BẢO
HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
445/QĐ-BHXH
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số
94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Nghị định số 116/2011/NĐ-CP
ngày 14/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg
ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực
Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức
cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Bảo hiểm xã
hội giai đoạn 2011-2020 như sau:
1. Mục tiêu
và quan điểm phát triển
a) Mục tiêu
Phát triển nguồn nhân lực ngành Bảo
hiểm xã hội đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng
yêu cầu thực tiễn và chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội giai đoạn
2011-2020;
Phát triển nhân lực ngành Bảo hiểm xã
hội bảo đảm phát huy tối đa thế mạnh của từng cơ quan, đơn vị và địa phương; phải
bảo đảm tính khoa học, đồng hộ, toàn diện, khả thi, kế thừa và phát huy tối đa
nguồn lực công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội hiện có, bảo đảm sự phát
triển ổn định và bền vững và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước.
b) Quan điểm
Quán triệt quan điểm của Đảng và
Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Phát triển nhân lực ngành Bảo hiểm
xã hội là nội dung trọng tâm trong Chiến lược phát triển của ngành Bảo hiểm xã
hội đến năm 2020, phát triển nhân lực phải gắn với đào tạo, coi đầu tư cho đào
tạo là đầu tư cho phát triển, huy động toàn xã hội tham gia và tối đa hóa các
nguồn lực có thể dành cho phát triển nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội.
- Phát triển nhân lực ngành Bảo hiểm
xã hội là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, có tính chiến lược
lâu dài; đồng thời là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục có trọng tâm, trọng điểm
nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm xã hội ở từng thời kỳ, đảm bảo
nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ của từng vùng, miền, địa
phương trong toàn quốc.
Phát triển, đào tạo nhân lực ngành
Bảo hiểm xã hội phải đảm bảo gắn liền với việc bố trí, sử dụng nhằm phát huy đầy
đủ năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức; là nội dung quan trọng
nhất và gắn kết với phát triển con người, góp phần thực hiện những mục tiêu
phát triển con người, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam.
2. Phương hướng
phát triển nhân lực đến năm 2020
a) Tổng nhu cầu nhân lực
Dự tính nhân lực của ngành Bảo hiểm
xã hội gia tăng hàng năm do yêu cầu phát triển Ngành từ 7% đến 9%. Cuối giai đoạn,
do việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quá trình xử lý nghiệp vụ, tỷ lệ
nhân lực gia tăng hàng năm sẽ từ 4% đến 6%. Tổng số nhân lực của ngành Bảo hiểm
xã hội đến năm 2016 là khoảng 26.000 người và đến năm 2020 sẽ là khoảng 30.000
người.
b) Dự báo nhu cầu về trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ
- Đến năm 2020, số cán bộ, công chức,
viên chức toàn Ngành có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 5%, còn lại về cơ bản
có trình độ đại học, cao đẳng.
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng
cao nghiệp vụ hàng năm cho công chức, viên chức toàn Ngành khoảng 40% nhân lực.
3. Các giải
pháp phát triển nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011-2020
3.1. Đào tạo nâng cao trình độ
kiến thức và kỹ năng
a) Tập trung đào tạo, đào tạo lại
cán bộ, công chức, viên chức hiện có của toàn ngành Bảo hiểm xã hội
Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo
lại cán bộ, công chức, viên chức; gắn với công tác quy hoạch cán bộ, luân chuyển,
điều động cán bộ, chuyển đổi vị trí công tác; gắn với công tác nghiên cứu khoa
học, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong đội ngũ cán bộ
trẻ; Gắn hiệu quả đào tạo với nâng cao năng lực làm việc, tạo ra lợi thế cạnh
tranh; chuyển hóa tri thức và kỹ năng có được sau đào tạo, bồi dưỡng thành sự
phát triển bền vững trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
b) Tuyển dụng và sử dụng nhân lực
đã được đào tạo đúng chuyên ngành và tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu
- Chú trọng tuyển dụng nhân lực đã
qua đào tạo đúng chuyên ngành, ưu tiên sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi và
có kế hoạch bố trí, sử dụng hợp lý để đảm bảo phát huy hết năng lực chuyên môn
nghiệp vụ.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng
kỹ thuật tại các cơ sở đào tạo của Ngành.
- Gửi đi đào tạo ở nước ngoài 1-2%
tổng số nhân lực đào tạo mới.
c) Phát triển, nâng cao chất lượng
các cơ sở đạo tào, đội ngũ giảng viên và đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo
- Nâng cấp Trường Đào tạo nghiệp vụ
bảo hiểm xã hội thành Học viện Bảo hiểm xã hội; tiến tới phát triển thành Trường
Đại học Bảo hiểm xã hội tại Hà Nội, đào tạo chuyên ngành về nghiệp vụ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế bậc đại học và sau đại học. Đồng thời xây dựng thêm 02 cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ tại miền Trung và miền Nam chuyên về
đào tạo tại chỗ nâng cao chất lượng nhân lực.
- Phát triển và đảm bảo số lượng,
chất lượng đội ngũ giảng viên
+ Xây dựng và tăng cường đội ngũ giảng
viên chính quy, chuyên nghiệp, có chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu giảng viên đào
tạo tại trường đại học và các Trung tâm đào tạo, đảm bảo tỷ lệ 20 sinh viên/1
giảng viên theo quy định của Chính phủ.
+ Đặc cách tuyển những sinh viên xuất
sắc của Trường (Học viện) đưa đi đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước để tạo
nguồn kế cận cho đội ngũ giảng viên.
+ Mời các giáo sư, phó giáo sư, tiến
sỹ, chuyên gia có kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy làm cán bộ trong biên chế
hoặc cộng tác giảng dạy tại Trường (Học viện).
- Đảm bảo điều kiện làm việc và cơ
chế, chính sách đãi ngộ cho giảng viên.
- Xây dựng chương trình chuẩn về
đào tạo nghiệp vụ của Ngành.
- Đổi mới giáo trình, tài liệu giảng
dạy, học tập;
+ Rà soát và chỉnh lý hệ thống tài
liệu, giáo trình hiện đang sử dụng tại Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội
hiện có;
+ Xây dựng mới hệ thống giáo trình,
tài liệu phục vụ việc giảng dạy và học tập tại Trường (Học viện) và các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với bậc đào tạo theo quy chuẩn của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
- Tăng cường liên kết với các trường
đại học trên cả nước có ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu ngành Bảo hiểm
xã hội, tiêu chuẩn hóa chất lượng sinh viên để hàng năm bổ sung lực lượng cho
Ngành.
3.2. Giữ và thu hút chuyên
gia trình độ cho và nhân tài
- Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp,
ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp;
- Xây dựng môi trường làm việc thuận
lợi, cơ hội thăng tiến;
- Chế độ phúc lợi như ưu đãi về nhà
ở, phương tiện làm việc, đi lại;
- Các cơ chế khuyến khích khác như
vinh danh, khen thưởng và các ưu đãi đặc biệt khác.
Bên cạnh đó, tận dụng chất xám của
các chuyên gia, kỹ thuật viên từ bên ngoài (kể cả Việt kiều và người nước
ngoài) qua việc mời hợp tác hoặc thuê chuyên gia nước ngoài.
3.3. Cơ chế chính sách
- Kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi và
ban hành bổ sung các chế độ phụ cấp ưu đãi, cơ chế tiền lương, thu nhập dành
cho cán bộ, công chức, viên chức sao cho phù hợp với thực tiễn, thỏa đáng hơn với
đặc thù và khối lượng công việc của Ngành và đảm bảo yên tâm công tác.
- Cải tiến cơ chế tiền lương, chính
sách đào tạo, bồi dưỡng theo hướng động viên, khuyến khích về ổn định thu nhập
đối với cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, có cơ hội phát huy năng lực, kiến thức đã
được đào tạo, bồi dưỡng.
3.4. Hợp tác quốc tế về đào tạo
nhân lực
- Gửi một số công chức, viên chức
và giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài và mời giảng viên nước ngoài tham gia đào
tạo trong nước;
- Tham gia các hiệp định hợp tác
song phương, đa phương về trao đổi đào tạo nguồn nhân lực, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài để phục vụ công tác đào tạo nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội;
- Tăng cường đầu tư chuyên sâu cho
một số lĩnh vực trọng điểm của Ngành trong hợp tác quốc tế.
5. Các dự án
đào tạo ưu tiên
- Dự án “Đào tạo đội ngũ chuyên
gia, nhà quản lý chất lượng cao của ngành Bảo hiểm xã hội”.
- Dự án xây dựng mới Trường Đào tạo
nghiệp vụ bảo hiểm xã hội tại Hà Nội và 02 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
nghiệp vụ tại miền Trung và miền Nam chuyên về đào tạo tại chỗ nâng cao chất lượng
nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội; Đưa vào sử dụng Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng của
Ngành tại Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Dự án “Đào tạo, bồi dưỡng công chức,
viên chức ngành Bảo hiểm xã hội ở địa phương đến năm 2020”.
- “Đề án tổng thể phát triển Trường
Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030”, nâng cấp
thành Học viện Bảo hiểm xã hội và tiến tới thành lập Trường Đại học Bảo hiểm xã
hội.
6. Tổ chức thực
hiện
a) Kế hoạch thực hiện
* Giai đoạn 2011-2015:
- Tập trung hoàn thiện cơ chế chính
sách đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế đãi ngộ; xây dựng các chương trình, đề án đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
- Xây dựng 4 Dự án đào tạo ưu tiên,
trong đó giai đoạn 2012-2013 hoàn thiện “Đề án tổng thể phát triển Trường Đào tạo
nghiệp vụ bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030” và Dự án “Đào tạo,
bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội ở địa phương đến năm
2020”.
* Giai đoạn 2016-2020:
- Năm 2016 tổ chức sơ kết giai đoạn
I thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội để điều chỉnh
cho phù hợp với thực tế và xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn II từ năm
2016-2020.
- Tiếp tục triển khai các chương
trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp các cơ sở
đào tạo của Ngành; kịp thời điều chỉnh và tổ chức thực hiện, hoàn thành các mục
tiêu, kế hoạch đề ra.
- Đánh giá, tổng kết kết quả thực
hiện Quy hoạch.
b) Phân công trách nhiệm thực hiện
- Thành lập Ban Điều hành và Tổ
giúp việc Ban Điều hành thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Bảo hiểm
xã hội thời kỳ 2011-2020. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là Trưởng ban
Ban Điều hành, thành viên Ban Điều hành gồm đại diện lãnh đạo Bảo hiểm xã hội,
Thủ trưởng một số ban, đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt
Nam.
- Giao Ban Tổ chức cán bộ là cơ
quan thường trực Ban Điều hành, Tổ giúp việc Ban Điều hành thuộc Ban Tổ chức
cán bộ và được bố trí một số chuyên viên kiêm nhiệm và một số chuyên viên
chuyên trách.
Nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức trực
thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ Quy hoạch này để phân công thực hiện.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3.
Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng
các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách
nhiệm thì hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó TTCP Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- TGĐ và các Phó TGĐ BHXH Việt Nam;
- Lưu: VT, TCCB(2).
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC
Lê Bạch Hồng
|