Quyết định 428/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu | 428/QĐ-VKSTC |
Ngày ban hành | 24/11/2023 |
Ngày có hiệu lực | 24/11/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Người ký | Lê Minh Trí |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 428/QĐ-VKSTC |
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2023 |
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ;
Căn cứ Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử;
Căn cứ Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11 tháng 7 năm 2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 400/QĐ-VKSTC ngày 17 tháng 11 năm 2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 3. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
VIỆN TRƯỞNG |
BỔ
NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN, BIỆT PHÁI CÔNG CHỨC TRONG NGÀNH KIỂM
SÁT NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 428/QĐ-VKSTC ngày 24 tháng 11 năm 2023 của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Quy chế này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái đối với công chức của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát Quân sự các cấp.
1. Quy chế này được áp dụng đối với công chức của Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong quá trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Đối với Viện kiểm sát Quân sự thực hiện theo Quy chế này và các quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Quy chế này không áp dụng đối với các chức vụ, chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, cán bộ điều tra Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 428/QĐ-VKSTC |
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2023 |
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ;
Căn cứ Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử;
Căn cứ Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11 tháng 7 năm 2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 400/QĐ-VKSTC ngày 17 tháng 11 năm 2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 3. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
VIỆN TRƯỞNG |
BỔ
NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN, BIỆT PHÁI CÔNG CHỨC TRONG NGÀNH KIỂM
SÁT NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 428/QĐ-VKSTC ngày 24 tháng 11 năm 2023 của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Quy chế này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái đối với công chức của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát Quân sự các cấp.
1. Quy chế này được áp dụng đối với công chức của Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong quá trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Đối với Viện kiểm sát Quân sự thực hiện theo Quy chế này và các quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Quy chế này không áp dụng đối với các chức vụ, chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, cán bộ điều tra Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bổ nhiệm là việc công chức được người có thẩm quyền quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý (chức vụ) hoặc chức danh tư pháp (chức danh) theo quy định của Đảng, pháp luật.
2. Bổ nhiệm lần đầu là việc công chức được người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lần đầu tiên.
3. Bổ nhiệm lại là việc công chức khi hết thời hạn giữ chức vụ, chức danh, được người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm tiếp tục giữ chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.
4. Cấp ủy là Ban Thường vụ (nơi không có Ban thường vụ là Đảng ủy, chi ủy).
5. Điều động là việc công chức được người có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, đơn vị này đến làm việc tại cơ quan, đơn vị khác trong ngành Kiểm sát nhân dân.
6. Luân chuyển là việc phân công hoặc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc yêu cầu của chức vụ, chức danh được quy hoạch.
7. Biệt phái là việc công chức của Viện kiểm sát nhân dân được người có thẩm quyền quyết định chuyển đến làm việc ở cơ quan, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
8. Đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ là Vụ Tổ chức cán bộ ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phòng được giao thực hiện công tác tổ chức cán bộ tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
9. Người đứng đầu là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp; Vụ trưởng và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Trưởng phòng và tương đương.
1. Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân. Lãnh đạo, đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao lãnh đạo công tác cán bộ ở Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.
2. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên Ban cán sự đảng, nhất là của người đứng đầu; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái đối với công chức phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, công bằng, đúng quy định của Đảng, Nhà nước và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tuân thủ các quy định của Đảng về công tác cán bộ và quy định về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
3. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và điều kiện, tiêu chuẩn của công chức; bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ công chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Điều 5. Trách nhiệm và thẩm quyền
1. Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái đối với công chức giữ chức vụ, chức danh trong ngành Kiểm sát nhân dân, trừ chức vụ, chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; trừ các chức vụ, chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh theo Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành kiểm sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định số 208/QĐ-VKTC ngày 08/6/2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
2. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý công chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm tuyển chọn xem xét người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp; đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên và bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm lại Kiểm sát viên các ngạch theo quy định.
4. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp (Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên) tổ chức các kỳ thi, thông báo danh sách những người trúng tuyển và đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm giữ ngạch Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp.
5. Hội đồng thi tuyển Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp tổ chức các kỳ thi, thông báo danh sách những người đã trúng tuyển và đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp.
6. Đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ có trách nhiệm giúp Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân và Ủy ban kiểm sát cùng cấp đề xuất nhân sự, nhận xét, đánh giá, thẩm định, xây dựng hồ sơ, thực hiện quy trình và các nhiệm vụ khác về công tác tổ chức cán bộ.
Điều 6. Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp cơ quan, tổ chức mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
4. Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm:
a. Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b. Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
c. Tuổi bổ nhiệm chức vụ thuộc Viện kiểm sát quân sự các cấp được thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của Bộ Quốc phòng.
5. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
7. Công chức được xem xét bổ nhiệm chức danh phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, quy định tại Nghị quyết số 924/2015/UBTVQH13 ngày 13/5/2015 về tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân.
