QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN CÔNG THẨM QUYỀN,
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN VÀ PHÂN CẤP QUYẾT ĐỊNH GIÁ; TRÌNH TỰ, QUY
TRÌNH THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THUỘC THẨM QUYỀN ĐỊNH
GIÁ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45 /2020/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2020
của UBND tỉnh)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định về phân
công thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan và phân cấp quyết định giá;
trình tự, quy trình thẩm định phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm
quyền định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
2. Những nội dung
không có quy định tại quy định này thì thực hiện theo quy định tại Luật Giá
ngày 20/6/2012, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 và Nghị định số
149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ, Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày
28/4/2014 và Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính và
các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Sở quản lý nhà nước
chuyên ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung
là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Tổ chức, cá nhân
khác có liên quan đến hoạt động định giá, điều chỉnh giá trên địa bàn tỉnh Long
An.
Chương
II
PHÂN CÔNG THẨM
QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN VÀ PHÂN CẤP QUYẾT ĐỊNH GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA,
DỊCH VỤ THUỘC THẨM QUYỀN ĐỊNH GIÁ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Điều
3. Thẩm quyền, trách nhiệm định giá, điều chỉnh giá của các sở quản lý nhà nước
chuyên ngành
1. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
a) Giá rừng bao gồm rừng
sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm
đại diện chủ sở hữu.
b) Giá sản phẩm, dịch
vụ công ích thủy lợi do địa phương quản lý.
c) Giá sản phẩm, dịch
vụ thủy lợi khác do địa phương quản lý.
d) Giá sản phẩm, dịch
vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của
pháp luật chuyên ngành.
2. Sở Xây dựng
a) Giá cho thuê, thuê
mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, giá
bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về
nhà ở.
b) Giá nước sạch sinh
hoạt dùng cho các mục đích sử dụng tại đô thị; khu, cụm công nghiệp; khu kinh tế;
giá nước sạch khu vực nông thôn đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập
trung do doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp tỉnh quản lý.
c) Giá dịch vụ xử lý
chất thải rắn sinh hoạt; dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.
d) Giá dịch vụ sự nghiệp
công và giá sản phẩm, dịch vụ công ích đô thị.
đ) Giá dịch vụ thoát
nước.
e) Giá dịch vụ nghĩa
trang, dịch vụ hỏa táng.
g) Giá cho thuê tài sản
Nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương.
h) Giá sản phẩm, dịch
vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của
pháp luật chuyên ngành.
3. Sở Giao thông vận
tải
a) Giá dịch vụ sử dụng
đường bộ do địa phương quản lý các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh
doanh.
b) Giá dịch vụ sử dụng
đò, phà được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, do địa phương quản
lý.
c) Giá dịch vụ sử dụng
đò, phà được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do địa phương quản lý.
d) Mức trợ giá, trợ cước
vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ
ngân sách địa phương và trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được
trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ
thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa.
đ) Giá dịch vụ sử dụng
cảng, nhà ga (bao gồm dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ
container, dịch vụ lai dắt thuộc khu vực cảng biển) do địa phương quản lý.
e) Giá dịch vụ sử dụng
cảng, nhà ga (bao gồm cảng, bến thủy nội địa; cảng cá) được đầu tư bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước, do địa phương quản lý.
g) Giá dịch vụ xe ra,
vào bến xe ô tô khách.
h) Giá sản phẩm, dịch
vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của
pháp luật chuyên ngành.
4. Sở Tài nguyên và
Môi trường
a) Giá dịch vụ đo đạc,
lập bản đồ địa chính trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất,
cho thuê đất mới hoặc cho phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất ở những
nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.
b) Giá sản phẩm, dịch
vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của
pháp luật chuyên ngành.
5. Sở Công Thương
a) Giá dịch vụ sử dụng
diện tích bán hàng tại chợ, dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước.
b) Giá dịch vụ sử dụng
diện tích bán hàng tại chợ, dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
c) Giá sản phẩm, dịch
vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của
pháp luật chuyên ngành.
