HỘI
ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
46/2003/QĐ-TCCB
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 46/2003/QĐ-TCCB NGÀY
02 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN
THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ HỘI
ĐỒNG TUYỂN CHỌN THẨM PHÁN TÒA ÁN QUÂN SỰ CẤP QUÂN KHU, THẨM PHÁN TÒA ÁN QUÂN SỰ
KHU VỰC
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ vào Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân,
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao; sau
khi trao đổi thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Uỷ ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Hội
đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
huyện và Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán
Tòa án quân sự khu vực.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao;
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh án Tòa án
quân sự Trung ương, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm
phán Tòa án nhân dân cấp huyện và Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án quân sự
cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực có trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
|
Đặng
Quang Phương
(Đã
ký)
|
QUY CHẾ
LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN THẨM PHÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2003/QĐ-TCCB ngày 02 tháng 4 năm 2003 của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
I. NHƯNG QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Quy chế này quy định nguyên tắc làm việc của Hội đồng
tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
huyện và Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán
Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi tắt và Hội đồng); trình tự tuyển chọn và đề
nghị bổ nhiệm Thẩm phán; trình tự xem xét và đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm
phán, cách chức chức danh Thẩm phán.
Điều 2.
Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể. Mọi quyết định
của Hội đồng được thông qua tại phiên họp của Hội đồng và phải được ít nhất ba
thành viên trở lên biểu quyết tán thành.
Điều 3.
Phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng triệu tập,
Hội đồng chỉ tiến hành phiên họp khi có từ ba ủy viên trở lên tham gia. Uỷ viên
của Hội đồng nếu vì lý do công tác không tham dự được phiên họp của Hội đồng
thì có thể gửi ý kiến của mình về vấn đề thuộc chương trình làm việc của phiên
họp.
Điều 4.
Giấy triệu tập phiên họp, chương trình làm việc của
phiên họp và các tài liệu phục vụ cho phiên họp (hồ sơ hoặc bản sao hồ sơ đề
nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán; hồ sơ hoặc bản sao hồ sơ đề nghị xem
xét việc miễn nhiệm chức danh Thẩm phán; hồ sơ hoặc bản sao hồ sơ đề nghị xem
xét việc cách chức chức danh Thẩm phán...) phải được gửi cho các thành viên Hội
đồng chậm nhất là mười ngày trước ngày tiến hành phiên họp của Hội đồng.
Điều 5.
1. Trong
trường hợp xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể quyết định mời đại diện
của các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan tham gia phiên họp của Hội đồng và
phát biểu ý kiến, nhưng không tham gia biểu quyết về các vấn đề có liên quan đến
việc tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán, miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, cách chức
chức danh Thẩm phán.
2. Chuyên viên của các cơ quan,
tổ chức hữu quan được phân công giúp việc cho từng thành viên Hội đồng được
tham dự các phiên họp của Hội đồng.
Điều 6.
1. Giúp Hội
đồng ghi biên bản phiên họp của Hội đồng có một Thư ký phiên họp.
2. Thư ký phiên họp do Hội đồng
cử trong số các chuyên viên của Bộ phận giúp việc theo đề nghị của Chánh án Tòa
án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương.
3. Trong biên bản phiên họp của
Hội đồng phải ghi lại đầy đủ diễn biến của phiên họp; ý kiến của các thành viên
Hội đồng; ý kiến của đại diện các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan được mời
tham gia phiên họp của Hội đồng (nếu có); kết quả biểu quyết; ý kiến bảo lưu (nếu
có). Các thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp và Thư ký phiên họp đều cùng
ký tên vào biên bản phiên họp.
II. TRÌNH TỰ
TUYỂN CHỌN VÀ ĐỀ NGHỊ BỔ NHIỆM THẨM PHÁN
Điều 7.
Việc tuyển chọn Thẩm phán được tiến hành theo trình tự
sau đây:
1. Chủ tịch Hội đồng khai mạc
phiên họp;
2. Hội đồng cử Thư ký phiên họp;
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp
tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương (Chánh án Tòa án quân sự Trung
ương có thể ủy quyền cho Phó Chánh án Tòa án quân sự Trung ương) báo cáo với Hội
đồng về hồ sơ của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán theo
danh sách trích ngang đã lập; trình bày ý kiến đề nghị việc tuyển chọn và bổ
nhiệm làm Thẩm phán đối với người đó;
4. Các thành viên Hội đồng căn cứ
vào tiêu chuẩn Thẩm phán và hồ sơ của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm
làm Thẩm phán để thảo luận, trao đổi xem người đó có đủ tiêu chuẩn làm Thẩm
phán Tòa án cấp tương ứng đó hay không;
5. Chủ tịch Hội đồng kết luận và
các thành viên Hội đồng có mặt biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay;
6. Hội đồng giao cho Chánh án
Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương làm văn bản đề
nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán đối với người (hoặc những
người) đã được tuyển chọn và trình Chủ tịch Hội đồng ký.
Điều 8.
Việc báo cáo với Hội đồng về hồ sơ của người được đề nghị
tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán theo danh sách trích ngang đã lập được thực hiện
đối với từng Tòa án một và đối với từng người một.
Hội đồng thảo luận, trao đổi và
biểu quyết đối với từng người một.
Điều 9.