Điều 7. Về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức vụ cao hơn
Nhân sự được bổ nhiệm chức vụ cao hơn ngoài việc đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 6 Quy chế này còn đáp ứng điều kiện sau:
1. Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 2 năm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Công chức bị kỷ luật thì không bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian như sau (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật).
- 12 tháng đối với hình thức kỷ luật Khiển trách.
- 30 tháng đối với hình thức kỷ luật Cảnh cáo.
- 60 tháng đối với hình thức kỷ luật Cách chức.
Điều 8. Thời hạn giữ chức vụ, chức danh
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 05 năm, không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp tại một cơ quan, đơn vị được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật.
Thời hạn giữ chức danh Kiểm sát viên khi được bổ nhiệm lần đầu là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu thời hạn còn lại không đủ 10 năm.
2. Công chức trước khi hết thời hạn giữ chức vụ, chức danh thì phải được xem xét để thực hiện quy trình bổ nhiệm lại.
3. Thời hạn để bổ nhiệm lại trong một số trường hợp được tính như sau:
- Trường hợp thay đổi tên chức vụ do thay đổi tên cơ quan, đơn vị thì thời điểm bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm chức vụ cũ có hiệu lực.
- Trường hợp do sát nhập đơn vị hành chính hoặc sát nhập bộ máy thì thời điểm bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm chức vụ ở đơn vị mới có hiệu lực.
- Trường hợp được điều động từ đơn vị này sang đơn vị khác cùng cấp giữ chức vụ tương đương thì thời điểm bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm chức vụ ở đơn vị cũ có hiệu lực.
- Trường hợp được điều động từ đơn vị này sang đơn vị khác không cùng cấp giữ chức vụ tương đương thì thời điểm bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm chức vụ ở đơn vị mới có hiệu lực.
4. Công chức được giao nhiệm vụ “quyền” hoặc “phụ trách” đơn vị được hưởng phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Thời gian đảm nhiệm “quyền” hoặc “phụ trách” không được tính vào thời hạn giữ chức vụ cấp trưởng.
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh khi hết thời hạn giữ chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại chức vụ, chức danh hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để cơ quan, tổ chức và công chức biết.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
3. Quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh phải được ban hành trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm ít nhất 01 ngày làm việc.
4. Trường hợp công chức giữ lãnh đạo, quản lý, chức danh khi hết thời hạn bổ nhiệm mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại chức vụ, chức danh hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh hiện giữ. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh đó do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
5. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a. Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b. Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài từ 03 tháng trở lên;
c. Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
6. Đối với công chức đang trong thời hạn thi hành kỷ luật mà không thuộc diện phải xem xét miễn nhiệm, cho từ chức theo Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm công chức căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, thảo luận dân chủ, đánh giá khách quan, thận trọng, kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt về phẩm chất, năng lực, uy tín; nguyên nhân, động cơ vi phạm, khuyết điểm và tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động, kết quả khắc phục hậu quả (nếu có),... xem xét, cân nhắc việc bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ.
Điều 10. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại
1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ hoặc chức danh.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại.
3. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, chức danh.
4. Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
Điều 11. Quy trình bổ nhiệm chức vụ lần đầu
1. Quy trình bổ nhiệm chức vụ đối với nguồn nhân sự tại chỗ
Quy trình bổ nhiệm chức vụ tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện theo Phụ lục số 01, 02, 03 của Quy chế này.
2. Quy trình bổ nhiệm chức vụ đối với nguồn nhân sự từ nơi khác được thực hiện như sau:
Sau khi có chủ trương của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của tập thể lãnh đạo và cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hoặc của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh về bổ nhiệm chức vụ thì đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ làm thủ tục (thông báo) giới thiệu nhân sự.
a. Trường hợp nhân sự do cơ quan, đơn vị đề xuất thì tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, đơn vị thảo luận thống nhất về chủ trương và giao cho người đứng đầu đơn vị tiến hành các công việc sau:
- Bước 1: Trao đổi lấy ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, đơn vị nơi tiếp nhận công chức về dự kiến điều động, bổ nhiệm.
- Bước 2: (1) Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi công chức đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp số phiếu đạt tỷ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định); lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. (2) Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp công chức bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và đáp ứng yêu cầu điều động nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ) hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì đơn vị tham mưu về tổ chức, cán bộ tổng hợp, báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
b. Trường hợp nhân sự do cơ quan có thẩm quyền cấp trên dự kiến điều động, bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì lãnh đạo đơn vị hoặc đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan cấp trên tiến hành các công việc sau:
- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan nơi tiếp nhận công chức về chủ trương bổ nhiệm;
- Bước 2: (1) Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi công chức đang công tác về chủ trương bổ nhiệm (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định); lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. (2) Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi nhân sự đang công tác hoặc nơi tiếp nhận nhân sự) hoặc nhân sự còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì đơn vị tham mưu tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
3. Việc bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cấp khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương. Quy trình, thủ tục bổ nhiệm thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và Quy chế này.