6. Các sở, ngành
khác
Theo chức năng, nhiệm
vụ quản lý nhà nước chuyên ngành, tổ chức định giá, điều chỉnh giá sản phẩm, dịch
vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công đối với các đơn vị trực thuộc sở quản lý và
hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành trình Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài
chính.
Điều
4. Phân cấp thẩm quyền quyết định giá, điều chỉnh giá cho Ủy ban nhân dân cấp
huyện
1. Giá nước sạch khu vực
nông thôn đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung do Ủy ban nhân
dân xã hoặc đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý.
2. Các trường hợp khác
Trường hợp Ủy ban nhân
dân tỉnh đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý về tổ chức, chuyên
môn thuộc lĩnh vực chuyên ngành thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các cơ
quan chuyên môn thuộc cấp huyện thực hiện định giá, điều chỉnh giá, thẩm định
phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực đó.
Chương
III
TRÌNH TỰ,
QUY TRÌNH ĐỊNH GIÁ, THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN GIÁ VÀ QUYẾT ĐỊNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH MỨC
GIÁ DO NHÀ NƯỚC ĐỊNH GIÁ
Điều
5. Cách thực hiện
1. Sở quản lý nhà
nước chuyên ngành
a) Tổ chức định giá,
điều chỉnh giá, lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ tại Điều 3 Quy định này chậm
nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu định giá theo quy định
tại khoản 3 Điều này của các đơn vị, tổ chức, cá nhân gửi đến. Trường hợp cần
thiết phải kéo dài thêm thời gian định giá thì sở quản lý nhà nước chuyên ngành
phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho đơn vị, tổ chức,
cá nhân biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
b) Sở Tài chính có
trách nhiệm thẩm định phương án giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 quy định
này. Sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của sở Tài chính, cơ quan quản lý
chuyên ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định tại Khoản
1 Điều 7 quy định này.
2. Ủy ban nhân dân
cấp huyện
a) Chỉ đạo, giao nhiệm
vụ cho cơ quan chuyên môn trực thuộc cấp huyện quản lý về lĩnh vực chuyên môn tổ
chức định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 4 quy định
này chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu định giá
theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời
gian định giá, điều chỉnh giá thì cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ định
giá, điều chỉnh giá phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài
cho đơn vị, tổ chức, cá nhân biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
b) Giao Phòng Tài
chính - Kế hoạch cấp huyện tổ chức thẩm định phương án giá theo quy định tại
Khoản 2 Điều 6 quy định này. Sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của
Phòng Tài chính - Kế hoạch, cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ định giá, điều
chỉnh giá trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định tại Khoản 2
Điều 7 quy định này.
3. Hồ sơ phương án
giá
Thực hiện theo quy định
tại Điều 9 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ và Khoản 6
Điều 2 Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
Điều
6. Thẩm định phương án giá
1. Sở Tài chính
a) Tổ chức thẩm định
phương án giá chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ phương án
giá của sở quản lý nhà nước chuyên ngành.
b) Trường hợp cần thiết
phải kéo dài thêm thời gian thẩm định phương án giá thì Sở Tài chính phải thông
báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan trình phương án giá
biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
2. Phòng Tài chính
- Kế hoạch cấp huyện
a) Tổ chức thẩm định
phương án giá chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ phương án
giá của của cơ quan chuyên môn cấp huyện.
b) Trường hợp cần thiết
phải kéo dài thêm thời gian thẩm định phương án giá thì Phòng Tài chính - Kế hoạch
phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan trình
phương án giá biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
Điều
7. Quyết định giá, điều chỉnh mức giá
1. Ủy ban nhân dân
tỉnh
a) Ban hành quyết định
giá, điều chỉnh mức giá chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận tờ trình
của sở quản lý nhà nước chuyên ngành có kèm văn bản thẩm định của Sở Tài chính.