Trong quá trình thảo luận, trao đổi các thành viên Hội đồng
có thể đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự
Trung ương giải trình những vấn đề chưa rõ liên quan đến người được đề nghị tuyển
chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.
Nếu phát hiện hồ sơ chưa đầy đủ,
có vấn đề chưa rõ hoặc có đơn, thư khiếu nại, tố cáo hoặc phản ánh không tốt về
đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm
làm Thẩm phán, mà có thành viên Hội đồng xét thấy cần thiết và đề nghị cần phải
tiến hành bổ sung hoặc xác minh làm rõ, thì Chủ tịch Hội đồng quyết định việc dừng
tuyển chọn đối với người đó và giao cho Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc
Chánh án Toà án quân sự Trung ương tiến hành bổ sung hoặc xác minh làm rõ.
Điều 10.
Sau khi Hội đồng đã thực hiện xong việc tuyển chọn
không phụ thuộc vào kết quả đa số thành viên Hội đồng đồng ý hoặc không đồng ý
đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán, thì các hồ sơ và bản
sao hồ sơ phải được giao lại cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh
án Tòa án quân sự Trung ương để quản lý.
Điều 11.
Văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ
nhiệm Thẩm phán đối với người (hoặc những người) đã được tuyển chọn sau khi Chủ
tịch Hội đồng ký được đóng dấu bằng con dấu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối
với văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án
nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện) hoặc bằng con dấu của
Tòa án quân sự Trung ương (đối với văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự
khu vực), nhưng phải ghi đầy đủ chức danh về mặt chính quyền của người có chữ
ký được đóng dấu.
Điều 12.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa
án quân sự Trung ương có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán đối với người (hoặc những người) đã được tuyển
chọn cùng 01 bộ hồ sơ chính của người (hoặc những người) đã được tuyển chọn,
biên bản phiên họp của Hội đồng cho Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao
để trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định bổ nhiệm. Kèm
theo các tài liệu này mỗi người đã được tuyển chọn phải có hai ảnh (3 x 4) để cấp
Giấy chứng minh Thẩm phán (nếu được bổ nhiệm).
Điều 13.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa
án quân sự Trung ương có trách nhiệm thông báo kết quả về việc bổ nhiệm Thẩm
phán đối với người (hoặc những người) đã được Hội đồng tuyển chọn và đề nghị bổ
nhiệm Thẩm phán trong phiên họp gần nhất của Hội đồng, kể từ ngày nhận được quyết
định hoặc thông báo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
III. TRÌNH TỰ
XEM XÉT ĐỀ NGHỊ MIỄN NHIỆM CHỨC DANH THẨM PHÁN HOẶC CÁCH CHỨC CHỨC DANH THẨM
PHÁN
Điều 14.
Việc xem xét, đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán
hoặc cách chức chức danh Thẩm phán được tiến hành theo trình tự sau đây:
1. Chủ tịch Hội đồng khai mạc
phiên họp;
2. Hội đồng cử Thư ký phiên họp;
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp
tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương (Chánh án Tòa án quân sự Trung
ương có thể ủy quyền cho Phó Chánh án Tòa án quân sự Trung ương) báo cáo với Hội
đồng về hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh
Thẩm phán;
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp
tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương trình bày ý kiến đề nghị miễn nhiệm
chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán;
5. Các thành viên Hội đồng căn cứ
vào quy định của Pháp lệnh và hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc
cách chức chức danh Thẩm phán để thảo luận, trao đổi về việc miễn nhiệm chức
danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán
6. Chủ tịch Hội đồng kết luận và
các thành viên Hội đồng có mặt biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay;
7. Hội đồng giao cho Chánh án
Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương làm văn bản đề
nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định miễn nhiệm chức danh Thẩm phán
hoặc cách chức chức danh Thẩm phán và trình Chủ tịch Hội đồng ký.
Điều 15.
Việc báo cáo với Hội đồng về hồ sơ đề nghị miễn nhiệm
chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán; việc đề nghị giải
trình, xác minh những vấn đề chưa rõ; việc bổ sung hồ sơ và bảo quản hồ sơ; việc
đóng dấu văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm chức danh
Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán được thực hiện tương tự như hướng
dẫn tại các Điều 8, 9, 10 và 11 của Quy chế này.
Điều 16.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa
án quân sự Trung ương có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán
cùng hồ sơ chính, biên bản phiên họp của Hội đồng cho Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa
án nhân dân tối cao để trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định
miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán.
Điều 17.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa
án quân sự Trung ương có trách nhiệm thông báo kết quả về việc miễn nhiệm chức
danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh Thẩm phán đối với Thẩm phán mà Hội đồng
đã xem xét và đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán hoặc cách chức chức danh
Thẩm phán trong phiên họp gần nhất của Hội đồng, kể từ ngày nhận được quyết định
hoặc thông báo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
IV. HIỆU LỰC
THI HÀNH CỦA QUY CHẾ
Điều 18.
1. Quy chế
này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ
Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện và Hội đồng tuyển
chọn Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực có
trách nhiệm thi hành Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc cần được giải thích hoặc quy định bổ sung, thì đề nghị phản ánh
cho Tòa án nhân dân tối cao để có sự giải thích hoặc quy định bổ sung.