Điều 12. Quy trình bổ nhiệm lại chức vụ
1. Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ, cơ quan quản lý, sử dụng nhân sự thực hiện trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại như sau:
a. Nhân sự được bổ nhiệm lại làm bản tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền: về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tinh thần trách nhiệm; thái độ phục vụ nhân dân; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
b. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt tham gia ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm lại (thành phần tham dự và bỏ phiếu như bước 4 của Phụ lục số 01, 02, 03). Đối với VKSND cấp huyện thành phần tham dự và bỏ phiếu là toàn thể công chức của đơn vị; cấp phòng thành phần tham dự và bỏ phiếu là toàn thể công chức của phòng.
c. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng nhân sự nhận xét, đánh giá và đề xuất việc bổ nhiệm lại.
d. Tập thể lãnh đạo, cấp ủy bỏ phiếu kín đồng ý bổ nhiệm lại hoặc không đồng ý bổ nhiệm lại đối với nhân sự đang xem xét bổ nhiệm lại.
Nguyên tắc giới thiệu: Nhân sự được trên 50% số người được triệu tập ở các hội nghị (hội nghị tại điểm b, d khoản 1 Điều này) đồng ý thì trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại. Trường hợp số phiếu đạt tỷ lệ 50% (không quá bán) số người được triệu tập đồng ý thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% đồng ý thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
đ. Tập thể lãnh đạo, cấp ủy báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại.
2. Việc bổ nhiệm lại chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cấp khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương. Quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và Quy chế này.
Điều 13. Quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh
1. Quy trình bổ nhiệm chức danh qua thi tuyển:
Bước 1: Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ chỉ tiêu, số lượng chức danh được giao để xác định chủ trương thi tuyển và bổ nhiệm.
Bước 2: Đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ xây dựng hồ sơ dự thi; tập hợp đơn khiếu nại, tố cáo (nếu có) và các tài liệu có liên quan trình Ủy ban kiểm sát cùng cấp cử người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi.
Bước 3: Sau khi thực hiện quy định về việc thi tuyển theo Quy chế thi tuyển trong ngành Kiểm sát nhân dân đối với chức danh, Hội đồng thi tuyển tổ chức kỳ thi tuyển thông báo danh sách những người trúng tuyển và đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển theo quy định.
2. Trình tự bổ nhiệm chức danh không qua thi tuyển:
Bước 1: Ban cán sự đảng hoặc lãnh đạo và cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân các cấp căn cứ chỉ tiêu, số lượng chức danh được giao để xác định chủ trương bổ nhiệm.
Bước 2: Đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ xây dựng hồ sơ bổ nhiệm; tập hợp đơn khiếu nại, tố cáo và các tài liệu có liên quan đến việc bổ nhiệm (nếu có) trình Ủy ban kiểm sát cùng cấp tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương bổ nhiệm theo thẩm quyền được phân cấp.
3. Quy trình bổ nhiệm lại chức danh:
Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm chức danh, cơ quan quản lý công chức thực hiện trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại như sau:
a. Nhân sự được bổ nhiệm lại làm bản tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức danh: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tinh thần trách nhiệm; thái độ phục vụ nhân dân; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
b. Tổ chức Hội nghị tập thể công chức của đơn vị nơi công tác. Thành phần lấy phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo cấp Vụ và tương đương là toàn thể công chức của đơn vị; đối với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là toàn thể công chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; đối với lãnh đạo Viện nghiệp vụ và tương đương là toàn thể công chức Viện nghiệp vụ và tương đương; đối với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là toàn thể công chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; đối với cấp phòng và tương đương của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là toàn thể công chức của đơn vị để tham gia ý kiến đối với người được bổ nhiệm lại;
c. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến về việc bổ nhiệm lại.
d. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thảo luận, xem xét, bỏ phiếu kín đồng ý bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
Nguyên tắc giới thiệu: Nhân sự được trên 50% số người được triệu tập ở hội nghị đồng ý thì trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại. Trường hợp số phiếu đạt tỷ lệ 50% (không quá bán) số người được triệu tập đồng ý thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% đồng ý thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 14. Quy trình kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu
1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, nhân sự làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ, gửi cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
2. Người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận, xem xét, nếu nhân sự còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biểu quyết bằng phiếu kín.
Nhân sự được đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu đối với nhân sự.
Điều 15. Thẩm quyền, trách nhiệm trong việc bổ nhiệm lại
1. Cấp nào có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm công chức thì có thẩm quyền bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
2. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị có công chức thuộc trường hợp bổ nhiệm lại có trách nhiệm phối hợp với đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ cấp trên rà soát, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại.
1. Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ, chức danh gồm các tài liệu sau đây:
a. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và biên bản kiểm phiếu ở các bước;
b. Nghị quyết của Ban cán sự đảng (đối với chức vụ), Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát (đối với chức danh) hoặc văn bản của lãnh đạo và cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân (nơi không có Ban cán sự đảng) về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại;
c. Văn bản hiệp y của cấp ủy địa phương (đối với chức vụ) theo quy định;
d. Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Thông tư số 06/2023/TT-BNV ngày 04/5/2023 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước;
đ. Bản tự nhận xét, đánh giá 3 năm công tác gần nhất (đối với việc bổ nhiệm); 05 năm (đối với bổ nhiệm lại chức vụ); việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ (đối với việc bổ nhiệm lại chức danh);
e. Nhận xét, đánh giá của lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, đơn vị về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; trong đó thể hiện rõ trong quá trình công tác, nhân sự có sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có); uy tín và triển vọng phát triển trong 3 năm gần nhất (đối với bổ nhiệm), 05 năm gần nhất (đối với bổ nhiệm lại chức vụ); trong nhiệm kỳ (đối với bổ nhiệm chức danh);
g. Nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình;
h. Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị (đối với bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh Kiểm sát viên cao cấp và tương đương);
i. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định (có xác nhận của người kê khai và người nhận kê khai theo quy định);
k. Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị có liên quan đến việc bổ nhiệm lần đầu, trường hợp bổ nhiệm lại chỉ bổ sung văn bằng chứng chỉ mới (nếu có);
1. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
2. Hồ sơ kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu gồm:
a. Tờ trình về việc đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu và biên bản họp kiểm phiếu đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị;
b. Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Thông tư số 06/2023ATT-BNV ngày 04/5/2023 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước;
c. Bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;
d. Nhận xét của cấp ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình;
đ. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;
e. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định (có xác nhận của người kê khai và người nhận kê khai theo quy định).
g. Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị (chỉ bổ sung văn bằng chứng chỉ mới);
h. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
3. Hồ sơ dự thi chức danh, bổ nhiệm lại chức danh gồm các tài liệu quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, 1 khoản 1 Điều này.
* Lưu ý: tài liệu nêu tại điểm d, e, g, i, 1 khoản 1 và điểm b, d, h khoản 2 Điều này không quá 6 tháng tính đến thời điểm xem xét.
ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN, BIỆT PHÁI
1. Căn cứ quy hoạch cán bộ, yêu cầu công tác, phẩm chất, năng lực, sở trường, uy tín và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nguyện vọng của công chức; cấp ủy, cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp xem xét, quyết định điều động công chức thuộc phạm vi quản lý.
2. Việc điều động được thực hiện theo quy trình sau:
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo đơn vị tham mưu tổ chức, cán bộ tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận công chức dự kiến điều động.
- Bước 2: (1) Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi công chức đang công tác về chủ trương điều động (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp số phiếu đạt tỷ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định); lấy đánh giá, nhận xét của cơ quan, đơn vị; xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp theo quy định và hồ sơ nhân sự theo quy định. (2) Gặp công chức để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp công chức bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và đáp ứng yêu cầu điều động nhưng cơ quan, đơn vị (nơi công chức công tác hoặc nơi tiếp nhận công chức) hoặc công chức còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì đơn vị tham mưu về tổ chức, cán bộ tổng hợp, báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
1. Đối tượng
- Công chức được quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp.
- Công chức được luân chuyển để thực hiện chủ trương không giữ chức vụ cấp trưởng quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Việc luân chuyển được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Đề xuất cho chủ trương
Căn cứ vào nhu cầu luân chuyển công chức, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Đảng ủy, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; cấp ủy, lãnh đạo đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ của cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
Bước 2: Đề xuất nhân sự luân chuyển
Căn cứ chủ trương của cấp có thẩm quyền, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ trao đổi với các địa phương, cơ quan, đơn vị để đề xuất nhân sự luân chuyển.
Bước 3: Chuẩn bị đơn vị luân chuyển
Đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ tổng hợp đề xuất của đơn vị có nhu cầu và tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh, nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển.
Bước 4: Đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ trao đổi với các đơn vị liên quan đối với công chức được dự kiến luân chuyển
Đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với cơ quan nơi đi, cơ quan nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định và trao đổi với cán bộ dự kiến luân chuyển. Tổ chức gặp gỡ cán bộ được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; đồng thời, nắm tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.
Bước 5: Đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Hồ sơ luân chuyển như hồ sơ bổ nhiệm.
1. Căn cứ vào yêu cầu công tác, phẩm chất, năng lực, sở trường và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công chức, cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị xem xét việc biệt phái công chức thuộc phạm vi quản lý.
2. Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Thời gian biệt phái nhiều nhất là 3 năm; khi hết thời gian biệt phái thì cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi cử công chức đi biệt phái đánh giá, nhận xét và xem xét, quyết định việc kết thúc hoặc gia hạn thời gian biệt phái đối với cán bộ.
4. Quy trình biệt phái:
- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận công chức biệt phái.
- Bước 2: Gặp công chức để trao đổi về chủ trương biệt phái và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.
- Bước 3: Trình cấp có thẩm quyền theo Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành kiểm sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định số 208/QĐ-VKTC ngày 08/6/2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) xem xét, quyết định.