b) Trường hợp cần thiết
phải kéo dài thêm thời gian quyết định giá, điều chỉnh mức giá thì Ủy ban nhân
dân tỉnh có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan
trình phương án giá biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
2. Ủy ban nhân dân
cấp huyện
a) Ban hành quyết định
giá, điều chỉnh mức giá chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận tờ trình
của cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ định giá, điều chỉnh giá có kèm
văn bản thẩm định của Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.
b) Trường hợp cần thiết
phải kéo dài thêm thời gian quyết định giá, điều chỉnh mức giá thì Ủy ban nhân
dân cấp huyện có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ
quan trình phương án giá biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
Chương
IV
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
8. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Sở Tài chính
a) Triển khai những
quy định trong lĩnh vực quản lý giá khi Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành hướng
dẫn mới.
b) Tổ chức thẩm định
phương án giá của sở quản lý nhà nước chuyên ngành khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
c) Tham mưu, đề xuất Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết khó khăn, vướng mắc trên cơ sở đề nghị của
sở quản lý nhà nước chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu có).
2. Sở quản lý nhà
nước chuyên ngành
a) Tổ chức, triển khai
đầy đủ và kịp thời các văn bản pháp luật về giá, quy trình thực hiện để các đơn
vị sự nghiệp thuộc sở quản lý; tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện
theo đúng quy định.
b) Hướng dẫn Ủy ban
nhân dân cấp huyện; các đơn vị sự nghiệp; tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng
phương án giá thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành.
c) Tổ chức định giá của
các đơn vị sự nghiệp; tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và trình Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Tài chính.
d) Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan có liên quan, kiểm tra yếu tố hình thành giá và thanh tra, kiểm tra
việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá của các đơn vị sự nghiệp, tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản
lý;
đ) Trường hợp kiến nghị
điều chỉnh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ do
nhà nước định giá không hợp lý thì phải trả lời cho tổ chức, cá nhân sản xuất
kinh doanh bằng văn bản.
e) Tổng hợp những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện thuộc lĩnh vực chuyên
ngành, có văn bản đề xuất xử lý gửi về Sở Tài chính. Tổng hợp báo cáo tình hình
triển khai thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.
g) Trong quá trình thực
hiện nếu vướng về chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành thì sở quản lý
nhà nước chuyên ngành tổng hợp ý kiến chung kể cả ý kiến Ủy ban nhân dân cấp
huyện (nếu có), báo cáo đề xuất UBND tỉnh ký văn bản gửi về Bộ quản lý chuyên
ngành để được hướng dẫn thực hiện, đồng gửi Sở Tài chính theo dõi.
3. Ủy ban nhân dân
cấp huyện
a) Tổ chức, triển khai
đầy đủ và kịp thời các văn bản pháp luật về giá, quy trình thực hiện để các cơ
quan chuyên môn thuộc cấp huyện quản lý; tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại
địa phương thực hiện theo đúng quy định.
b) Chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn tổ chức định giá, điều chỉnh giá, thẩm định phương án giá hàng hóa,
dịch vụ theo phân cấp.
c) Ban hành quyết định
giá đối với hàng hóa, dịch vụ khi cơ quan chuyên môn thuộc cấp huyện trình duyệt.
d) Tham gia, phối hợp
với sở quản lý nhà nước chuyên ngành định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ;
tham gia, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định phương án giá hàng hóa, dịch vụ.
đ) Trong quá trình thực
hiện nếu vướng về chuyên môn thuộc lĩnh vực của Sở quản lý nhà nước chuyên
ngành thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản đề xuất gửi về sở quản lý nhà nước
chuyên ngành để được hướng dẫn về chuyên môn.
e) Tổng hợp báo cáo
tình hình kết quả, triển khai thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Trong quá trình triển
khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các cơ quan, Ủy ban nhân dân
cấp huyện và tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời đề xuất bằng văn bản gửi về sở
quản lý nhà nước chuyên ngành xem xét, tổng hợp, sau đó gửi Sở Tài chính để
tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.