Quyết định 46/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án "Bảo tồn phát huy thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số M’Nông, Mạ, Êđê, Thái, Dao gắn với phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2023-2025"

Số hiệu 46/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/01/2023
Ngày có hiệu lực 12/01/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Tôn Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 12 tháng 01 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO TỒN PHÁT HUY THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ M’NÔNG, MẠ, Ê ĐÊ, THÁI, DAO GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2023-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị khóa XII về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 777/QĐ-BVHTTDL ngày 04 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống, nghề dệt của người M’Nông tỉnh Đắk Nông;

Căn cứ Chương trình số 27-CTr/TU ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII về sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ thất truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ, giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Bảo tồn phát huy thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số M’Nông, Mạ, Ê đê, Thái, Dao gắn với phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2023-2025 (Kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Hội LHPN tỉnh;
- Liên đoàn Lao động tỉnh;
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh;
- Các Sở, ngành: NN&PTNT, TC, CT, KH&ĐT,
KH&CN, LĐ-TB&XH, TN&MT, TT&TT,
GD&ĐT, Ban Dân tộc, Liên minh HTX tỉnh;
- Báo Đắk Nông, Đài PT&TH Đắk Nông;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Cổng TTĐT tỉnh, KGVX (H).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tôn Thị Ngọc Hạnh

 

ĐỀ ÁN

BẢO TỒN PHÁT HUY THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ M’NÔNG, MẠ, Ê ĐÊ, THÁI, DAO GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2023-2025
(Kèm theo Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thổ cẩm là một trong những giá trị văn hóa tạo nên tính đặc trưng của từng dân tộc ở Đắk Nông. Thổ cẩm không chỉ được dùng để làm trang phục, mà còn là sản phẩm văn hóa dùng làm kỷ vật trong hôn nhân, tang lễ, trong sinh hoạt thường ngày và trong sinh hoạt văn hóa truyền thống.

Trong bối cảnh phát triển hiện nay, quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghiệp hiện đại như hiện nay, các sản phẩm được làm bằng công nghiệp, kể cả vải và trang phục. Hòa trong dòng chảy phát triển đó, các dân tộc thiểu số ở Đắk Nông cũng ảnh hưởng theo. Họ có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong trang phục truyền thống. Những bộ đồ thổ cẩm truyền thống được thay đổi bằng những trang phục hiện đại do người Việt (Kinh) cung cấp. Các phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống bị ảnh hưởng khiến cho văn hóa thổ cẩm cũng bị biến đổi theo. Các hoa văn cổ truyền vốn là biểu trưng riêng của mỗi dân tộc nay đã mất dần theo cây nêu cột lễ trong lễ hội, vắng bóng dần trong trang trí nhà ở, vật dụng sinh hoạt và đặc biệt là trên nền vải. Chính vì thế, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang dần bị mai một. Các nghệ nhân dệt thổ cẩm ngày một ít đi, đội ngũ kế thừa gần như không có. Sản phẩm thổ cẩm không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm hiện đại do không đáp ứng được các nhu cầu phát triển của cộng đồng và xã hội. Với xu hướng đó, tương lai không xa, văn hóa thổ cẩm của các dân tộc thiểu số ở Đắk Nông, cụ thể là ở các dân tộc thiểu số như M’Nông, Mạ, Ê đê, Dao, Thái... sẽ bị giảm dần và có nguy cơ mất hẳn nếu không có những biện pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của loại hình văn hóa này một cách hiệu quả và thiết thực. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ mất đi một bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, mất đi một dấu hiệu để nhận diện văn hóa của dân tộc đó.

Nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Nông chỉ tồn tại như một nghề phụ trong hoạt động mưu sinh của đồng bào các dân tộc thiểu số. Do đó, để cho nghề này tiếp tục tồn tại như một sản phẩm văn hóa và phát triển tốt hơn nữa và có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của từng dân tộc nói riêng và của Đắk Nông nói chung, cần có sự bảo tồn và phát huy, thay đổi để đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhiều hơn với thị hiếu người tiêu dùng và mở rộng thị trường tiêu thụ để thổ cẩm trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ các văn bản của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