Điều 20. Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động, luân chuyển, biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
2. Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái, bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
3. Công chức được điều động, biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa được ưu tiên giải quyết trước thời hạn một số chế độ, chính sách.
4. Công chức luân chuyển có thành tích đặc biệt xuất sắc (có sáng kiến, sản phẩm công tác cụ thể được cấp có thẩm quyền công nhận) được xem xét nâng lương trước thời hạn theo quy định của pháp luật; được ưu tiên khi xem xét bố trí công tác sau luân chuyển.
5. Cơ quan nơi đến thực hiện chế độ, chính sách, bố trí nơi ở, hỗ trợ đi lại, sinh hoạt phí (nếu có) đối với cán bộ luân chuyển.
1. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký quyết định ban hành.
2. Quy chế này thay thế các quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, biệt phái đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân tại Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành theo Quyết định số 400/QĐ-VKSTC ngày 17/11/2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Các quy định trước đây trái với Quy chế này bị bãi bỏ.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phổ biến, quán triệt Quy chế này đến toàn thể công chức của đơn vị và tổ chức thực hiện.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái đối với các chức vụ và chức danh Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch thuộc Viện kiểm sát quân sự theo Quy chế này và các quy định có liên quan về quản lý cán bộ của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng.
4. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao để được hướng dẫn./.
QUY TRÌNH BỔ NHIỆM CHỨC VỤ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI
CAO
(Ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển,
biệt phái công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định số
428/QĐ-VKSTC ngày 24/11/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao)
1. Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
a. Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 1)
Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, tập thể lãnh đạo cấp Vụ hoặc tương đương (gọi tắt là lãnh đạo Vụ), cấp ủy của đơn vị được kiện toàn tổ chức hội nghị để thảo luận và đề xuất chủ trương về cơ cấu, số lượng nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện; đánh giá, nhận xét đối với từng nhân sự trong quy hoạch; nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội gửi Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách xin ý kiến trước khi trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định cho chủ trương kiện toàn. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy đơn vị.
b. Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy mở rộng
Sau khi có chủ trương của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo, cấp ủy của đơn vị được kiện toàn phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức hội nghị. Người chủ trì cuộc họp trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của đơn vị để hội nghị thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy, Trưởng phòng và tương đương.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu đồng ý cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% trở lên thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Lãnh đạo Vụ, cấp ủy họp, thảo luận, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, chỉ đạo.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
c. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 2)
Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu nhân sự khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập đồng ý thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Lãnh đạo Vụ, cấp ủy họp, thảo luận, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, chỉ đạo.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này).
Trường hợp nếu kết quả giới thiệu nhân sự ở hội nghị bước này khác với kết quả, giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì lãnh đạo Vụ, cấp ủy họp, thảo luận, báo cáo, giải trình với Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
d. Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị
Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3.
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Kiểm sát viên cao cấp và tương đương, Kiểm sát viên trung cấp và tương đương; Trưởng các đoàn thể của đơn vị.
- Đại diện lãnh đạo Vụ thông báo chủ trương, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công chức, danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.
- Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động.
- Người chủ trì cuộc họp đọc hoặc phân công người đọc bản kê khai tài sản (bản kê khai tài sản gần nhất) và Kết luận xác minh tài sản, thu nhập (nếu có).
- Hội nghị thảo luận và tham gia ý kiến.
- Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
đ. Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 3)
Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2, 3, 4, lãnh đạo Vụ, cấp ủy thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1.
Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, quyết định.
- Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này).
- Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có).
- Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng văn bản đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho ý kiến về việc bổ nhiệm và kết luận về tiêu chuẩn chính trị về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
- Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp xem xét, quyết nghị về việc bổ nhiệm và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định bổ nhiệm.
2. Quy trình bổ nhiệm chức vụ quản lý cấp phòng của cấp Vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
a. Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 1)
Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, tập thể lãnh đạo cấp Vụ và tương đương (gọi tắt là lãnh đạo Vụ), cấp ủy của đơn vị được kiện toàn tổ chức hội nghị để thảo luận và đề xuất chủ trương về cơ cấu, số lượng nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện; đánh giá, nhận xét đối với từng nhân sự trong quy hoạch; nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội gửi Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xin ý kiến trước khi trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định cho chủ trương kiện toàn. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy đơn vị.
b. Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo, cấp ủy mở rộng
Sau khi được sự đồng ý của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo, cấp ủy của đơn vị được kiện toàn phối hợp Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức hội nghị. Người chủ trì cuộc họp trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của đơn vị để hội nghị thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy, Trưởng phòng và tương đương.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu đồng ý cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% trở lên thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Lãnh đạo Vụ, cấp ủy họp, thảo luận, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, chỉ đạo.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
c. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 2)
Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu nhân sự khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập đồng ý thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Lãnh đạo Vụ, cấp ủy họp, thảo luận, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, chỉ đạo.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này).
