Quyết định 430/QĐ-BTC năm 2017 về Kế hoạch phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2017-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 430/QĐ-BTC
Ngày ban hành 08/03/2017
Ngày có hiệu lực 08/03/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đinh Tiến Dũng
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 430/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2017-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020.

Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2017 - 2020” với những nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Kho bạc Nhà nước (KBNN) hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách gắn với hiện đại hóa và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin (CNTT). Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại và hình thành kho bạc điện tử; đồng thời, nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp lý có liên quan đến các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của KBNN (như quản lý quỹ NSNN, quản lý ngân quỹ, báo cáo tài chính nhà nước,...) để hướng tới việc xây dựng và hình thành Luật KBNN giai đoạn 2020 - 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN): Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ về quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước (TCNN) thuộc phạm vi quản lý theo hướng: đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch, phù hợp với Luật NSNN năm 2015 và các thông lệ quốc tế, nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực TCNN, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2017 - 2020.

b) Về quản lý ngân quỹ nhà nước (NQNN) và huy động vốn: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý NQNN theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 quy định chế độ quản lý NQNN, đảm bảo quản lý NQNN an toàn và hiệu quả; gắn kết quản lý NQNN với quản lý nợ, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Tổ chức huy động tối đa nguồn vốn đáp ứng nhu cầu chi NSNN và cho đầu tư phát triển; đồng thời, đảm bảo an toàn và bền vững nợ công; xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với sự phát triển của các hợp phần khác của thị trường tài chính; phát triển thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) một cách bền vững, đảm bảo an toàn hệ thống và từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, an toàn và hiệu quả cho nền kinh tế; kéo dài kỳ hạn TPCP trong nước giai đoạn 2017 - 2020 lên khoảng từ 6 - 8 năm; dư nợ TPCP đạt khoảng 22% GDP vào năm 2020.

c) Về kế toán, thanh toán, quyết toán NSNN và Tổng Kế toán Nhà nước (KTNN): Hoàn thiện chế độ kế toán Nhà nước áp dụng cho TABMIS phù hợp với Luật NSNN năm 2015 và Luật Kế toán năm 2015; hoàn thiện công tác thanh toán đảm bảo việc thanh toán được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và an toàn về tài sản; cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình NSNN, quyết toán NSNN, tình hình TCNN, bao gồm: báo cáo về tình hình TCNN; báo cáo kết quả hoạt động TCNN; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo TCNN. Từ đó, đáp ứng tốt yêu cầu công tác quản lý, điều hành tài chính - ngân sách và TCNN, công tác hoạch định chính sách, đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực TCNN của Quốc hội, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước khác.

d) Về công tác kho quỹ: Quản lý an toàn tài sản quốc gia quý hiếm được giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý an toàn tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước giao cho KBNN quản lý.

đ) Về cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa, phát triển công nghệ thông tin (CNTT): Cung cấp đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến của KBNN; triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ các chức năng của KBNN (quản lý quỹ NSNN, quản lý NQNN, Tổng KTNN); tăng cường ứng dụng CNTT cho các mảng hoạt động quản trị nội bộ KBNN; hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng CNTT theo mô hình ảo hóa và điện toán đám mây; chuyên môn hóa đội ngũ công chức CNTT để khai thác, sử dụng có hiệu quả các hệ thống ứng dụng CNTT hiện đại. Xây dựng mô hình hành chính điện tử tập trung tại hệ thống KBNN.

e) Về thanh tra, kiểm tra: Tăng cường giám sát kỷ luật tài chính tại đơn vị sử dụng NSNN thông qua công tác thanh tra chuyên ngành KBNN để thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng kinh phí NSNN tại các đơn vị sử dụng NSNN theo định hướng và kế hoạch được phê duyệt. Chuyển đổi và xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ KBNN hiện đại, hiệu quả về cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức và phương pháp thực hiện nhằm giám sát chặt chẽ, đảm bảo sự phát triển an toàn, ổn định của hệ thống.

g) Về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực: Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả phù hợp với định hướng, lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động KBNN. Tổ chức quản lý và sử dụng biên chế theo vị trí việc làm gắn với cơ cấu ngạch công chức; gắn với đánh giá, phân loại công chức, người lao động; tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý; có đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng tốt yêu cầu phát triển KBNN hiện đại; đồng thời, xây dựng, phát triển Trường Nghiệp vụ Kho bạc để tổ chức đào tạo công chức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho hệ thống KBNN. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cả trong và ngoài nước; nâng cao ngoại ngữ và kỹ năng lãnh đạo, quản lý đối với đội ngũ công chức lãnh đạo, chuẩn bị đội ngũ lãnh đạo các cấp sau năm 2020.

h) Về quản lý tài chính nội ngành: Quản lý và sử dụng chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn kinh phí, tài sản nội ngành, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ; tập trung đầu tư và triển khai dứt điểm để đến năm 2020, trụ sở làm việc và giao dịch của các đơn vị KBNN đều được đầu tư đồng bộ, cơ bản đảm bảo diện tích và điều kiện làm việc theo các quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính; cân đối và bố trí đủ nguồn vốn cho việc triển khai và hoàn thành các dự án ứng dụng CNTT trọng điểm theo kế hoạch, danh mục dự toán đã được phê duyệt.

i) Về hợp tác quốc tế: Chủ động thực hiện hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kho bạc theo lộ trình và bước đi phù hợp, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động KBNN và hội nhập quốc tế. Tăng cường hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm quản lý kho bạc với các nước trong khu vực và trên thế giới.

k) Về công tác thông tin tuyên truyền và văn phòng: Tuyên truyền thường xuyên và kịp thời về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính, KBNN; tình hình thực hiện và kết quả triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm của KBNN; các nghiên cứu lý luận về các lĩnh vực tài chính, kho bạc; nêu gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến trong hệ thống KBNN.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản trị nội bộ và văn

thư, lưu trữ để việc quản lý, điều hành nội bộ của hệ thống KBNN được thực hiện trên môi trường mạng. Phấn đấu 100% các văn bản đi, đến trong nội bộ hệ thống KBNN (văn bản không mật) được luân chuyển dưới dạng điện tử; triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO điện tử trong hoạt động của các đơn vị KBNN. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong từng đơn vị KBNN.

II. Nội dung Kế hoạch phát triển KBNN giai đoạn 2017 - 2020

1. Quản lý quỹ NSNN:

1.1. Tổ chức thu NSNN:

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