
lý của cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế tối đa không quá 03 ngày
làm việc.
Điều
6. Trách nhiệm của cơ quan thuế
1. Trên cơ sở
thông tin doanh nghiệp và thông tin về thuế được chuyển sang từ Phòng Đăng ký
kinh doanh (Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp). Hệ thống quản
lý thuế tập trung sẽ tự động cấp mã số thuế (mã số doanh nghiệp) và phân cấp Cơ
quan thuế quản lý doanh nghiệp. Cán bộ thuế phụ trách công tác Đăng ký thuế tại
Văn phòng Cục Thuế và Chi cục Thuế được phân cấp quản lý cập nhật mục lục ngân
sách (chương, loại, khoản) và trả kết quả về cơ quan đăng ký kinh doanh. Thời
gian xử lý tối đa 01 ngày làm việc.
2. Tất cả các quy
trình đều thực hiện trên Hệ thông thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và
Hệ thống quản lý thuế tập trung. Quy trình này cũng áp dụng cho đăng ký doanh
nghiệp qua mạng.
Điều
7. Cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng (tổng thời
gian xử lý của cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế tối đa không quá 03 ngày làm
việc đối với hồ sơ hợp lệ, nếu hồ
sơ không hợp lệ đề nghị doanh nghiệp chỉnh sửa)
1. Cấp đăng ký doanh
nghiệp theo quy trình dự phòng là việc cấp đăng ký doanh nghiệp không thực hiện
qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Việc phối hợp giải
quyết thủ tục cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng giữa cơ quan
đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế được thực hiện theo quy trình luân chuyển hồ
sơ bằng bản giấy.
3. Trong thời hạn 15
ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình
dự phòng, Phòng Đăng ký kinh doanh phải cập nhật dữ liệu, thông tin mới đã cấp
cho doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều
8. Phối hợp rà soát, đối chiếu dữ liệu và chia sẻ thông tin
doanh nghiệp
1. Hàng năm, Phòng
Đăng ký kinh doanh tổ chức, phối hợp với Phòng Kê khai và Kế toán thuế rà soát,
đối chiếu dữ liệu giữa Hệ thống thông tin về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống
quản lý thuế tập trung để kịp thời hiệu đính chính xác thông tin giữa hai hệ thống.
2. Việc phối hợp chia
sẻ thông tin doanh nghiệp và tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật.
Chương
III
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều
9. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có
thành tích trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và
Quy chế này được xem xét tuyên dương, khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm pháp luật, gây phiền hà, cản trở, nhũng nhiễu làm ảnh hưởng đến
đăng ký doanh nghiệp thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành.
Điều
10. Kinh phí thực hiện
Kinh phí bảo đảm cho
công tác thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong thành lập doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan liên
quan.
Điều
11. Tổ chức thực hiện
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Cục thuế tỉnh có trách nhiệm thi hành Quy chế này và các quy định của pháp luật
hiện hành.
2. Hàng năm, Sở Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Cục thuế tỉnh tổ chức đánh giá kết quả thực hiện
Quy chế.
Trong quá trình triển
khai nếu có vướng mắc, đề nghị Cục Thuế tỉnh phản ánh kịp thời về Sở Kế hoạch
và Đầu tư để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.