Trường hợp nếu kết quả giới thiệu nhân sự ở hội nghị bước này khác với kết quả, giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì lãnh đạo Vụ, cấp ủy họp, thảo luận báo cáo, giải trình với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
d. Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị
Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3 (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Trưởng các đoàn thể của đơn vị.
- Đại diện lãnh đạo cấp Vụ thông báo chủ trương, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công chức, danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.
- Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động.
- Người chủ trì cuộc họp đọc hoặc phân công người đọc bản kê khai tài sản (bản kê khai tài sản gần nhất) và Kết luận xác minh tài sản, thu nhập (nếu có).
- Hội nghị thảo luận và tham gia ý kiến.
- Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ chứng kiến (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
đ. Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 3)
Trên cơ sở kết quả tín nhiệm nhân sự ở bước 4, lãnh đạo Vụ, cấp ủy thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Dự kiến phân công người được bổ nhiệm.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1.
Nguyên tắc lựa chọn: Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, quyết định.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ chứng kiến (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này).
Cấp ủy đơn vị có nhân sự được kiện toàn gửi văn bản đề nghị ban Thường vụ Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc kết luận tiêu chuẩn chính trị đối với nhân sự được bổ nhiệm.
Đơn vị có nhân sự được kiện toàn hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm gửi Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định để trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị cho ý kiến trước khi trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định bổ nhiệm.
Lưu ý:
- Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện việc giám sát quy trình thực hiện các bước.
- Về thành phần tham dự hội nghị và ghi phiếu: Nơi không có Trưởng phòng thì cử 01 Phó Trưởng phòng tham gia.
- Hội nghị các bước chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt tham gia.
- Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì lãnh đạo cấp vụ, cấp ủy của đơn vị xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị.
QUY TRÌNH BỔ NHIỆM CHỨC VỤ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP
CAO
(Ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển,
biệt phái công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định số:
428/QĐ-VKSTC ngày 24/11/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao)
1. Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
a. Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 1)
Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tổ chức hội nghị để thảo luận và đề xuất chủ trương về cơ cấu, số lượng nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện; đánh giá, nhận xét đối với từng nhân sự trong quy hoạch; nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội gửi Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách xin ý kiến trước khi trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định cho chủ trương kiện toàn. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
b. Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo, cấp ủy mở rộng
Sau khi có chủ trương của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức hội nghị. Người chủ trì cuộc họp trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của đơn vị để hội nghị thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu đồng ý cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% trở lên thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Lãnh đạo, cấp ủy họp, thảo luận, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, chỉ đạo.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
c. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 2)
Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu nhân sự khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập đồng ý thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao họp, thảo luận, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, chỉ đạo.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này).
Trường hợp nếu kết quả giới thiệu nhân sự ở hội nghị bước này khác với kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, thảo luận, báo cáo, giải trình với Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
d. Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị
Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3.
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Trưởng các đoàn thể của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Kiểm sát viên cao cấp và tương đương.
- Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thông báo chủ trương, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công chức, danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.
- Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động.
- Người chủ trì cuộc họp đọc hoặc phân công người đọc bản kê khai tài sản (bản kê khai tài sản gần nhất) và Kết luận xác minh tài sản, thu nhập (nếu có).
- Hội nghị thảo luận và tham gia ý kiến.
- Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
đ. Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 3)
Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2, 3, 4 lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết bằng phiếu kín.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1.
Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỷ lệ 50% thì người đúng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau đê lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, quyết định.
- Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này).
- Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có).
- Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng văn bản đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho ý kiến về việc bổ nhiệm và kết luận về tiêu chuẩn chính trị về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
- Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp xem xét, quyết nghị về việc bổ nhiệm và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định bổ nhiệm.
2. Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
a. Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 1)
Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, đơn vị tham mưu về công tác cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tham mưu lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tổ chức hội nghị để thảo luận, thống nhất về cơ cấu, số lượng nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện; đánh giá, nhận xét đối với từng nhân sự trong quy hoạch; nhận xét, đánh giá nhân sự nôi trội để xem xét, quyết định cho chủ trương kiện toàn. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
b. Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo, cấp ủy đơn vị mở rộng
Sau khi có chủ trương, lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tổ chức hội nghị. Người chủ trì cuộc họp định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của đơn vị để hội nghị thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu đồng ý cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% trở lên thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Lãnh đạo, cấp ủy họp, thảo luận, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, chỉ đạo.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
c. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 2)
Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu nhân sự khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập đồng ý thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao họp, thảo luận, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, chỉ đạo.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này).
d. Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị
Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3.
Thành phần:
Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Trưởng các đoàn thể Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; các Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương; cấp ủy, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Kiểm sát viên cao cấp và tương đương của đơn vị kiện toàn.
- Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thông báo chủ trương, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công chức, danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.
- Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động.
- Người chủ trì cuộc họp đọc hoặc phân công người đọc bản kê khai tài sản (bản kê khai tài sản gần nhất) và Kết luận xác minh tài sản, thu nhập (nếu có).
- Hội nghị thảo luận và tham gia ý kiến.
- Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
đ. Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 3)
Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao họp thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1.
Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, quyết định.
- Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này).
- Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có).
- Đơn vị tham mưu về công tác cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xây dựng văn bản đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tối cao kết luận tiêu chuẩn chính trị đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm, trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quyết định bổ nhiệm.
a. Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 1)
Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, đơn vị tham mưu về công tác cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tham mưu lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tổ chức hội nghị để thảo luận, thống nhất về cơ cấu, số lượng nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện; đánh giá, nhận xét đối với từng nhân sự trong quy hoạch; nhận xét, đánh giá nhân sự nồi trội để xem xét, quyết định cho chủ trương kiện toàn. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
b. Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo, cấp ủy đơn vị mở rộng
Sau khi có chủ trương, lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tổ chức hội nghị. Người chủ trì cuộc họp định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của đơn vị để hội nghị thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu đồng ý cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% trở lên thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Lãnh đạo, cấp ủy họp, thảo luận, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xem xét, chỉ đạo.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
c. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 2)
Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1
Nguyên tác giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu nhân sự khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập đồng ý thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao họp, thảo luận, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xem xét, chỉ đạo.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này).
d. Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị
Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3.
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Trưởng các đoàn thể của VKSND cấp cao; lãnh đạo, cấp ủy Viện Nghiệp vụ và tương đương, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của đơn vị kiện toàn.
- Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thông báo chủ trương, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công chức, danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.
- Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động.
- Người chủ trì cuộc họp đọc hoặc phân công người đọc bản kê khai tài sản (bản kê khai tài sản gần nhất) và Kết luận xác minh tài sản, thu nhập (nếu có).
- Hội nghị thảo luận và tham gia ý kiến.
- Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
đ. Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị (lần 3)
Lãnh đạo, cấp ủy Viện nghiệp vụ và tương đương họp thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Dự kiến phân công người được bổ nhiệm.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1.
Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau đê lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xem xét, quyết định.
- Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này).
- Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có).
- Đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xây dựng văn bản gửi cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân tối cao kết luận về tiêu chuẩn chính trị đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm, trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quyết định bổ nhiệm.
Lưu ý:
- Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện việc giám sát quy trình thực hiện các bước đối với việc kiện toàn Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
- Về thành phần tham dự hội nghị: Nơi không có Viện trưởng Viện nghiệp vụ thì cử 01 Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ tham dự; nơi không có Trưởng phòng thì cử 01 Phó Trưởng phòng tham dự
- Từng hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt tham gia.
- Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị.
QUY TRÌNH BỔ NHIỆM CHỨC VỤ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP
TỈNH
(Ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển,
biệt phái công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định số:
428/QĐ-VKSTC ngày 24/11/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao)
1. Quy trình bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
a. Bước 1: Hội nghị Ban cán sự đảng, lãnh đạo đơn vị (lần 1)
Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp thảo luận và thống nhất (bằng Nghị quyết), mời đại diện Ban Thường vụ cấp tỉnh tham gia, đề xuất chủ trương về cơ cấu, số lượng nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện; đánh giá, nhận xét đối với từng nhân sự trong quy hoạch; nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội gửi Vụ Tổ chức cán bộ trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị trước khi trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho ý kiến. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
b. Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị mở rộng
Sau khi có chủ trương của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức hội nghị. Người chủ trì cuộc họp trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của đơn vị để hội nghị thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Trưởng phòng và tương đương Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu đồng ý cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% trở lên thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, chỉ đạo.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ, cấp ủy địa phương chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
c. Bước 3: Hội nghị Ban cán sự đảng, lãnh đạo đơn vị (lần 2)
Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu nhân sự khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập đồng ý thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, chỉ đạo.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ, cấp ủy địa phương chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này).
Trường hợp nếu kết quả giới thiệu nhân sự ở hội nghị bước này khác với kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận báo cáo, giải trình với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
d. Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị
Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3.
Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Trưởng các đoàn thể của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Kiểm sát viên trung cấp và tương đương của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
- Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thông báo chủ trương, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công chức, danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.
- Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động.
- Người chủ trì cuộc họp đọc hoặc phân công người đọc bản kê khai tài sản (bản kê khai tài sản gần nhất) và Kết luận xác minh tài sản, thu nhập (nếu có).
- Hội nghị thảo luận và tham gia ý kiến.
- Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ, cấp ủy địa phương chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
đ. Bước 5: Hội nghị Ban cán sự đảng, lãnh đạo đơn vị (lần 3)
Trên cơ sở kết quả các bước 1, 2, 3, 4, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần thực hiện như quy định tại bước 1.
Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị xem xét, chỉ đạo.
- Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Vụ Tổ chức cán bộ, cấp ủy địa phương chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này).
- Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị, xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có).
- Cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi nhân sự công tác gửi văn bản đề nghị cấp ủy có thẩm quyền kết luận tiêu chuẩn chính trị đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm, trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp xem xét, quyết nghị về việc bổ nhiệm và có văn bản hiệp y với cấp ủy địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định bổ nhiệm.
2. Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
a. Bước 1: Hội nghị Ban cán sự đảng, lãnh đạo đơn vị (lần 1)
Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tham mưu, đề xuất Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp thảo luận và thống nhất (bằng Nghị quyết) chủ trương về cơ cấu, số lượng nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện; đánh giá, nhận xét đối với từng nhân sự trong quy hoạch; nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
b. Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị mở rộng
Sau khi có chủ trương, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội nghị. Người chủ trì cuộc họp trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của đơn vị để hội nghị thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Trưởng phòng và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu đồng ý cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% trở lên thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận xem xét, quyết định.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu. Đại diện đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chứng kiến việc kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
c. Bước 3: Hội nghị Ban cán sự đảng, lãnh đạo đơn vị (lần 2)
Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu nhân sự khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập đồng ý thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận xem xét, quyết định.
- Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu (kết quả kiểm phiếu được bố tại hội nghị này).
Trường hợp nếu kết quả giới thiệu nhân sự ở hội nghị bước này khác với kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận xem xét, quyết định.
d. Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị
Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3.
Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Trưởng các đoàn thể của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
- Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thông báo chủ trương, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công chức, danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.
- Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động.
- Người chủ trì cuộc họp đọc hoặc phân công người đọc bản kê khai tài sản (bản kê khai tài sản gần nhất) và Kết luận xác minh tài sản, thu nhập (nêu có).
- Hội nghị thảo luận và tham gia ý kiến.
- Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
đ. Bước 5: Hội nghị Ban cán sự đảng, lãnh đạo đơn vị (lần 3)
Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2, 3, 4, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, tổng hợp nhận xét, đánh giá và giới thiệu nhân sự (bằng Nghị quyết) về việc bổ nhiệm. Dự kiến phân công người được bổ nhiệm.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1.
Nguyên tắc lựa chọn: Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này).
Trước khi thảo luận phải lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị, xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có).
Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự đảng, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân tỉnh văn bản đề nghị gửi cấp ủy khối các cơ quan tỉnh kết luận về tiêu chuẩn chính trị đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm; trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền.
3. Quy trình bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trương Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
a. Bước 1: Đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh rà soát nhân sự đủ điều kiện, tiêu chuẩn
Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, báo cáo và đề xuất chủ trương về cơ cấu, số lượng nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong quy hoạch trình Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
b. Bước 2: Hội nghị Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận, thống nhất về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự (bằng Nghị quyết) để kiện toàn lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội trong số quy hoạch để lựa chọn, giới thiệu ra hội nghị lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
c. Bước 3: Hội nghị lãnh đạo và công chức của đơn vị
Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự
Thành phần: Lãnh đạo, cấp ủy và công chức Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Đại diện Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 2; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu trong 03 năm công tác gần nhất, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.
- Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động.
- Người chủ trì cuộc họp đọc hoặc phân công người đọc bản kê khai tài sản (bản kê khai tài sản gần nhất) và Kết luận xác minh tài sản, thu nhập (nếu có).
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu nhân sự khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập đồng ý thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Lãnh đạo, cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện họp, thảo luận và báo cáo Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu, cấp ủy địa phương, đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chứng kiến (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
d. Bước 4: Hội nghị Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
Trên cơ sở kết quả của bước 3 Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, nhận xét, đánh giá và giới thiệu nhân sự (bằng Nghị quyết) về việc bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 2
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người đạt số phiếu đồng ý cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn giới thiệu bổ nhiệm.
Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị, xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có).
Hội nghị bầu tổ kiểm phiếu và tiến hành ghi phiếu.
Cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gửi văn bản đến cấp ủy cấp huyện kết luận về tiêu chuẩn chính trị đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm theo quy định.
đ. Bước 5: Hiệp y cấp ủy địa phương
Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có văn bản hiệp y với Ban Thường vụ cấp huyện về việc bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Sau khi có văn bản hiệp y của Ban Thường vụ cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có tờ trình đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, bổ nhiệm.
Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có khó khăn về nguồn nhân sự tại chỗ mà nhân sự phải điều động nhân sự từ đơn vị khác đến để đề nghị bổ nhiệm thì Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nhận xét, đánh giá nhân sự trong quy hoạch Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện lựa chọn người nổi trội (lấy phiếu biểu quyết) để đề nghị cấp có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm mà không nhất thiết phải lấy phiếu tín nhiệm theo quy trình (cả ở nơi công tác và nơi dự kiến bổ nhiệm) và chịu trách nhiệm về nhận xét, đánh giá nhân sự theo quy định.
Lưu ý:
- Quy trình các bước nêu trên có sự tham gia của đại diện Vụ Tổ chức cán bộ hoặc đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, giám sát.
- Về thành phần tham dự hội nghị và ghi phiếu: Nơi chưa có Trưởng phòng thì Phó Trưởng phòng tham gia. Nơi chưa có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thì Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phụ trách đơn vị tham dự.
- Từng hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt tham gia.
- Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị.